Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa lưu truyền rất nhiều câu truyện giáo dục con người phải tôn kính thần linh, nhưng đến nay, một đất nước theo thuyết vô thần như Trung Quốc đã làm cho con người ngày càng không tin vào sự tồn tại của thần linh, thậm chí sự tôn kính cũng khó có thể có.

Đối với con người, đây là một vấn đề đáng buồn. Người khi không tin vào thần linh, thần linh sẽ không phù hộ cho họ nữa, người không tôn kính thần linh, chắc chắn sẽ gặp họa hoạn, đó là sự trừng phạt. Ví dụ như những câu chuyện sau.

Ô Kê Quốc không nhận ra Bồ Tát nên đã bị ác giả ác báo

Quốc vương nước Ô Kê
Quốc vương nước Ô Kê

Ví như trong truyện Tây Du Ký: quốc Vương nước Ô Kê bị yêu quái nhốt vào trong giếng sâu ngập nước 3 năm và cướp mất giang sơn, ngai vàng; Sau may mắn được thầy trò Đường Tăng là người tu hành cứu giúp diệt trừ yêu quái và khôi phục lại vinh hoa phú quý. Nhưng phàm mọi sự đều có nhân quả, yêu quái này bản thân không phải là yêu quái, nó chính là con sư tử xanh của bồ tát, nó xuống hạ giới do Phật chỉ của Như Lai để trừng phạt quốc vương nước Ô Kê vì đã phạm phải một tội lớn.

Nguyên văn như sau:

Tôn Ngộ Không: “Bồ Tát, đây là con sư tử xanh thành tinh mà bà lại không thu phục nó về?”

Bồ Tát nói rằng: “Ngộ Không, nó không tự đi mà là tuân theo Phật chỉ.”

Tôn Ngộ Không: “loài súc sinh thành tinh này xuống cướp ngôi vua mà còn bảo tuân theo Phật chỉ. Lão tôn ta bảo vệ Đường Tăng vất vả là vậy thì sẽ được nhận bao nhiêu Sắc thư đây!”

Bồ Tát: “Ngươi không biết, quốc vương Ô Kê vốn là người tốt nên phật sai ta đến đưa về trời. Nhưng vì ta không thể xuất hiện dưới hình thức này nên đã biến thành một nhà sư đến gặp quốc vương. Nhưng khi mới nghe mấy lời, quốc vương đã cho ta là người không tốt, đã cho người trói ta lại và dìm xuống sông 3 ngày 3 đêm. May có Lục Giáp đích thân đến cứu ta. Khi Như Lai biết chuyện đã hạ lệnh cho quốc vương xuống giếng 3 năm, để đền tội việc này”.

Sự thực là, Phật thấy quốc vương Ô Kê là một người có tính bản thiện nên đã cử Bồ Tát xuống để đưa về trời, dĩ thành chính quả. Nhưng vì con người vẫn rất mê muội nên Bồ Tát xuống hạ giới trước tiên phải giải mê muội này cho quốc vương, mà Bồ Tát lại không thể lộ diện nên đã hóa thành một nhà sư đến thử lòng ông, nhưng thật không ngờ vị quốc vương này người trần mắt thịt, đã không hiểu dụng ý của Bồ Tát nên đã tức giận dìm bà xuống sông 3 ngày 3 đêm. Cuối cùng, Như Lai phải phái sư tử xuống để quốc vương Ô Kê thấy được sai phạm của mình.

Đây là hình phạt của thần linh với những người phàm ngu muội, mặt khác giúp quốc vương Ô Kê tiêu nghiệp của mình. Vì trong vũ trụ luôn tồn tại quy luật được và mất, người hành thiện thành đức, hành ác thành nghiệp, vì thế thần linh từ bi để cho người mắc tội phải tự tiêu nghiệp bản thân.

Quy luật trong vũ trụ và trừng phạt của thần phật

Những câu truyện như này còn có truyện Đát Kỷ họa quốc. Vua nước Thương Trụ đến thần miếu nhìn thấy tượng thần Nữ Oa đã nảy tà ý, bà Nữ Oa liền để con cáo chín đuôi tu luyện nghìn năm tới mê hoặc Trụ Vương làm cho ông bị quốc bại gia vong.

Đây đều là những ác quả do không tôn kính thần linh mà ra, đồng thời chúng ta cũng thấy, thần thánh là người từ bi nhưng rất uy nghiêm. Họ không so đo như người phàm, cũng không tranh đấu với con người nên tất cả đều do “yêu quái” đến trừng phạt loài người;

Nhưng sự uy nghiêm của thần thánh thì tuyệt đối không được mạo phạm, nếu con người không tôn kính, thần thánh sẽ không khoan dung, quy luật vũ trụ sẽ làm con người gặp ác báo.

Đức phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước đã nói: Khi hoa ưu đàm nở rộ là lúc vị Thánh Vương của hàng vạn vị vua sẽ xuống cứu nhân độ thế… Khi thần thánh hạ thế, họ sẽ xuất hiện ở dạng người thường, nếu con người không có lòng tôn kính sẽ lập tức bị thần thánh trừng phạt.

Hiện nay, ở đất nước Trung Quốc liên tiếp xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh liên miên… liệu những đại họa này có liên quan đến “yêu quái” trong Tây Du Ký không? Trước các đại nạn này, những người thiện lương quý trọng sinh mệnh hãy xem lại mình, cần phân biệt rõ tốt-xấu, thiện-ác.

Quỳnh Chi