Trong truyền thuyết từng ghi lại, người Trung Quốc là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Sau thời Hằng Nga bay lên Cung trăng còn có hoàng đế triều Đường cũng từng du lãm tới Nguyệt cung. Tích truyện xưa không chỉ có văn tự ghi lại mà còn được tái hiện bằng hoa văn màu ở hành lang Di Hòa Viên. Năm 2013, Đoàn nghệ thuật Shen Yun đã sáng tác vũ đạo ‘Đường Huyền Tông du lãm Nguyệt cung’, tái hiện lại đoạn lịch sử ngắn này. 

Vào năm Khai Nguyên, đêm Trung Thu, Đường Minh Hoàng tay cầm ly rượu, đối nguyệt độc ẩm. Trong lúc sau men rượu, ông chợt mộng thấy mình bay vào cung trăng. Lúc này một nhóm tiên nữ bay tới, bắt đầu múa vũ tuyệt đẹp ở vườn Ngự uyển. Tiên nữ mặc y phục màu phấn hồng ở giữa đã đánh thức Huyền Tông, mời ông tới du lãm Nguyệt cung một chuyến. Vì vậy Thiên tử Đại Đường đã bay tới cung Quảng Hàn, thưởng thức nhạc vũ tiên nữ siêu phàm thoát tục… Cảnh trong mơ tan biến, Huyền Tông ngóng nhìn bầu trời đêm, trở về chỗ cũ một cách kỳ diệu trong tích tắc giống như bản thân đã lạc vào cõi Thần tiên. 

Thời nhà Đường, câu chuyện này từng bị thất lạc nhưng sau đó lại tìm thấy văn tự ghi chép, phiên bản có khác nhau nhưng chủ đề tương đồng. Tại tỉnh An Huy, người ta còn tìm thấy chiếc gương đồng ‘Đường vương du Nguyệt cung’ của triều đại nhà Tống. Trên gương có khắc cung điện, nguyệt quế cao to, thân mặc áo bào dài, nam tử đầu đội mũ quan đón khách thị nữ, miêu tả sinh động rõ nét cảnh hoàng đế tới thăm cung Quảng Hàn. 

Đường Huyền Tông tôn kính Phật coi trọng Đạo, trị vì thiên hạ đã khai sáng 30 năm Khai Nguyên thịnh thế, đưa sự hưng thịnh của triều Đường đạt tới thời kỳ đỉnh cao. Đồng thời, ông cũng là một người đa tài đa nghệ, tinh thông âm luật, thích diễn tấu tỳ bà và trống hạt, cho nên được xưng là ‘Âm nhạc gia hoàng đế’. Vũ khúc ‘Nghê thường vũ y khúc’ nổi tiếng thời Đường là do Huyền Tông nhớ lại khi nghe được lời ca và tiếng nhạc của tiên nữ lúc còn ở cung Quảng Hàn mà sáng tác nên. Ông phổ nhạc và biên kịch vũ đạo, cũng đích thân dạy nhạc công, đáng tiếc là nhạc và múa vũ hiện đã thất truyền. 

Người xem biểu diễn ‘Nghê thường vũ y khúc’, thi nhân nổi tiếng là Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị cũng từng đề thơ tán vịnh. Đặc biệt là ‘Nghê thường vũ y ca hòa vi chi’ của Hương Sơn cư sĩ, đối với các phương diện như kết cấu nhạc khúc, làn điệu, trang phục, kỹ thuật múa đã tiến hành ghi lại một cách tỉ mỉ, vì người đời sau mà ghi lại chứng kiến lịch sử trân quý. 

Trong thơ viết:

Án tiền vũ giả nhan như ngọc, 
Bất trứ nhân gian tục y phục. 
Hồng thường hà bí bộ diêu quan,
Điền anh luy luy bội san san

Diễn nghĩa

Trước án vũ công nhìn dáng vẻ thanh thoát sáng trong như ngọc
Y phục họ mặc cũng chưa từng thấy tại nhân gian
Khăn quàng vai màu hồng làm rung động mũ quan
Mũ đá tựa ngọc buồn khi nghe tiếng ngọc leng keng.

Thi nhân khen ngợi Đạo: “Thiên ca vạn vũ không thể kể, ở giữa yêu nhất Nghê thường vũ”

Làn điệu duyên dáng, kỹ thuật nhảy bay bay đến từ thế giới thần tiên trên bầu trời, hiện được tái hiện một cách rực rỡ rộng lớn trên võ đài Shen Yun, tuyệt vời không thể tả. 

Tác phẩm Shen Yun, từ biên đạo múa đến phối nhạc và trang phục, cùng bối cảnh nền đều lộ gia khí chất tiên cảnh mờ ảo, như mơ như thực, lôi cuốn vào cảnh một cách ngoạn mục. Âm thanh tiếng cồng mở ra đại mạc, màu lam đậm dưới bầu trời đêm, thiên tử mặc trang phục vàng nâng chén vấn nguyệt. Tiếng kèn đồng thâm trầm tô đậm sự đẹp đẽ quý giá, thần bí của cung đình, đan cùng với tiếng tỳ bà du dương, tiếng sáo cùng đàn dây tạo nên bầu không khí nhẹ nhàng huyền diệu. Các tiên nữ mặc y phục màu trắng, khăn váy bay bay, ngay cả hạt bụi nhỏ cũng không thể dính lên được. 

Màn trời sân khấu lớn được Shen Yun sáng tạo một cách độc đáo, từ thành Trường An tới cung Quảng Hàn, cảnh tượng biến hóa đưa khán giả đi xuyên qua thời không, trong quá trình mở rộng tầm mắt cũng đồng thời mở rộng tư duy và tâm tình. Khi xem trực tuyến cũng khiến người xem cảm nhận được sự chấn động, nếu xem trực tiếp biểu diễn trên sân khấu, thì khán giả còn kinh tâm động phách đến mức nào!

Một khán giả đã nhận xét khi xem những tác phẩm của Shen Yun qua trang web: “Rất thích xem vũ đạo này, biết ‘Nghê thường y vũ’ có tồn tại. Thần truyền văn hóa trải liền con đường truyền thống, tâm địa của con người thiện lương, Shen Yun đã tái hiện lịch sử huy hoàng văn hóa thời thịnh thế cùng con người chân chính triều đại nhà Đường”.

Đường Huyền Tông du lãm Nguyệt cung, hoa văn màu trên hành lang Di Hòa Viên (ảnh: Wikipedia)

“Người nay chẳng gặp Nguyệt xưa, Nguyệt nay đã từng chiếu người xưa” (Lý Bạch ‘Nâng cốc vấn Nguyệt’). Ánh trăng từng là yếu tố văn hóa truyền thống trọng yếu của người Trung Hoa, cũng là nguồn ý tưởng chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm văn học cổ đại, nàng ôn nhu, sáng tỏ, linh động, dẫn người xa gần. Tết Trung thu vào 15 tháng 8 âm lịch, ngắm trăng ăn bánh trung thu, là một ngày lễ tết quan trọng trong văn hóa Hán thị. Trải qua mấy ngàn năm đến nay, ngước lên trời hỏi Trăng chính là cổ nhân đang tự hỏi bản thân về các không gian khác. 

Hôm nay, Đoàn nghệ thuật Shen Yun dựa vào sáng tạo phi thường về vũ đạo và âm nhạc đem phong thái diện mạo của thời thịnh tế trở lại, diễn giải bậc đế vương truyền kỳ, dẫn dắt mọi người hướng đến khám phá mới, trời đất mới. 

Mời xem ‘Đường Huyền Tông du lãm Nguyệt cung’ 

Hoan nghênh thưởng thức nhiều tác phẩm hơn nữa tại Ganjingworld

IG:https://www.instagram.com/shenyunworks

Facebook: https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin

Twitter:https://twitter.com/sycreations_ch

Theo Epoch Times
San San biên dịch