Bức ảnh chụp vợ chồng Lincoln là bức ảnh có linh hồn nổi tiếng nhất thế giới, và nhiếp ảnh gia William Muller được biết đến là người chụp ảnh có linh hồn đầu tiên trên thế giới.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Câu chuyện của ngày hôm nay của chúng ta bắt đầu bằng một bức ảnh.

Người phụ nữ trong ảnh có tên là Mary Todd Lincoln, vợ của ngài Abraham Lincoln, một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bức ảnh được chụp vào năm 1872. Hình bóng mờ trắng sau lưng bà Lincoln, ôm lấy vai bà từ phía sau là ai? Trông giống như Tổng thống Lincoln. Nhưng Tổng thống Lincoln đã bị ám sát 7 năm trước, vào năm 1865. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Chủ nhân của bức ảnh, Bộ sưu tập Quỹ tài chính Lincoln (Lincoln Financial Foundation Collection) đã giới thiệu bộ ảnh nhóm này trên trang web của mình: “Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia William Mueller chụp tại Boston năm 1872 ghi lại cảnh góa phụ Mary và linh hồn của Lincoln, người chồng ở bên bảo vệ và yêu thương bà ấy. Đối với Mary, bức ảnh này minh chứng cho tình cảm phu thê vĩnh hằng giữa bà ấy và phu quân.”

Bức ảnh chụp cặp vợ chồng Lincoln này là bức ảnh linh hồn nổi tiếng nhất trên thế giới, và nhiếp ảnh gia William H. Mumler được biết đến là Nhiếp ảnh sư linh hồn đầu tiên trên thế giới (Spirit Photographer).

Vị nhiếp ảnh sư linh hồn đệ nhất

Ông Mueller vốn là một thợ điêu khắc trang sức ở Boston. Nhiếp ảnh chỉ hoàn toàn thuộc về một sở thích nghiệp dư. Ông ấy tự chụp ảnh mình như một người mẫu để trau dồi kỹ thuật nhiếp ảnh của mình. Có một lần, ông tìm thấy một bóng trắng mờ trên bức ảnh đã rửa. Lúc đầu, ông nghĩ là do mình chưa có kinh nghiệm và vô tình sử dụng phim bị hở sáng nên vẫn còn những hình ảnh từ lần chụp trước. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ hơn, ông đã rất ngạc nhiên, bởi vì bóng trắng này rất giống một người em họ đã qua đời cách đó 12 năm.

Sau khi Mueller cho người thân và bạn bè xem bức ảnh này, mọi người đều vô cùng sửng sốt. Sự việc này một truyền mười, mười truyền trăm, nhanh chóng lan ra. Không lâu sau đó, tờ “Progressive Herald Weekly” ở New York đã đưa tin về giai thoại này. Từ đó, Mueller trở nên nổi tiếng; sau đó ông nhờ vào kỹ năng nhiếp ảnh linh hồn đặc biệt này mở một studio ảnh.

Đó là vào đầu những năm 1860 khi nước Mỹ đang trong thời kỳ Nội chiến; tại miền Bắc, ước tính có khoảng 10% nam giới trẻ và trung niên tử vong trong chiến tranh, khiến nhiều người cảm thấy đau buồn vì mất mát những người thân yêu của họ. Hoạt động thông linh đã phát triển mạnh mẽ từ những năm 1850, và trào lưu duy linh luận (spiritualism) đại hưng thịnh, ngày càng nhiều người tin rằng linh hồn là bất tử, nhưng chỉ tạm thời cư trú trong nhục thể. Mọi người tin rằng các nhà ngoại cảm có thể câu thông, liên lạc với những người thân đã khuất của họ. Vào thời điểm đó, nhiếp ảnh là một kỹ thuật mới, nó được bao phủ bởi một sắc thái thần bí, không ít người tin rằng những bức ảnh với linh hồn con người là có liên quan. Do nhân duyên đó, công việc kinh doanh “nhiếp ảnh linh hồn” của Muller dần dần trở nên phát đạt.

Đánh cược của nhiếp ảnh sư nổi tiếng Black

Một ngày nọ, một trong những vị khách của ông đã cầm một bức ảnh chụp được linh hồn đến thăm xưởng ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng địa phương James Wallace Black. Là nhiếp ảnh gia giỏi nhất và giàu kinh nghiệm nhất ở Boston, Black đã xem xét kỹ hơn và nhận thấy rằng với 20 năm kinh nghiệm chụp ảnh của mình, ông không thể chụp được những bức ảnh như vậy. Trong khi xưởng ảnh của nhiếp ảnh gia nghiệp dư Mueller chỉ mới mở cửa được vài ngày.

Điều này đã khơi dậy sự tò mò của Black. Ông nhờ cậu trợ lý nhỏ Horace Weston đến xem tình hình. Hai studio ảnh cách nhau không xa, chỉ cách vài dãy nhà. Khi Weston đến đó, cậu nói rằng muốn chụp ảnh. Mueller niềm nở mời cậu ta ngồi xuống, không khác gì chào hỏi những vị khách khác. Sau khi thao tác, một bức ảnh của Weston và linh hồn người cha đã khuất của cậu ta đã được chụp lại.

Weston kinh ngạc đến nỗi quai hàm của cậu sắp rớt xuống. Bởi vì Mueller căn bản không biết cậu là ai, và không biết trước rằng cậu sẽ đến thăm. Hơn nữa, theo quan sát của Weston, toàn bộ quá trình quay phim được thực hiện hoàn toàn theo quy trình bình thường, và không có điều gì bất thường. Vì vậy, khả năng Mueller đã chuẩn bị trước một bức ảnh của cha cậu, và sử dụng tính năng chụp ảnh phơi sáng kép để tổng hợp một bức ảnh của hai người gần như bằng không. Vì vậy, lời giải thích hợp lý nhất cho bức ảnh này là nó đã chụp được linh hồn của cha cậu.

Weston đã chạy một mạch trở lại studio ảnh của Black. Sau khi mọi người xem ảnh và nghe mô tả của cậu, tất cả đều cảm thấy không thể tin được. Black không thể ngồi yên, quyết định ra ngoài tự tìm hiểu. Ông bảo người trợ lý của mình đặt cược 50 đô la với Mueller, yêu cầu Mueller chụp ảnh cho ông và cho ông quan sát toàn bộ quá trình của bức ảnh; nếu vẫn có thể chụp được linh hồn, thì coi như ông ta thua cuộc.

Mueller đáp rất nhanh, nói “Hãy bảo ông ấy đến!”

Black đến như đã hẹn. Đầu tiên Mueller yêu cầu ông kiểm tra máy ảnh và phim dùng để chụp ảnh, không có gì bất thường. Sau đó, ông đã chụp một bức ảnh, và toàn bộ quá trình như mô tả của cậu trợ lý, mọi thứ đều bình thường. Sau đó cả hai cùng nhau bước vào phòng tối, và Mueller mời Black tự mình rửa phim âm bản. Black xua tay nói không cần, “Tôi tin ông không dùng thủ đoạn.”

Phim từ từ hiện ra trong lọ thuốc. Đằng sau thân của Black, bóng một người đàn ông đang đứng hiện ra rõ ràng, với cánh tay đặt trên vai ông.

“Thượng đế ơi, sao có thể thế được!” Mặc dù Black không nói người đàn ông đó là ai, hay liệu ông ta có phải là cha của ông, người đã qua đời năm ông 13 tuổi, nhưng ông rõ ràng đã thua cược.

Câu chuyện về những bức ảnh linh hồn của vợ chồng Lincoln

Câu chuyện đánh cược thú vị này được ghi lại trong cuốn sách mới “Huyễn ảnh nhân” (The Apparistas) do Peter Manseau, Giám đốc Chi nhánh Lịch sử Tôn giáo của Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ xuất bản năm 2017. Cuốn sách này ghi lại câu chuyện đằng sau bức ảnh nổi tiếng về linh hồn của Lincolns với bút xúc sinh động.

Ông Mueller, vị nhiếp ảnh sư linh hồn, đã được khẳng định bởi Black, người hành nghề lâu năm; Từ đó, ngày càng có nhiều người đến xưởng ảnh của Mueller để chụp những bức ảnh linh hồn. Tuy nhiên, phong ngôn phong ngữ cũng theo đó mà xuất hiện, và những người không tin rằng con người có linh hồn bắt đầu buộc tội Mueller lừa đảo và lợi dụng nỗi đau của mọi người để kiếm tiền. Năm 1969, những người này cuối cùng đã đưa Mueller ra tòa với lý do lừa đảo.

Vụ án do Thẩm phán Joseph Dowling chủ trì. Trong toàn bộ phiên tòa, luật sư hai bên tranh luận sôi nổi trước tòa. Cả hai bên đều có nhiều người ủng hộ đã theo dõi trận chiến. Điểm tranh luận lớn nhất là – liệu linh hồn có thực sự tồn tại?

Thẩm phán đã đích thân đến xưởng ảnh của Mueller để kiểm tra, và không phát hiện ra hành vi gian lận nào. Một số khách mời của Mueller cũng đã đứng ra làm chứng, trong đó có nhiều người có địa vị xã hội cao như chủ ngân hàng, thẩm phán,… có độ tín nhiệm tương đối cao. Cuối cùng, thẩm phán ra phán quyết rằng nhiếp ảnh gia không làm giả, và cáo buộc gian lận không được xác lập.

Mặc dù Mueller đã lấy lại sự trong sạch của mình, nhưng ông cũng không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh sự tồn tại của linh hồn. Bởi vì những linh hồn đó đến và đi một cách tự do, cả ông và khách mời đều không biết liệu sẽ có linh hồn hay ai sẽ xuất hiện trước khi chụp ảnh. Vì vậy, ông không thể gọi hai linh hồn để làm chứng cho ông trước tòa.

Vì vậy, cuộc tranh luận về việc có hay không có linh hồn không kết thúc trong vụ án. Mọi người hết lần này đến lần khác lại tranh luận. Nhưng gia đình Lincoln dường như tin tưởng vào kỹ thuật chụp ảnh của Mueller. Bởi vì bức ảnh đặc biệt này của gia đình Lincolns được chụp 3 năm sau khi vụ án kết thúc, và các hậu duệ của Tổng thống Lincoln đã trân tàng và bảo lưu nó cho đến tận bây giờ.

Linh hồn có thực sự tồn tại?

Trong hơn 100 năm qua, mặc dù không có nhiếp ảnh gia nào có khả năng chụp được linh hồn như Mueller, nhưng những bức ảnh có linh hồn vô tình được chụp lại vẫn xuất hiện trong mắt công chúng theo thời gian.

Ví dụ, vào ngày 12/12/1921, thời Trung Hoa dân quốc, tờ “Thân Báo” của Thượng Hải đăng một đoạn tin tức, nói rằng trong những bức ảnh chụp buổi lễ nhậm chức vào ngày Lưu Tương nhậm chức tổng tư lệnh quân đội Tứ Xuyên vào tháng Bảy, có thể nhìn thấy thân ảnh của chỉ huy quân đội quá cố Triệu Hựu Tân. Triệu Hựu Tân bắt đầu theo Tôn Trung Sơn khi ông ấy đang học ở Nhật Bản vào năm 1905. Trong thời kỳ hỗn chiến quân phiệt, ông đã trấn thủ Vân Nam và Tứ Xuyên cho Chính phủ quốc dân, công huân trác việt. Thật không may, ông đã gặp tuẫn nạn, bị giết ở Lô Châu, Tứ Xuyên vào tháng 10 năm 1920. Về sau, ông được truy tặng là “Lục quân Thượng Tướng” ​​và tước vị “Võ kiệt công” – ông cũng được coi là một danh tướng.

Vì niên đại lâu đời nên tờ báo năm 1921 này không còn lưu lại nữa. Tuy nhiên, việc đưa tin thời đó vẫn luôn tôn trọng sự thật, không như tin giả bây giờ, và hẳn là không một phóng viên nào dám đùa cợt về một vị danh tướng đã hy sinh vì tổ quốc. Vì vậy, nếu không có chứng cứ xác thực, tờ “Thân Báo” hẳn là không dám viết như thế này.

Cũng có đoạn video này được lưu hành trên Internet vào năm 2010. Rõ ràng có thể nhìn thấy một bóng người đang nổi lên trong ngọn lửa đang hoành hành; bóng người đôi khi nhảy múa xung quanh ngọn lửa, và đôi khi nhảy vào ngọn lửa. Đoạn video này đã gây chấn động sau khi được phát sóng trên các bản tin truyền hình lớn ở Ấn Độ vào năm đó, sau đó được đăng tải lên YouTube bởi phương tiện truyền thông trực tuyến Gulte với tiêu đề “Burning Corpse-Soul Captured by Camera”, và nó nhanh chóng thu hút sự yêu thích thảo luận của cư dân mạng. 

Giống như hơn một trăm năm trước, hai bên tin và không tin linh hồn tồn tại lại tranh luận. Trên thực tế, chúng ta đừng bị cuốn vào những sự tình cụ thể, hãy mở rộng nhãn quang và xem xét, có lẽ nó sẽ dễ minh bạch hơn.

Ví dụ, trong thế giới mạng, tất cả chúng ta đều có một bản thân khác, chúng ta có danh có tính, chúng ta có khí chất và tính cách, chúng ta có thể shopping và ca hát, và chúng ta có rất nhiều bạn bè trên mạng, sống tốt hơn chúng ta mỗi ngày, phải không? Tuy nhiên, tất cả điều này bị thao khống bởi bàn tay phía sau bàn phím của chúng ta.

Nếu một ngày, chúng ta cảm thấy mệt mỏi với sự phồn hoa giả tạo của thế giới ảo, chúng ta quyết tâm tắt điện thoại di động, đóng máy tính, sống thật là chính mình và tìm niềm vui sống giữa thiên nhiên. Điều gì sẽ xảy ra với cái tôi trực tuyến? Không còn cập nhật, không còn tương tác, không còn like với người khác, lặng lẽ chết trong vòng bạn bè, phải không?

Đối với cái tôi trong thế giới ảo, con người thật đằng sau bàn phím chẳng phải là một sự tồn tại giống như linh hồn?

Tốt rồi, câu chuyện về nhiếp ảnh linh hồn hôm nay xin kết thúc tại đây. Bạn có nghĩ rằng có tồn tại linh hồn trên thế giới này? Chào mừng bạn để lại một bình luận bên dưới để thảo luận.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch