Con người vì sao muốn tu luyện? Tu luyện sẽ mang đến điều gì tốt đẹp? Tu luyện như thế nào? Nỗi thống khổ của sinh lão bệnh tử luân hồi khiến người ta bắt đầu nghĩ đến tu luyện. Những ghi chép về cổ nhân tu luyện thành Thần tiên có không ít, trong đó, chuyện về Đinh Dã Hạc tu thành tiên cũng có lưu lại trong truyền thuyết. 

Đinh Dã Hạc đã đưa hàng chục người bay qua hàng trăm dặm trong nháy mắt từ Hàng Châu đến Tô Châu để xem Lễ hội hoa đăng. Ông trước khi tọa hóa cũng lưu lại đôi câu thơ thể hiện mấu chốt để tu tiên. 

Tỉnh ngộ: Nhân sinh quá ngắn ngủi

Ngày xưa, trên đỉnh Ngô Sơn (phía đông nam Hồ Tây thành Hàng Châu, Chiết Giang) có một vị Thần tiên, đó là Đinh Dã Hạc. Đinh Dã Hạc nguyên là Cô Dũng Tượng sống ở bắc Trang Giá Kiều, làm sao có thể muốn tu luyện mà tu đạo thành tiên được? Người thường đã quen với vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử của nhân sinh, nhưng Đinh Dã Hạc lại có cảm xúc đặc biệt, muốn tìm đến một con đường giải thoát, tìm đến một đối sách.

Đinh Dã Hạc có một người bạn thân, thân thể cường tráng, từ bé chưa bao giờ ốm đau; nhưng một ngày nọ, ông bạn đột ngột đổ bạo bệnh và qua đời.

Đinh Dã Hạc thở dài: “Thọ mệnh của con người ngắn quá! Ai cũng cho rằng sống đến 60, 70 tuổi là chuyện thường tình, nhưng sao một Hán tử khỏe mạnh cường tráng như vậy có thể đột nhiên đổ bệnh mà chết, nháy mắt đã xuống tới Âm Tào địa phủ của Diêm Vương lão da? Kỳ cục quá!

Ông đã cảnh ngộ sâu sắc: “Ai mà biết được, trường bệnh này sẽ không làm hại chính thân tôi. Ai có thể cho tôi một tấm phiếu đảm bảo rằng tôi nhất định sẽ sống đến 60 hoặc 70 tuổi? Sinh mệnh giống như Hỏa tinh bất ngờ đâm vào đá, như ánh chớp trên bầu trời, có thể giữ được bao lâu đây? Bạn tôi ông ấy mất rồi, tôi chẳng lẽ cũng sẽ chết như vậy ư? Chẳng bằng vứt bỏ cuộc mưu sinh nhỏ nhặt này, xả bỏ gia thất, đi tìm kiếm một phương pháp trường sinh bất lão, tự thụ ích, nếu so với một người Hán đoản mệnh chẳng phải đắc được rất nhiều hơn sao?”

Thể ngộ triệt để như vậy khiến ông kiên định hạ quyết tâm, Đinh Dã Hạc đã thực sự vứt bỏ cuộc mưu sinh của bản thân, tìm đến Ngô Sơn trên Thụy Thạch Sơn. Lúc đó “Động Dương Tử” đang ẩn cư trên Thụy Thạch Sơn, lấy pháp danh là Từ Hoằng Đạo. Ông từng đắc được bí quyết tu hành của tiên nhân Trương Tử Dương truyền dạy, khổ tâm tu luyện, cuối cùng đắc được Đạo pháp. Khi ông 83 tuổi, đã lưu lại danh ngôn “Bất ly bản tính tức Thần tiên”; sau khi tắm gội thay y phục, ông ngồi đọc tụng Kinh thư rồi tọa hóa.

Đinh Dã Hạc may mắn được Từ Hoằng Đạo ở Thụy Thạch Sơn truyền thụ Đạo pháp, tu hành rất nhiều năm, nhưng mọi người đều không biết bản sự của ông. Ông chỉ xuống núi mỗi tháng một lần, đến khu vực trước cửa Quan Hạng Khẩu tụng kinh, nhận được bố thí ngũ cốc của vài chục gia nhân đại hộ Đỗ Thị. Tuy nhiên, ông không nhận nhiều, cũng không tích trữ lương thực.

Bay đến Tô Châu để xem hoa đăng

Cảnh đêm Tô Châu (Ảnh: Shutterstock)

Một năm vào dịp Tết Nguyên Tiêu, vài chục thí chủ ở Quan Hạng Khẩu hẹn nhau cùng đến am của Đinh Dã Hạc để bố thí ngũ cốc. Đinh Dã Hạc nhờ những người trong am làm cơm chay khoản đãi các thí chủ.

Sau khi ăn xong, các thí chủ đã bàn tán sôi nổi. Có người nói: “Lễ hội hoa đăng Tết Nguyên Tiêu của chúng ta bất quá cũng tàm tạm thôi. Nghe nói Lễ hội hoa đăng Tô Châu mới là thiên hạ hạng nhất, không biết làm cách nào mới hay, tốt?”

Các thí chủ đều rất mong muốn được ngắm cảnh hoa đăng ở Tô Châu. Đinh Dã Hạc liền nói: “Chư vị thí chủ, muốn xem hoa đăng ở Tô Châu có gì khó? Chư vị chỉ cần làm theo cách tôi bảo, liền có thể đi xem!”

Những các thí chủ đều không tin và nói: “Sư phụ Đinh, ông bắt đầu trêu chúng tôi! Chúng tôi chỉ nghe nói Diệp Thiên Sư Diệp Pháp Thiện đã từng đưa Đường Minh Hoàng lên không trung xem hoa đăng, bây giờ sao có thể xuất hiện một Đinh Thiên Sư khác?”

Đinh Dã Hạc nói: “Talà có pháp thu nhỏ địa. Thời cổ đại có vị thần tiên tên Phí Trường Phòng đã truyền hạ pháp thu nhỏ địa, nó giúp ông ấy thiên lý vạn lý đều trong tầm mắt. Tôi đã học được pháp này. Chư vị chỉ cần nhắm mắt lại là được. Bất quá, chỉ nghe tiếng gió rít vù vù bên tai, nhưng chư vị nhất định không được mở mắt, nếu không sẽ lập tức rơi từ trên trời xuống!” 

Vì vậy, mọi người tất cả mọi người nhắm mắt lại. Lúc này, Đinh Dã Hạc niệm niệm câu gì đó và hét lên một tiếng: “Nhanh!” Chúng nhân quả nhiên nghe thấy tiếng gió rít bên tai. Trong phút chốc, tiếng gió đã ngừng lại, lại nghe thấy Đinh Dã Hạc hét lên một tiếng: “Mở mắt!”

Mọi người mở mắt ra, thấy quả nhiên thân đã ở thành Tô Châu rồi! Lúc này, Đinh Dã Hạc đã biến mất tung ảnh.

Cảnh Tô Châu (Shuttlelock)

Hóa ra lúc đó Đinh Dã Hạc đã phi thân về Ngộ Sơn. Ông đến nhà của những vị thí chủ để báo tin: “Thí chủ đã đến Tô Châu để xem hoa đăng. Đến canh ba, tôi sẽ mang họ về nhà. Xin đừng lo lắng về điều đó!”

Đinh Dã Hạc đến tận nhà từng thí chủ báo xong, rất nhanh lại bay đến thành Tô Châu và tìm tất cả thí chủ. Họ đã đến thăm nơi náo nhiệt nhất ở thành Tô Châu, mua rất nhiều đồ ăn ngon và quà bánh ở Tô Châu, hứng thú thưởng ngoạn. Lúc này, Đinh Dã Hạc làm lại như khi đưa đến, đưa chúng nhân về nhà.

Khi những thí chủ đã về đến nhà, người nhà đều hỏi: “Sư phụ Đinh vừa rồi mới qua đây, nói rằng các người đều đi Tô Châu xem hoa đăng. Đúng vậy sao? Sư phụ Đinh không nói đùa chứ?”

“Ngàn lần chân thật, cả nhóm chúng tôi đã được đến Tô Châu!” Hàng chục thí chủ đều nói như vậy, và họ cũng khoe những quà bánh và món ngon mà họ mang về từ Tô Châu. Lúc này mọi người mới minh bạch, sư phụ Đinh thực sự là một vị Thần tiên có thể cưỡi mây bay sương mù! Người nhà đều sửng sốt: “Chúng ta sống lâu như vậy bên một vị Thần tiên, vậy mà chẳng biết gì, quả là người trần mắt thịt!”

Tọa hóa thành Tiên

Ngày hôm sau, mỗi gia đình chuẩn bị một lễ vật đến am để bái Đinh Dã Hạc làm sư, muốn học những pháp thuật thần tiên của ông.

Họ khẩn cầu: “Sư phụ Đinh, ngài đúng là một vị thần tiên hạ phàm đang sống, sao lại giấu đầu lộ đuôi, nhất định không cho chúng con biết? Chúng con mới biết chuyện, đều muốn đến bái ngài làm thầy, muốn theo ngài học chút pháp thần tiên. Ngài còn có công phu thần kỳ nào, có thể cho chúng con xem xem chút không?”

Đinh Dã Hạc cười nói: “Ta cũng có thể hóa hạc!”

Chúng nhân đều hỏi: “Làm thế nào để hóa ra nó? Hãy làm cho chúng con xem!”

Vì vậy, Đinh Dã Hạc đã cắt hàng chục con hạc giấy bằng kéo. Sau đó, chỉ thấy ông niệm niệm một từ trong miệng, hít một hơi và kêu lên: “Biến!”

Đột nhiên, những con hạc giấy đó biến thành những con hạc thật, kêu quạc quạc và bay lên không. Chúng nhân thấy vậy liền đi bắt hạc. Nhưng bắt được không dễ, khi tóm vào tay nó chỉ là hạc giấy.

Trong lúc chúng nhân tranh nhau bắt hạc, Đinh Dã Hạc lặng lẽ tọa hóa mà đi, khiến người người có mặt ở đó đều bàng hoàng.

Thuận nghịch lưỡng câu vong, hư không trấn trường tịch

Sau đó mọi người mới biết, Đinh Dã Hạc mấy ngày trước đã viết mấy câu thơ lưu lại cho người vợ Vương Thị:

Lãn tán lục thập tam, diệu dụng vô nhân thức
Thuận nghịch lưỡng câu vong, hư không trấn trường tịch

Khi chồng bà lên núi đi tu luyện, Vương Thị không tin bất cứ chuyện Thần tiên gì, chỉ đến khi chồng mình tọa hóa mà đi, bà mới biết chồng mình đã chân thực tu thành Thần tiên. Chân thân của Đinh Dã Hạc sau khi tọa hóa, vẫn ngồi đả tọa ngay ngắn như khi còn sống. Vương Thị dùng vải gói ghém chân thân của chồng, mang đến am Ngộ Sơn, hàng ngày hương hỏa cúng phụng. Còn bản thân bà lấy danh là Vương Thủ Tố, cũng làm một nữ đạo sĩ, từ đó, hai mươi năm không rời núi Ngộ Sơn. Sau đó, chính bà cũng tu thành tiên nữ rồi đi.

Pháp tu đạo thành tiên của Đinh Dã Hạc thường nhân không cách nào biết được, tuy nhiên, từ hai câu thơ mà ông lưu lại “Thuận nghịch lưỡng câu vong, hư không trấn trường tịch”, hậu nhân có thể tìm ra manh mối của tu luyện. Trong nhân thế, cho dù thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng không sao, người tu luyện cần tu cái tâm, không khởi động tĩnh; Bất quản tu luyện cần trải qua bao nhiêu năm tháng, con đường tu hành tịch mịch, đều cần có thể bảo trì sự kiên trì. Đương nhiên, tu luyện cũng có khác biệt tầng thứ, tu thành chính quả chân tiên, không nhập luân hồi, mới tính là có thành tựu. Tu Đạo tu Phật cũng không thể không có Sư phụ chân chính, do đó cần phải tìm ra chính Pháp môn, đắc được chân Sư truyền thụ. Tu luyện không thể khuyết thiếu những điều kiện căn bản đó. Nguồn tư liệu: “Tây Hồ nhị tập”.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch