Dịch viêm phổi cấp Vũ Hán không ngừng lan rộng và hoành hành đã gióng lên một hồi chuông báo động. Trung Quốc đại lục chưa bao giờ thảm thương hơn thế. Ai ai cũng tìm con đường sống trong vô vọng thật sự là cảnh tượng khiến người ta không khỏi xót xa rơi lệ. 

Câu hỏi đặt ra là: Các biện pháp như phong tỏa thành phố, phong tỏa thôn làng, cách ly phòng ngừa… liệu có giúp người ta thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong ôn dịch? Trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết, có thật là không còn cách nào khác nữa chăng?

Tuy nhiên, trong lịch sử đông tây kim cổ, luôn có những người có thể sống sót qua thảm họa hay ôn dịch. Những câu chuyện vượt qua đại nạn một cách thần kỳ như thế thật đáng để chúng ta suy ngẫm. 

Âm đức vô lượng, đẩy lùi dịch bệnh

Trong sách của một nhân sĩ tên là Lưu Khuê, tự Sĩ Nguyên, sống vào thời nhà Minh, từng ghi chép một trường hợp có thể nói là “âm đức vô lượng, Phúc Thần chở che”.

Chuyện kể rằng trước đây từng phát sinh một trận đại ôn dịch. Lúc ấy có ông lão đầu tóc bạc trắng đã dạy cho vị phú ông phương thuốc cứu mạng, yêu cầu ông hãy dùng thuốc ấy để bố thí cho những người mắc bệnh. Tất cả bệnh nhân sau khi uống thuốc đều hoàn toàn bình phục, hơn nữa trong những ngày dịch bệnh hoành hành, người nhà của phú ông cũng không có ai bị nhiễm hay mắc bệnh.

Về sau, một người có công năng nhìn thấy hai con quỷ ôn dịch đi ngang qua cổng nhà của vị phú ông, chúng vừa đi vừa bảo nhau: “Người này âm đức vô lượng, có Phúc Thần chở che, hạng như chúng ta sao dám đặt chân vào được?”.

Việc làm đại thiện của con người sẽ triển hiện ra sức mạnh cao quý, ngay đến quỷ dữ hay ôn dịch cũng đều chủ động tránh xa.

Bác sĩ với tấm lòng vị tha

Năm 2014, virus Ebola bùng phát ở Tây Phi. Đây là một trong những loại virus nguy hiểm nhất cho đến nay, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Chỉ có một số ít bệnh nhân là cải thiện sức khỏe và hồi phục một cách kỳ diệu, bác sĩ Kent Brantly ở Hoa Kỳ là một trong số những trường hợp hy hữu đó.

Bác sĩ Kent Brantly cùng nữ đồng nghiệp là Nancy Writebol bị nhiễm virus Ebola khi đang điều trị cho các bệnh nhân tại Liberia. Vào thời điểm đó, chỉ có một phần huyết thanh trị liệu mang tính thử nghiệm được cấp tốc chuyển đến địa phương, và ông đã trao cơ hội ấy cho Nancy, còn bản thân thì tiếp nhận máu của những bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục mà ông chăm sóc trị liệu trước đó.

Vào ngày 21/8, bác sĩ Brantly và Nancy được xuất viện. Ông phát biểu: “Hôm nay thật là một kỳ tích. Tôi vẫn còn sống, hơn nữa mọi thứ đều ổn và tôi đã được đoàn tụ với gia đình. Tôi rất biết ơn vì điều này”. Ông nói thêm: “Chúa đã cứu sống tôi”. Bà Nancy cũng chia sẻ: “Đây đúng là phước lành mà Chúa ban cho”.

Có lẽ chính bởi tấm lòng vị tha không sợ hãi trước cái chết, cùng với đức tin mãnh liệt vào Chúa đã giúp bác sĩ Brantly luôn giữ bình tĩnh và tự tin khi đối mặt với tử thần. Cuối cùng ông thoát khỏi dịch bệnh và có được một cuộc sống mới.

Bí ẩn trong đại dịch SARS

Hẳn bạn vẫn còn nhớ trận đại dịch xảy ra ở Trung Quốc vào đầu năm 2003. Thời điểm đó, SARS đã quét qua toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc từ nam chí bắc, từ tây sang đông, sau đó lan sang các quốc gia khác trên thế giới, khiến nhiều người tử vong.

Tuy nhiên, đại dịch SARS dường như đang cố tình đùa giỡn với nhân loại. Có những người rõ ràng là ở mãi trong nhà, nhưng chỉ cần một lần tiếp xúc với bên ngoài là họ sẽ mắc bệnh, ngay cả người nhà cũng bị lây nhiễm, trong khi rất nhiều nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu lại tuyệt nhiên bình an vô sự.

Thế là, những người được gọi là chuyên gia y tế đành phải dùng những lý do thật giả lẫn lộn để giải thích. Khi các chuyên gia dự đoán SARS sẽ kéo dài bao lâu, nó lại đột nhiên biến mất sau vài tháng hoành hành, thật khiến người ta thở phào nhẹ nhõm, trong khi vẫn còn rất nhiều vấn đề không sao giải thích được. Và cho đến nay, chúng ta vẫn không biết chính xác nguồn gốc của virus SARS và con đường lây nhiễm của nó là từ đâu.

Năm Hợi 2019 xuất hiện dịch tả lợn, năm Tý 2020 lại có dịch viêm phổi cấp Vũ Hán, hơn nữa mức độ ảnh hưởng còn kinh hoàng hơn cả đại dịch SARS năm xưa. Điều này không khỏi khiến người ta liên tưởng đến dự ngôn trên “Lưu Bá Ôn bia ký”, trong đó có câu: 

Còn có mười nỗi lo trước mắt:

Một là lo thiên hạ loạn lạc liên miên,

Hai là lo đông tây người chết vì đói,

Ba là lo Hồ Quảng (chỉ tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam) gặp tai nạn,

Bốn là lo các tỉnh (ở Trung Quốc) khởi hắc ám từ bọn lang sói,

Năm là lo nhân dân không yên ổn,

Sáu là lo những ngày giữa mùa đông,

Bảy là lo có cơm nhưng không người ăn,

Tám là lo có người nhưng không đồ mặc,

Chín là lo thi thể không có người thu dọn,

Mười là lo tai ách năm Hợi và Tý.

Nếu qua năm đại kiếp, mới là bất lão tiên nơi thế gian”.

Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua thời kỳ dịch bệnh Vũ Hán và được coi là “bất lão tiên nơi thế gian”?

Trên thực tế, văn hóa truyền thống Á Đông là bác đại tinh thâm, sự tình nào cũng đều có mặt tương sinh tương khắc, dẫu dịch bệnh lớn đến đâu, ắt sẽ có phương pháp để ứng phó và khắc chế. Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” đã lưu lại chiếc chìa khóa mở ra hy vọng mới cho nhân loại hôm nay:

“Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa cửu đông [1] tháng Mười.

Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành đại thiện, gặp phải nạn này thì không tính.” 

“Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.

Người người đều khả quan, Ai ai cũng khả truyền.

Có người đem tặng ấn, Chớ có lấy kim tiền.

Người hành thiện được bảo, Kẻ hành ác khó đào.

Kính trọng Trời Đất thần linh phụ mẫu, Quý tiếc giấy chữ ngũ cốc.

Xin hãy khắc ghi…”

Vũ Dương
Theo bài viết của Bình Tâm, đăng trên secretchina.com