Lời tựa:

Vượt lên những thị phi, ân oán giữa phương Bắc và phương Nam, người Việt nhìn vào lịch sử Trung Quốc từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thấy được hầu hết mỗi vương triều nhất thống giang sơn đều sinh ra một vị minh quân hùng tài đại lược, khai sáng hoặc đặt nền móng cho một thời kỳ kinh tế, quân sự, văn hóa toàn thịnh. Ví dụ như triều đại nhà Hán có Hán Vũ thịnh thế, triều đại nhà Đường có Thái Tông Trinh Quán chi trị, triều đại nhà Minh có Thành Tổ Vĩnh Lạc thịnh thế. Họ đã cùng nhau viết nên câu chuyện về những nhân vật phong lưu anh hùng lưu truyền thiên cổ, sáng tạo ra lịch sử văn minh huy hoàng. 

Trong vương triều cuối cùng của Trung Hoa – vương triều Đại Thanh, 13 vị hoàng đế duy trì triều đại suốt 300 năm, trong đó có một người được tôn xưng là “Thánh tổ Nhân hoàng đế”. Thánh Tổ là miếu hiệu, Nhân là thụy hiệu. 

Người Việt Nam một thời đã không còn xa lạ với một vị hoàng đế Trung Hoa qua bộ phim truyền hình dài tập “Khang Hy vi hành”. Tuy vậy, phim ảnh thời hiện đại đã thêm vào nhiều yếu tố nhân tình, hư cấu, khiến cho diện mạo chân thật của nhân vật lịch sử bị che mờ. Khang Hy thật sự là vị hoàng đế có tấm lòng nhân từ và trí tuệ sáng suốt nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc…

Danh xưng hoàng đế cấp cao nhất

Trong ‘Khổng tử gia ngữ’ có viết: “Tổ tiên có công mà tông có đức’. Có thể được tôn xưng là “Tổ” hoàng đế, là bởi thời kỳ đầu bậc quân chủ đó có công khai sáng hoặc làm rạng rỡ cơ nghiệp. “Thánh” có nghĩa là thánh hiền, thần thánh. Trong lịch sử có 4 nhân vật truyền kỳ được tôn hiệu là “Thánh Tổ”. Ngoài Khang Hy đại đế còn có một là Đường Huyền Tông được truy phong là Lão Tử “Đại Thánh Tổ”, hai là Trịnh Mãi Tự của Nam Chiếu quốc thời nhà Đường, vị thứ 3 là Tống Thực Tông được Đạo giáo truy phong là Thần Tiên Triệu Huyền Lãng. 

Trong ba vị này, có hai người là do Hoàng đế truy phong, Thần Tiên siêu phàm nhập thánh, người còn lại là chỉ là tự tôn bản thân lên mà thành. Đức Thánh Tổ của triều đại nhà Thanh là vị hoàng đế duy nhất được phong tặng danh hiệu là nhờ những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp trị quốc hưng bang. Ông cũng là người thực sự xứng đáng với miếu hiệu hoàng đế này. 

Trong “Đại học” có một câu: “Làm bậc quân vương, chỉ có nhân từ”. Nền chính trị nhân từ là lý tưởng chính trị Nho gia cổ đại. Là bậc quân vương, hoàng đế cần có cảnh giới chí cao. Đối với việc đánh giá về vị hoàng đế này, có thể nói người đời sau đã ca tụng ông ở vị trí cao nhất. 

Từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh đến nay, hoàng đế của tất cả các triều đại thường chỉ sử dụng một niên hiệu để tôn xưng trong những năm trị vì. Do vậy vị hoàng đế còn có một danh hiệu được nhiều người biết đến, đó là Hoàng đế Khang Hy. Tên thật của ông là Ái Tân Giác La Huyền Diệp. Từ bề mặt của chữ mà nhìn, niên hiệu Khang Hy là lấy nghĩa từ “Vạn dân an khang, thiên hạ hy thịnh”. Ông cũng là một bậc minh quân có cống hiến to lớn trong lịch sử Trung Hoa, chính là khai sáng một thời đại Khang Ung Càn thịnh thế kéo dài hơn 100 năm.

Thời đại thịnh vượng này là thời kỳ hoàng kim của toàn bộ triều đại nhà Thanh, tạo nên đỉnh cao cuối cùng trong hệ thống vương triều đế quốc Trung Hoa. 

Bức tranh thể hiện một phần của bức “Thịnh thế Tô Châu đồ” do Từ Dương thời nhà Thanh vẽ. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Nguồn gốc của thịnh thế

Hoàng đế Khang Hy là vị hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Thanh, lúc đăng cơ là thời điểm triều đại nhà Thanh Nhập quan năm thứ 18. Là một chính quyền ngoại bang đến, Hoàng đế Khang Hy là người tộc Mãn Châu, có lịch sử như thế nào? Thời điểm quân lâm thiên hạ, tổ tông đã lưu lại cơ nghiệp gì cho Khang Hy? 

Nhà Thanh được xây dựng bởi người Mãn Châu, dân tộc Mãn cổ gọi là dân tộc Nữ Chân, Túc Thận, là một dân tộc xưa nhất sống ở vùng Đông Bắc bộ của Trung Hoa. ‘Sơn Hải Kinh’ có viết: “Bên ngoài biển Đông Bắc… đất đai rất hoang vu, có núi tên là Không Mặn, có nước tên là Túc Thận”. Từ thời đại Thuấn Vũ, nước Túc Thận ở phương Bắc được coi là bộ lạc ngoại tộc, thường phải triều cống cho các bậc quân vương Trung Nguyên, trải qua thời kỳ Tần Hán, Ngụy Tấn vẫn có liên hệ chưa từng bị gián đoạn. 

Đến triều đại Bắc Tống, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt của tộc Nữ Chân đã thống nhất tất cả các bộ tộc, thành lập nên triều đại nhà Kim và bắt đầu lịch sử chinh chiến nhiều năm với Tống, Liêu, Mông Cổ. Đồng thời ông cũng ngưỡng mộ văn hóa Nho gia và phổ biến chính sách Hán hóa, xuất hiện “Thế chương trị thế”. Vào những năm cuối triều đại nhà Minh, chính quyền dân tộc Mãn lại bắt đầu trỗi dậy và kiến lập nên vương triều Mãn Thanh thống nhất. 

Tiền thân của đế quốc Đại Thanh là “Hậu Kim”. Trước thời đại Khang Hy có 3 vị quân chủ là Thái Tổ, Thái Tông, Thế Tổ. Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập bát kỳ, định ra văn hóa người Mãn, lần nữa thống nhất dân tộc Nữ Chân, bắt đầu thành lập nghiệp Vương quân. Thái Tông Hoàng Thái Cực dùng nhân nghĩa trị quốc, định ra tên dân tộc Mãn Châu, sửa quốc hiệu là Thanh, đặt nền móng cho sự nghiệp bá chủ Trung Nguyên. Thế Tổ Phúc Lâm, tuổi còn nhỏ đã được lập làm hoàng đế, thống nhất Trung Hoa, mở ra thời đại nhà Thanh làm chủ thiên hạ. 

Sau những nỗ lực của ba đời đế vương, những gì Hoàng đế Khang Hy được thừa hưởng là một vương triều non trẻ đang chờ đợi hưng thịnh, sinh cơ bừng bừng. Đồng thời, bởi vì triều đại nhà Thanh nhập quan không lâu, Khang Hy đế tuổi còn nhỏ đã lên ngôi, ông phải đối mặt với đất nước không ổn định, trùng trùng điệp điệp hiểm trở. ‘Sử ký Thánh Tổ đời Thanh’ có chép rằng: “Dựa vào Thái Tổ Thái Tông bắt đầu tạo dựng hồng cơ, vừa phòng thủ vừa sáng tạo. Nhớ lại công lao Thế Tổ Chương Hoàng đế khai sáng đại nghiệp, suốt đời ngưỡng mộ”. Hoàng đế Khang Hy đi theo bước chân của tổ tiên, bắt đầu đưa đất nước rộng lớn phát triển nhanh chóng. 

Những cái nhất của Hoàng đế Khang Hy

Nhìn chung về cuộc đời Khang Hy, từ khi bắt đầu đăng cơ, tại vị 61 năm, ông là một vị hoàng đế nắm quyền lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tuổi còn trẻ ông đã thực hiện việc trừ bỏ những quan lại lạm dụng quyền hành, dựa vào mưu trí phi phàm và dũng khí để điều hành triều chính, bắt đầu sự nghiệp chấp chính huyền thoại đặc sắc của mình. Về mặt quân sự, trong nội bộ ông thực hiện bình tam phiên, thống nhất Đài Loan, ngoài đuổi Sa Hoàng, tây chinh Mạc Bắc, đạt được nhiều thành tựu về võ thuật. Về mặt chính trị, ông ngồi xe ra ngoài nghe báo cáo và quyết định sự việc, xây dựng thư phòng ở phương Nam, 6 lần đi tuần phương Nam để thể nghiệm và quan sát tình hình dân chúng, xây dựng quốc thái dân an. Về mặt văn hóa, ông tôn Nho học sùng lễ giáo, tổ chức biên tập và tu sửa sách vở, chiêu nạp hiền sĩ khắp thiên hạ, lãnh đạo giới văn học thời đầu nhà Thanh, giúp cho văn học phát triển hưng thịnh. 

Nhìn ra thế giới, các triều đại nhà Minh và nhà Thanh phải đối mặt với một hình thế mới chưa từng có. Với sự ra đời của Thời đại hàng hải, một nhóm nhà truyền giáo đã đặt chân đến phương Đông, mang theo những tín ngưỡng khác nhau, vật dụng cùng tri thức mà họ mang đến từ phương tây đã tạo nên sự va chạm giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Có người còn được hoàng thất quý tộc coi trọng và mang đến ảnh hưởng lớn cho trong và ngoài cung đình. Hoàng đế Khang Hy văn võ song toàn, đối với văn hóa phương Tây cũng có thái độ cởi mở, đổi mới luật pháp, nghiên cứu tri thức phương Tây nắm giữ như toán học, thiên văn, địa lý, y dược… Chính vì điều này mà hoàng đế Khang Hy trở thành bậc đế vương học rộng tài cao nhất trong lịch sử. 

Hoàng đế Khang Hy đã từng bước trưởng thành và chăm lo việc nước như thế nào để có thể khai sáng thời kỳ Đại Thanh thịnh thế? Chúng tôi sẽ lần lượt đề cập vấn đề này trong những bài viết tiếp theo.

——————————————

Từ Tam A Ca đến Hoàng đế Khang Hy

Văn hóa Trung Hoa là văn hóa thần truyền, hoàng đế của các vương triều Trung Hoa cũng do Thần tuyển chọn. Vì vậy, thời cổ đại hoàng đế được gọi là Thiên tử, tức là con của Trời, giống như được Trời ban cho quyền lực của bậc quân vương. Khi hoàng đế sinh ra thường có những hiện tượng thần kỳ, điềm lành hiện ra, cho thấy chí chỉ của Thượng Thiên. Trong truyện ký lịch sử bậc đế vương, phần lớn ghi lại rằng, trước và sau khi họ sinh ra đều xuất hiện sự việc kỳ dị. Vậy thì, lúc hoàng đế Khang Hy chào đời, trong lịch sử đã xuất hiện hiện tượng kỳ lạ gì? 

Trời tuyển thiên tử

Lúc ta mang thai hoàng đế Thuận Trị có gặp được Trời ban điềm lành, hôm nay Đông phi cũng có điềm lành như vậy, sinh hạ con trai nhất định sẽ được hưởng hồng phúc. – Trích Hiếu Trang văn Hoàng hậu. 

“Tượng Hoàng đế Thuận Trị trong triều đình nhà Thanh”. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Năm Thuận Trị thứ mười một (1654) cũng là năm thứ mười một nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên. Vườn Ngự uyển thuộc Tử Cấm Thành trong Hoàng Cung đã trải qua chiến hỏa thay triều đổi đại, trong tay hoàng đế của triều đại mới, dần dần hiện ra khí độ ung dung tôn quý của hoàng gia. Giờ Tỵ ngày 18 tháng 3 Hoàng Lịch cũng xuất hiện hiện tượng thời tiết canh tân, tiếng trẻ sơ sinh khóc vang vọng cung Cảnh Nhân trong Tử Cấm Thành, tam hoàng tử, con trai thứ 3 của hoàng đế thứ hai của nhà Thanh, Thuận Trị, đã chào đời. 

Tam A Ca do thứ phi Đông Thị sinh ra tại Tử Cấm Thành. Đông Thị không phải là chính cung cũng không phải người tài giỏi. Tuy vậy, khi Tam A Ca chào đời lại là chuyện đại hỷ. Hai a ca trước, Đại A Ca chết yểu khi mới 2 tuổi, Nhị A Ca có một mắt bị tật. Còn Tam A Ca lại thật khác người bình thường, khi chưa chào đời đã có điềm lành báo trước. 

Trước đó, Đông phi đến Từ Ninh cung để thỉnh an Thái hậu. Ngay lúc đó, Thái hậu chính là Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, người nổi tiếng trong lịch sử, bà cả đời đã bồi dưỡng thành công 2 đại hoàng đế, được 3 triều đại tôn vinh, hơn nữa bà cũng không tham luyến quyền lực và có đóng góp vô cùng to lớn cho việc mở đầu thời kỳ Đại Thanh thịnh thế. Bà chính thức trở thành quốc mẫu của vương triều nhà Thanh. Ngày hôm đó, lúc Đông phi đang xin phép ra về, Hiếu Trang phát hiện thấy trên vạt áo của bà có Thần long quấn quanh. Sau khi hỏi ra mới biết Đông phi đang mang thai. 

Thái hậu vô cùng vui mừng, bởi vì khi bà mang thai cũng nhìn thấy Thần long bay lượn quanh mình, hơn nữa còn tỏa ra ánh sáng chói lòa màu đỏ. Sau đó bà liền sinh hạ hoàng tử, tức là hoàng đế Thuận Trị. Thái Hậu biết rõ Đại Thanh lại xuất hiện một quý tử giáng sinh tạo dựng nên tiền đồ xán lạn, liền mở lời tiên đoán: “Tương lai sinh con ắt có hồng phúc!” 

Quả nhiên, lúc Đông phi sinh nở, hương thơm lạ lùng tràn ngập khắp phòng trong nội cung, mãi vẫn không tản hết. Hào quang ngũ sắc tràn đầy nơi cung đình, giống như cùng mặt trời tranh nhau phát sáng. Ngay lúc đó, cung nữ nội thị tận mắt chứng kiến cảnh tượng này đều cảm thấy vô cùng kỳ lạ. 

Sau khi Tam A Ca chào đời, sách sử ca ngợi dung mạo của ông: “Trời sinh có dáng vẻ bề ngoài kỳ vĩ, khí phách hiên ngang. Đôi mắt đen sáng, sống mũi cao thẳng, tai lớn tiếng to, ngang dọc trời đất mà đi”. Có thể nói, tiểu hoàng tử là một người anh tuấn uy nghiêm, khí chất thanh cao: hai con ngươi trong mắt như mặt trời rủ xuống, làm lộ ra sống mũi cao như núi, tai rộng, tiếng nói lớn, tất cả tạo nên dáng vẻ của người trời sinh thông minh, đúng là tướng mạo 100% của một vị đế vương. 

Thời gian không lâu sau khi chào đời, thời cơ đã đưa ông trở thành vị hoàng để khi mới 8 tuổi. Vị tiểu hoàng đế này đúng như kỳ vọng của Thái Hậu, ông lấy niên hiệu là “Khang Hy” và bắt đầu 61 năm kiếp sống quân vương. Trong hơn 60 năm, Hoàng đế Khang Hy đã lãnh đạo quần thần Hán Mãn vượt qua giai đoạn đầy biến động của một vương triều non trẻ, dựa vào thành tựu phi phàm về văn hóa, giáo dục, võ công cùng hùng tài đại lược mà khai sáng thời kỳ hơn 100 năm Khang Càn thịnh thế trong 300 năm triều đại nhà Thanh làm chủ thiên hạ. 

Tác giả: Tiểu tổ văn hóa – Epoch Times
San San biên dịch