Chúng sinh dân tộc từng triều đại trước đến Trung Nguyên kết duyên, diễn xong màn kịch liền rời khỏi Trung Thổ. Tuy rằng hậu thế gọi họ là Man, Nhung, Di, Địch vân vân, kỳ thực phần lớn họ là hậu duệ Thần Châu Trung Thổ.

Khuấy động Phong Vân tạo phúc trạch tứ phương

Đại Đường có thể nói là một triều đại dẫn đầu về khuấy động phong vân, khí thế bừng bừng trong lịch sử Trung Quốc. Thái Tông đã dẫn dắt hoàng triều trên mảnh đất Trung Nguyên thành một quốc gia cường thịnh nhất thế giới. Dân tộc và nước lân bang cũng phải nhớ mãi không quên, bởi vì họ cũng đều là hậu duệ của thánh vương thời thượng cổ. Chúng sinh dân tộc từng triều đại trước đến Trung Nguyên kết duyên, diễn xong màn kịch liền rời khỏi Trung Thổ. Tuy rằng hậu thế gọi họ là Man, Nhung, Di, Địch vân vân, kỳ thực phần lớn họ là hậu duệ Thần Châu Trung Thổ. Để giữ cho những chúng sinh được che chở dưới bóng mát của văn hóa thần truyền Trung Hoa, các nhân vật anh hùng thiên cổ đều chăm sóc che chở chưa bao giờ từ bỏ họ. 

Văn hóa phần lớn là thông qua lưu truyền tôn giáo, thông thương buôn bán, thậm chí là cả thực hiện chiến tranh mà truyền bá. Giết giết đánh đánh mang theo tư tưởng, giáo hóa, văn học nghệ thuật, kỹ thuật… tới vùng đất địa khu và quốc gia mới. Cùng với văn hóa thần truyền Trung Hoa lâu đời hướng đến Trung Thổ, đồng thời cũng luôn nhìn về vùng đất Thần Châu này, thông qua đủ loại phương thức thậm chí không tiếc trực tiếp xâm chiếm Trung Nguyên hoặc mong muốn làm chủ Trung Nguyên một lần nữa, để có được tinh túy văn hóa thần truyền, không đánh mất mối liên hệ và cơ duyên đã kết nối qua nhiều đời.  

Vào thời nhà Đường, “Chức cống đồ’ do Diêm Lập Bản vẽ vào thời Đường Thái Tông, Trảo Oa quốc, khu vực Đông Nam có 2 nước là Bà Lợi quốc và La Sát quốc tới tiền triều tiến cống. Trên đường đi lại kết hợp thành đội nhóm tiến cống với Lâm Ấp quốc. Vào năm Trinh Quán thứ 5, họ cùng đến Trường An. Trong bức họa cho thấy “Địa phương khác biệt hiến vật quý, muôn phương triều bái”. Bức vẽ hiện được lưu tại bảo tàng cố cung Đài Bắc. (Ảnh: phạm vi công cộng).

Trong thời Trinh Quán, Thái Tông tiếp tục theo Hán Vũ Đế mở đường hướng đến Tây Vực, bắt đầu giao lưu trao đổi giữa Đông Thổ và Tây Vực về các lĩnh vực như văn hóa, mậu dịch, tôn giáo, kỹ thuật cùng các phương diện khác. Ông cũng tiếp tục mở rộng phát triển đến Tây Vực, nhờ vậy mà bậc quân vương thế giới là Thành Cát Tư Hãn có thể đánh thông đại lục Âu Á, đặt định cơ sở trải đường cho các công trình kiến trúc bậc nhất thế giới của Châu Âu, đồng thời Nam chinh Bắc thảo, bình định tứ phương, giúp cho khắp nơi trên thế giới được hưởng ân huệ phúc lành văn hóa thần truyền của Trung Hoa. 

Khí thế nuốt vạn dặm

Năm Trinh Quán là thời kỳ nhà Đường khai mở biên giới hùng mạnh nhất, đồng thời cũng là thời kỳ có nhiều chiến công nhất. Nhà Đường liên tiếp dụng binh giành được thắng lợi trước Đông Đột Quyết, Thổ Phồn, Thổ Cốc Hồn, Cao Xương, Yên Kỳ, Tây Đột Quyết, Tiết Duyên Đà, Cao Cú Lệ, Quy Tư, thậm chí cả đối với Ấn Độ. Những thắng lợi này đã đặt định cơ nghiệp 300 năm của Đại Đường. Với khí thế hừng hực thời đó đã thúc đẩy hình thành sáng tác thơ về ‘Chủ đề Biên tái’ của thơ Đường. Tiêu biểu như:

“Hán gia tinh xí mãn Âm sơn, bất khiển Hồ nhi thất mã hoàn. Nguyện đắc thử sinh trường báo quốc, hà tu sinh nhập Ngọc Môn quan?”

(Dịch nghĩa: Cờ xí nhà Hán cắm đầy trên núi Âm sơn, khiến không một con ngựa nào của người Hồ dám trở lại. Nếu nguyện đem thân báo đền tổ quốc lâu dài, thì đâu cần cứ phải tới Ngọc Môn quan?).

“Đại mạc phong trần nhật sắc hôn, Hồng kỳ bán quyển xuất viên môn, tiền quân dạ chiến thao hà bắc, đĩ báo sinh cầm thổ cốc hồn”.

(Dịch nghĩa: Đại mạc phong trần sắc chiều hôm, Hồng kỳ cuốn nửa dục lên đường. Thao Hà đêm trước vừa giao chiến, đã bắt sống vua Thổ Cốc Hồn).

“Thanh Hải trường vân ám tuyết san, cô thành dao vọng Ngọc Môn quan. Hoàng sa bắc chiến xuyên kim giáp, bất phá Lâu Lan chung bất hoàn”.

(Dịch nghĩa: Thanh Hải dải mây dài bao phủ núi tuyết, thành luỹ chơ vơ thấy xa xa là Ngọc Môn quan. Đánh hàng trăm trận trên sa mạc cát vàng này, mòn cả áo giáp, chưa dẹp tan giặc Lâu Lan thì chưa về).

“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi. Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”.

(Dịch nghĩa: Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly, muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa. Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười, xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu).

Những vần thơ hùng hồn này chính là mong muốn hậu thế không còn chiến tranh, quan tâm nhiều hơn tới văn hóa giáo dục, thậm chí đã khiến cho tinh thần thượng võ thời cổ đại của Trung Quốc bị thất truyền. Nhất là vào năm Trinh Quán, đế quốc Đại Đường xuất kích tứ phương, tư thế hào hùng, khí thế nuốt chửng vạn dặm.   

Ngọc Môn quan

Tiêu diệt Đông Đột Quyết

Trong các triều đại Tùy và Đường, do người A Nhĩ Thái sinh sống ở vùng núi phụ cận đã nhanh chóng nổi dậy, chỉ trong thời gian ngắn A Sử Na Đột Quyết đã thống nhất phần lớn các bộ lạc của Đột Quyết, trở thành Hãn quốc Đại Đột Quyết, phía Đông vượt qua dãy núi Hưng An, phía Tây tiếp cận biển Đạt Lý, phía Bắc tiếp giáp với Bắc Hải, phía Nam tiếp giáp với Trung Thổ. Tuy nhiên không lâu sau đó, Đại Đột Quyết bị chia cắt thành hai, lấy núi A Nhĩ Thái làm mốc phân biên giới, tạo thành Tây Đột Quyết, định đô tại lưu vực sông Y Lê, khống chế toàn bộ khu Trứ Tháp Lý Mộc Bồn và các nước nhỏ ở vùng trung sông. Phần đất còn lại thuộc về Hãn quốc Đông Đột Quyết. 

Vào tháng 8 năm Võ Đức thứ 9 ( năm 626), lúc đó là thời điểm Thái Tông mới vừa đăng cơ, Khả hãn Hiệt Lợi của Đột Quyết thừa lúc triều đại nhà Đường có biến đổi về ngôi vị đế vương, nhiều việc cần xử lý, tài chính khó khăn, đã xuất 10 vạn đại quân xâm chiếm Quan Trung. Quân tiên phong tiến thẳng tới tận Võ Công, Cao Lăng, chiếm cứ vùng đất rộng lớn. Kinh sư Trường An lúc đó đặt vào trạng thái giới nghiêm. Ngày 8 tháng 8, Hiệt Lợi dẫn quân tiến đến cầu Tạm (tức là cầu Vị Kiều) hướng đến Bắc Kinh, phái chủ tướng là Chấp Thất Tư Lực đột nhập vào kinh thành uy hiếp và nghe ngóng tình hình. Lúc này Thái Tông đã nhốt thủ lĩnh Chấp của Đột Quyết, dẫn Cao Sĩ Liêm, Phòng Huyền Linh cùng những người khác, ngồi lên 6 con ngựa đi tới phía Nam cầu Tạm bắc qua sông Vị Thủy, nói chuyện với Hiệt Lợi, trách cứ Hiệt Lợi với tội trạng làm trái hiệp ước mà cho quân tiến xuống phía Nam, phía sau Thái Tông bố trí dàn quân bảo vệ kết thành trận thế, để tăng thêm thanh uy. Thái Tông nghĩa chính từ nghiêm, không hề sợ hãi, đội quân tinh nhuệ của nhà Đường đã mặc giáp sắt, đội hình mạnh như vậy, Hiệt Lợi thấy cảnh tượng này mà cảm thấy quá sợ hãi, đành phải xin cầu hòa. Thái Tông đã đồng ý với yêu cầu của Hiệt Lợi, hai quân lần lượt thu binh. Ngày hôm sau, Thái Tông cùng Hiệt Lợi ở trên cầu Tạm, trảm bạch mã, cử hành nghi thức ký kết hiệp ước liên minh. Hiệt Lợi tức thì dẫn binh trở lại Tái Bắc đóng quân.  

Hai bên nghị hòa, “các tướng sĩ tranh giành thỉnh chiến”, nhưng mà Thái Tông không đồng ý. Thái Tông tự mình hạ lệnh cho Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Tịnh chờ ở con đường phía sau quân Đột Quyết với tư cách phối hợp tác chiến. Như Thái Tông nói: “Quân mai phục đón ở phía trước, đại quân đuổi theo phía sau, khôi phục dễ như trở bàn tay”. Thái Tông đã thực hiện việc chuẩn bị ứng chiến. “Sở dĩ không chiến là bởi ta mới lên ngôi, quốc gia còn chưa yên, dân chúng còn nghèo, cho nên lấy yên ổn để vỗ về”. Mặt khác, Thái Tông lại nhìn thấy “quân Đột Quyết tuy nhiều mà không mạnh, ý chí quân thần chỉ chạy theo tiền bạc”. Ngày Hiệt Lợi dẫn theo quân binh vào cầu Tạm, ông ta đã phái tâm phúc Chấp Thất Tư Lực làm sứ giả tới gặp Thái Tông, đồng thời cũng là để quan sát tình thế. Thái Tông dẫn theo Cao Sĩ Liêm, Phòng Huyền Linh và những người khác ngồi lên 6 con ngựa tiến về phía trước cầu Tạm, đầu tiên là cùng Hiệt Lợi nói chuyện một mình, Tể tướng lo rằng ông quá khinh địch, “giữ ngựa cố khuyên ngăn”, định khuyên can. Lúc này Thái Tông lại tin tưởng hơn nữa, nói: “Ta tính toán đã kỹ càng rồi, không phải điều khanh có thể thấy… Chế phục Đột Quyết, là ở một lần này”. (Trích trong ‘Tư trì thông giám’). Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 8, thực hiện trảm bạch mã ký kết liên minh trên cầu Tạm, sau đó Hiệt Lợi lui binh. Mặc dù đã ký hiệp nghị lui binh nhưng vương triều Đại Đường với tư cách là chủ sân khấu Hoa Hạ, Hiệt Lợi phạm thượng phân chia, theo lý khó dung. 

Bức tranh Lý Tịnh trong bảng ‘Trăm vị anh hùng’ do Vương Song Khoan vẽ (Vương Song Khoan cung cấp)

Vào năm Trinh Quán thứ nhất (năm 627), bên trong nội bộ của Đông Đột Quyết đã xảy ra xung đột. Tiết Duyên Đà, Hồi Hột, Bạt Dã Cổ, Đồng La cùng các bộ lạc bắt chước thay đổi cải biến quốc gia, bất mãn không theo lệnh hành chính để phản đối Hiệt Lợi khả hãn, lập Tiết Duyên Đà làm khả hãn. Khả hãn Đột Lợi cũng âm thầm liên hệ với nhà Đường, cùng đối đầu với Hiệt Lợi. Vào tháng 8 năm Trinh Quán thứ 3 (năm 629), Thái Tông đã bổ nhiệm Lý Tịnh, Lý Thế Tính, Sài Thiệu, Lý Đạo Tông cũng những người khác làm chỉ huy quân, xuất binh chinh phạt Đông Đột Quyết. Tháng 3 năm Trinh Quán thứ 4 (năm 630), Lý Tịnh thống lĩnh 3000 tinh kỵ binh thừa dịp đêm tối đánh hạ nha trước của Hiệt Lợi ở Định Tương, Hiệt lợi buộc phải rút lui về hướng bắc tới Thiết Sơn. Lý Tịnh tiếp tục thừa thắng xông lên, dùng một vạn tinh binh tập kích Âm sơn lúc nửa đêm, bắt sống Hiệt Lợi, một trận chiến giúp trời đất yên bình.  

Quân Đường tấn công Định Tương, tiêu diệt quân Đột Quyết, bắt sống Hiệt Lợi, là một chiến công hiển hách nhất trong cuộc chiến biên cương của triều Đường trong lịch sử. Hiệt Lợi bị bắt đưa đến Trường An. Nhà Đường thiết lập vùng đất cũ của khả hãn Đột Lợi thuộc Đông Đột Quyết thành châu phủ đô đốc Thuận, Hữu, Hóa, Trường, lãnh địa cũ của Hiệt Lợi phân thành phủ đô đốc Định Tương, và phủ đô đốc Vân Trung. Vậy là giải được mối lo Phương Bắc. Thắng trận này đã khiến cho uy danh Đại Đường tăng lên như vũ bão đến nỗi các bộ tộc thù địch xung quanh cũng run sợ. 

Bản đồ lãnh thổ của nhà Đường dưới thời trị vì của Hoàng đế Thái Tông, Mạc Nam đã được đưa vào lãnh thổ của nhà Đường. (Nine Qiaozai / Wikipedia)

Lúc ban thưởng cho Lý Tịnh, Thái Tông nói: “Tích lý lăng đề bộ tốt ngũ thiên, bất miễn thân hàng hung nô, thượng đắc danh thư trúc bạch. Khanh dĩ tam thiên khinh kỵ, thâm nhập lỗ đình, khắc phục định tương, uy chấn bắc địch, thực cổ kim vị hữu”. Ý tứ là ‘Năm đó Hán Lý Lăng dẫn 5000 sĩ tốt tiến đánh, cuối cùng cũng phải đầu hàng dân tộc Hung Nô, nhưng lại được lưu tên sử sách. Khanh chỉ dùng có 3000 kỵ binh nhẹ, tiến vào lãnh thổ của kẻ địch, thu phục Địch Tương, uy chấn quân địch phương Bắc, thực cổ kim chưa từng có. Phong Lý Tịnh làm Đại Quốc Công. 

Đến thời điểm này, Mạc Bắc đã bị Tiết Duyên Đà chiếm đóng, còn lãnh thổ khác của Đông Đột Quyết được thêm vào bản đồ địa chính nhà Đường. Đồng thời, vùng đất này cũng được phân thành các phủ đô đốc Thuận Châu, Dụ Châu, Hóa Châu, Trường Châu, Định Tương, Vân Trung. Bởi vậy mà lãnh thổ quốc gia đã được mở rộng tới tận núi Âm tiến về phía bắc 600 dặm, Mạc Nam thuộc về phạm vi thế lực của nhà Đường. Thái Tông không giết chết Hiệt Lợi mà để ông ta sống nốt quãng đời còn lại tại Trường An. Sau đó Đột Lợi quy hàng, được phong làm Bắc Bình quân vương. Các tướng của Đột Quyết là Chấp Thất Tư Lực, A Sử Na Đỗ Nhĩ, A Sử Na Tư Ma Dĩ và Khế Bật Hà Lực tất cả đều quy hàng, đều được Thái Tông trọng dụng. Con trai của Tiết Duyên Đà là Trân Châu khả hãn cũng thượng tấu biểu thị quy thuận. 

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch