Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta thường thắc rằng sao người ta lại rắc muối lên đường khi có tuyết rơi. Phải chăng nó có thể làm tan băng tuyết nên họ mới làm như vậy?

Như mọi người đã biết ở những quốc gia hàn đới, mỗi khi tuyết rơi nhiều và dày, người ta thường rắc muối ăn lên đường nhằm làm tan tuyết và giảm nguy cơ tai nạn giao thông. Nhưng vì sao muối lại có thể làm tan tuyết được như vậy?

Câu trả lời ở đây là vì nhiệt độ đóng băng của nước muối thấp hơn nước tinh khiết.

Chúng ta biết rằng, nhiệt độ đóng băng của nước đá là 0oC, khi rắc muối lên tuyết, nước trong tuyết và muối kết hợp tạo thành dung dịch nước muối sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc của nước xuống dưới 0oC. Nói cách khác, thay vì nước sẽ đông đặc ở nhiệt độ 0 độ C thì muối sẽ giữ cho nước ở thể lỏng với nhiệt độ thấp hơn khoảng -5oC đến -10oC. Băng tuyết khi tiếp xúc với nước mặn bị tan chảy, tạo ra nhiều nước hơn… Hàm lượng muối càng cao thì điểm đóng băng càng thấp.

(Ảnh: Saigon Ocean)

Hãy thử tưởng tượng, viên đá như 1 mạng lưới to lớn hoặc cấu trúc ma trận của mớ phân tử nước hút vào nhau.

Nhiều phân tử nước sẽ dao động mạnh đến khi “thoát” khỏi viên đá, tan chảy thành dạng lỏng xung quanh. Thông thường, 1 phân tử khác sẽ nhảy vào thế chỗ của phân tử bị khuyết kia để giữ cho nhiệt độ viên đá ở 0oC. Nhưng nếu có muối xâm lấn, phân tử nước bị chảy ra và hòa tan với phân tử muối. Càng rắc muối lên tuyết, những phân tử nước sẽ càng bị muối giữ lại càng chặt và khiến đá tan chảy ra nhanh hơn.

Tại 0oC, số lượng phân tử nước tách ra và liên kết trở lại bề mặt đá là bằng nhau. (Ảnh: Ideasonthemove.com)
Khi muối (phân tử màu đỏ) được thêm vào, số lượng phân tử nước quay lại để tạo đá ít hơn lượng phân tử nước tách ra. (Ảnh: Cliparts Zone)

Vì vậy, nếu chúng ta cho muối (hoặc bất kỳ chất nào có thể hòa tan) vào nước, các phân tử nước sẽ bị giữ lại giữa phân tử muối và phải tốn thời gian nhiều hơn để chúng có thể quay trở lại tạo đá, do đó quá trình đông đặc sẽ chậm, quá trình tan chảy thì không thay đổi. Ở nhiệt độ thấp hơn, quá trình đông đặc xảy ra mạnh mẽ hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng dưới 0°C. Trong thực tế, nhiệt độ mà hỗn hợp nước đá và muối có thể đạt được là -180°C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ xuống quá thấp (khoảng -20 đến -30oC), việc rắc muối vào đá sẽ mất tác dụng. Khi đó bạn sẽ phải dùng một hóa chất khác như natri axetat (CH3COONa) – chất thường dùng để tạo vị giấm trong các lát khoai tây chiên giòn có vị mặn và chua, nó khá hữu hiệu và không gây ô nhiễm môi trường.

Đừng quá bất ngờ nếu chứng kiến một ai đó rắc muối ăn ra đường mỗi khi có tuyết rơi vì chúng sẽ khiến cho tuyết tan nhanh hơn và mặt đường không bị đóng băng đó.

Sơn Tùng