Cờ vây, cũng được gọi là “dịch”(弈). Dịch giả, đồng âm ở chữ ‘nghệ’ (艺), chữ ‘ý’ (意) (chữ “ý”, trong từ “ý niệm”), cũng đồng âm với chữ ‘dịch’ (易)( mang nghĩa là “biến hóa”).

Đạo chơi cờ,  không chỉ là đơn thuần là nghệ thuật, hoặc là một cách để kiếm tìm lạc thú, mà hàm chứa trong nó là cờ đạo, bao gồm cả sự vận hành dựa theo biến hóa của số học và ẩn giấu trong đó là trí huệ cao siêu. Trong “Luận Ngữ – Thuật Nhi” có nói: “Chí vu Đạo, cư vu Đức, y vu Nhân, du vu Nghệ” (Diễn giải trên bề mặt: Chí nguyện hướng về Đạo, căn cứ vào đức hạnh, thuận theo lòng nhân từ, biến đổi  dựa vào tài nghệ). Những người dụng tâm nghiên cứu điều này một cách tỉ mỉ, sẽ minh bạch đạo lý tu dưỡng thiện tâm, chính là không có điểm nào là không hữu ích, thật ra mọi người đều có thể ngộ ra một cách rõ ràng triết lý này.

Người chơi cờ chủ yếu phân thành hai trường phái. Một loại là “Cạnh kỹ phái”, còn  loại kia là “Chứng Đạo phái”. “Cạnh kỹ phái” truy cầu việc đề cao năng lực thi đấu, lấy thắng thua làm mục tiêu cuối cùng khi chơi cờ, tương tự như binh chiến tứ phương mà gây dựng nên bá nghiệp thiên thu. Đạo chơi cờ bác đại tinh thâm, triết lý trong đó cũng bao hàm việc vận dụng binh pháp và cách dùng binh, hơn nữa cũng có mối tương quan chặt chẽ với nhau, phạm trù cũng rất rộng. Như mọi người đều biết rằng, “Kỳ kinh” mô phỏng theo mười ba cuốn trong “Binh pháp Tôn Tử”, cũng được người đời sau xưng tụng là “Kỳ kinh thập tam thiên”. Giống như “Ngũ phú tam luận” được những người trong giới chơi cờ vây ca tụng và tán dương, trong số đó có “Vi kỳ phú” của Mã Dung thời Đông Hán, “Vi kỳ phú” của Tào Thu thời Tam quốc, “Vi kỳ phú” của Thái Hồng thời Tây Tấn. Thời đại Nam triều Lương Vũ Đế cũng tồn tại “Vi kỳ phú”, và “Dịch thế” của Ưng Sướng trong thời Tam Quốc.v.v., tất cả đều đứng trên phương diện binh pháp và binh đạo để thảo luận về cờ vây. Ngày nay, có vô số hình thức thi đấu cờ vây, nhiều đến mức khó lòng tính đếm, mức độ cạnh tranh của cờ vây cũng đang được cải thiện một cách toàn diện. Mối liên hệ giữa binh pháp binh đạo cùng với cờ vây cũng có tác động tương hỗ với nhau, càng khiến cho mọi người dễ dàng nắm bắt, đạt được sự thống nhất trên nhận thức, có thể nói rằng đã đạt được sự đồng thuận. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ tạm thời không đề cập đến, quý độc giả có thể tự tham khảo.

Còn một loại nữa là  “Chứng Đạo phái”, hiện nay nhiều người đem danh từ “Chứng Đạo phái” gọi thành “Cầu Đạo phái”. Như vậy thì những người theo đuổi trường phái này của cờ vây có còn tồn tại trong xã hội của chúng ta không? Họ sẽ sử dụng hình tượng và  trạng thái gì khi xuất hiện trước mặt chúng ta? Trong cuốn “Dịch Nhân truyền” tập thứ mười sáu có ghi chép lại: “Từng nghe ‘Lê Hiên Man Diễn’ nói rằng: “Dịch sơ phi nhân gian sự, nãi tiên gia dưỡng tính lạc Đạo chi cụ”” (Thú chơi cờ nguyên ban đầu vốn không thuộc về nơi phồn hoa chốn nhân gian, mà chính là cách mà các vị tiên nhân dùng để điều dưỡng tinh thần khí tức, luôn lạc quan vui vẻ). Cổ nhân kính úy Thần Phật, bái thờ Thượng thiên,  trọng đức tu đạo, cứ như vậy mà tìm được lạc thú khi chơi cờ, cũng thể ngộ đến “chứng Đạo” (chứng ngộ được Đạo). Nội dung bài viết này sẽ cố gắng trải nghiệm cách mà cổ nhân đã  “chứng ngộ cờ đạo” từ nhiều góc độ, từ đó so sánh với các gia phái khác.

1. Nguồn gốc của cờ đạo: Tuần hoàn thiên địa, phác họa đất trời; sông Lạc Hà xuất hiện ký tự lạ.

Tương truyền rằng “Bác vật chí” của Trương Hoa đời nhà Tấn có ghi lại rằng: “vua Nghiêu tạo ra cờ vây, dùng để giáo dục con trai là thái tử Đan Chu. Cũng có chuyện kể rằng: vua Thuấn thấy con trai của mình là Thương ngốc nghếch, nên giả bộ chơi cờ vây để dạy dỗ”. Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng từ triều đại của vua Nghiêu Thuấn thời thượng cổ, đã xuất hiện cờ vây như là một hình thức để tiêu khiển. Còn về phần Vua Nghiêu Thuấn dựa vào biến hóa số học và nguyên lí vận hành ở đâu để tạo ra cờ vây, thì quả thực là khó lòng hiểu rõ. 

Ngược lại mà nói, cách thức và đạo lý khi tạo ra cờ Tướng của Trung Quốc lại khiến mọi người lại có thể dễ dàng hiểu được. Mỗi quân cờ trong cờ tướng đều có tên: Tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt, đó là một hệ thống được đặt tên dựa trên cấp độ khi tổ chức quân đội của đất nước, dùng thứ bậc trong cơ cấu thiết chế quân sự quốc gia để cấu thành lên hệ thống danh pháp, phương thức di chuyển của mỗi quân cờ cũng dựa theo những quy tắc nhất định. Điều này cho thấy cờ tướng xuất hiện ít nhất là trong tình huống quân sự quốc gia đã được cơ cấu một cách tương đối hoàn chỉnh, mọi người đã bắt đầu quen thuộc với cách vận hành và duy trì của quân sự, từ đó mới dần dần sáng tạo ra hình thức và quy luật của cờ tướng. Đầu tiên là xuất hiện thể chế quốc gia, sau đó xây dựng cơ sở trên phương diện quân sự một cách tương đối hoàn chỉnh, tiếp nhận triển khai phương thức vận hành theo chuẩn mực của một ngành quân sự kiểu mẫu, tiến hành chỉ đạo phân công chi tiết tỉ mỉ thao tác cho các thành viên trong quân đội, từ đó hình thành nên một chỉnh thể hoạch định và lý niệm vì mục đích quân sự, cuối cùng cấu thành nên những hành vi phát động chiến tranh rõ ràng cụ thể. Do đó, nguyên lý của cờ tướng được tạo ra dựa theo hình thức của quân sự, tức là có thể mô phỏng theo nguyên tắc cũng như quy phạm, dựa vào tham chiếu đó tạo ra cờ tướng. Vậy thì dưới góc nhìn cũng như nhãn quan của lịch sử, hay theo quan điểm của Đạo giáo, thì cờ tướng của Trung Quốc hoàn toàn là một trò chơi được tạo ra với cốt lõi là tư tưởng, chiến thuật, thêm vào đó là binh pháp, tức là  đạo dùng binh.

Đối với đặc điểm hình dáng và cấu tạo của cờ vây mà nói thì chỉ có hai loại quân cờ đen và trắng, nên khó có thể hình dung sự xuất hiện của cờ vây có liên quan gì đến nền tảng văn hóa lịch sử “dùng binh lập quốc”. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cờ Đạo, xác thực là cũng có phần tương đồng với binh đạo (Đạo dùng binh), nó cũng có thể thúc đẩy đối với sự phát triển và quá trình nhận thức của binh pháp và binh đạo. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một cái nhìn đúng đắn về nguyên lý hình thành và cơ chế hoạt động của cờ vây.

Trong “Chu Dịch – Hệ Từ” có nói rằng: “Ngẩng lên quan sát thiên tượng, nhìn xuống quan sát quy luật vận hành của đất, lại kết hợp với văn tự hình chim thú, thuận theo đó, gần thì lấy từ thân thể, xa thì lấy từ vạn vật”. Dựa trên nguyên lý này, cờ vây được cho rằng đã chiểu theo hình dáng và cấu tạo của đất trời, cuối cùng đã  trở thành một loại hình hoạt động để tiêu khiển.Trong cuốn “Vi kỳ minh” của Lý Vưu có nói: “Quân cờ phỏng theo âm dương, đạo chính là kinh độ và vĩ độ”. Âm và dương chính là hai loại quân cờ đen trắng. Đạo ở đây chính là đường nét hoặc mang ý tứ tuyến đường. Vậy thì “Đạo” của bàn cờ, dường như chính là các tuyến đường kinh độ và vĩ độ của thiên địa. Cho nên, bàn cờ cũng giống như mạng lưới kinh độ, vĩ độ của trời đất, sách “Dịch Chỉ” của Ban Cố thời nhà Hán đã minh xác chỉ rõ ràng rằng: “Bố cục phải ngay ngắn, nên chiểu theo đó mà làm; Đạo phải ngay thẳng, thần minh hữu đức; quân cờ phải có trắng và đen, âm dương phân tách; dàn xếp ra bố cục đối ứng với nhau, tương tự như thiên khung vậy”. Thiên văn và địa lý, hắc bạch và âm dương, những yếu tố cơ bản này của Đạo giáo đã đặt định nên sự ra đời của cờ vây.

Mãi cho đến khi có một cố sự kể về một vị danh nhân và câu chuyện cùng với cờ vây xuất hiện vào thời Nam Tống, thì lại càng kéo lên một bức màn thần bí hơn nữa khi suy đoán về các nguyên lý cốt lõi đằng sau việc tạo ra cờ vây. Câu chuyện được ghi chép lại trong tập đầu tiên của 3 cuốn trong bộ  “Hạc Lâm Ngọc Lộ” của La Đại Kinh vào thời Nam Tống:

Lục Tượng Sơn còn được gọi là Lục Cửu Uyên, là một nhà tư tưởng lỗi lạc về Nho gia trong thời đại Nam Tống, bởi vì hậu nhân thường xưng tụng ông là “Tượng Sơn tiên sinh”, cho nên ông cũng được gọi là Lục Tượng Sơn. Thời niên thiếu, ông thường đi xem đánh cờ tại các cửa hàng ở khu chợ Lâm An, kinh đô thời Nam Tống thời bấy giờ, mỗi một lần như vậy thường kéo dài vài ngày. Trong đám đông có một vị là cao thủ cờ vây cũng nhìn thấy anh ta, liền nói rằng: “Quan nhân hàng ngày đều đến xem náo nhiệt, chắc hẳn cũng là cao thủ, vậy xin được thỉnh giáo một ván”. Lục Tượng Sơn liền đáp rằng: “Tại hạ không dám”. Nói đoạn liền từ chối. Ba ngày sau, Lục Tương Sơn lại tới, nhưng ông chỉ là đến để mua một bộ bàn cờ, đem về treo trên vách tường trong phòng. Trong hai ngày liên tục, Lục Tượng Sơn nằm trong phòng ngắm nhìn bàn cờ, trong lòng càng thêm ngưỡng mộ, trong phút chốc ông bỗng nhiên giật mình tỉnh ngộ: “Đây chẳng phải là biến hóa của “Hà Đồ” hay sao”. Lục Tượng Sơn liền lập tức bật dậy đến khu chợ Lâm An để tìm người cao thủ cờ vây hôm nọ đã xin thỉnh giáo với ông, để cùng vị này tỷ thí. Kết quả, Lục Tương Sơn thắng liên tiếp hai ván, vị cao thủ kia liền đứng dậy tạ ơn nói: “Mỗ vốn là kỳ thủ cờ vây số một ở Lâm An, phàm bất cứ người nào đến cùng tôi đối kháng, tôi cũng đều nhường người đó một nước cờ. Hôm nay tận mắt thấy kỳ nghệ của quan nhân, ngược lại còn nhường tôi một nước. Ông thực sự là thiên hạ vô địch rồi”. Lục Tương Sơn nghe vậy liền mỉm cười rời đi.

Sự biến hóa của Hà Đồ bát quái và Lạc Thư Ngũ hành tương sinh được thể hiện trong “Dị số câu ẩn đồ” của Lưu Mục vào thời nhà Tống. (Theo Wikipedia)

Kể từ đó, cờ vây lại có thêm một tên gọi nữa: “Lạc Hà”. Lạc Hà chính là Hà Đồ, Lạc Thư. Họ sử dụng các chấm đen và trắng để biểu thị các số từ 1 đến 10, số lẻ là chấm màu trắng, số chẵn là chấm màu đen, đồng thời được đặt theo các phương vị đông, tây, nam, bắc và hình thành nên một thể hoàn chỉnh vô cùng đặc biệt, tạo thành một bố cục mang đồ hình các quẻ của Hà Đồ, Lạc Thư.

Khẩu quyết của Hà Đồ là:

Nhất lục cộng tông, vi thủy cư bắc;
Nhị thất đồng đạo, vi hỏa cư nam;
Tam bát bi bằng, vi mộc cư đông;
Tứ cửu vi hữu, vi kim cư tây;
Ngũ thập vi đồ, vi thổ cư trung.

Khẩu quyết của Lạc Thư là:

Đới cửu lữ nhất, tả tam hữu thất,
Nhị tứ vi kiên, lục bát vi túc, ngũ cư trung cung.

Chúng ta hãy thử đối chiếu bàn cờ vây với đồ hình của Hà Đồ Lạc Thư, thực sự là không có nhiều sự khác biệt. Từ đầu thời Bắc Tống, các học giả Nho giáo như Châu Đơn Duy, Thiệu Ung, Lưu Mục, Chu Chấn, Chu Hi, v.v., đã bắt đầu nghiên cứu các hình dạng và trạng thái khác nhau của Thái Cực, Hà Đồ và Lạc Thư, khiến nhãn quan của mọi người khi nghiên cứu về Chu Dịch được mở rộng hơn, và người ta đã bắt đầu so sánh hình dáng và đặc điểm của cờ vây đối với Hà Đồ và Lạc Thư. Chắc hẳn là các điều kiện và cơ duyên đã chín muồi, do đó vào thời đại Nam Tống đã xuất hiện câu chuyện Lục Tượng Sơn và duyên phận với cờ vây, dùng quân cờ mà ngộ ra được đạo lý, lại chiểu theo đó mà minh bạch đồ hình,  hình thành nên kỳ nghệ, vận dụng kỹ năng mà giành phần thắng.

Câu chuyện thần kì này vẫn được giới cờ vây truyền tụng và ca ngợi. Trong tác phẩm “Uông Tử di tập – Dịch Dụ” của Uông Tấn thời nhà Thanh, có đoạn viết: “Dịch chi vi ngôn, dịch dã. Dịch chi sổ, chu thiên chi sổ dã. Dịch chi tử phân hắc bạch, âm dương chi tượng dã. Nhi vận chi giả, tâm dã. Thiện dịch giả, bất nê tượng sổ nhi cầu tâm, bất di tượng sổ nhi cầu tâm giả dã” – Tạm dịch nghĩa: “Dịch (Cờ vây) hướng về ngôn (lời nói), bình dị mà ôn hòa. Dịch hướng về số học, Chu Thiên (tuần hoàn của đất trời) cũng vậy. Quân cờ phân chia hắc bạch, phỏng theo âm dương và nhật nguyệt, mà vận chuyển hướng về kẻ trí giả, tâm cũng vậy. Người lương thiện, không cố chấp truy cầu mà tìm ở trong tâm của mình, không những không mất mà còn nhìn thấy được căn nguyên”. Đoạn dịch lý này, quả thật là vô cùng hợp lý khi so sánh với câu chuyện của Lục Tượng Sơn và cờ vây.

Điều quan trọng hơn là, người ta vì vậy mà đối với khái niệm hắc bạch âm dương đơn giản khi đặt định ra khái niệm cho cờ vây, đã thay đổi và tiến vào một tầng thứ thâm sâu hơn nữa của đồ hình, trực tiếp tiến nhập vào điểm mấu chốt khi nghiên cứu về Hà Đồ Lạc Thư, mở rộng phạm vi suy đoán của mọi người về việc tạo ra cơ chế của cờ vây.

Bởi vì “Thiên địa kinh vĩ, Chu thiên họa địa” đến “Hắc bạch âm dương, Hà Đồ Lạc Thư” hàm chứa những điều sâu xa thần bí, cho đến tận ngày nay vẫn còn lưu lại vô số bí ẩn về nguồn gốc đã tạo ra cờ vây, có lẽ vì để gợi mở và dẫn dắt cho những người đầy ắp văn hóa hiện đại trong tâm trí như chúng ta, có thể có những suy nghĩ sâu xa hơn chăng?

Bức tranh “Đồ vi thanh Từ thiên tự” (Muốn cầu thì phải thanh tĩnh) – Tranh sơn thủy. Tọa Thiền. (Bảo tàng cố cung Đài Bắc)

2. Đạo chơi cờ: Tận lãm thiên hạ cổ kim, minh bạch nhân thế, hiểu thiên đạo

“Quan”, chính là xem xét, quan sát. Có một câu tục ngữ được lưu truyền vô cùng rộng rãi trong tập 9 của tác phẩm “Tỉnh thế hằng ngôn” của Phùng Mộng Long: “Xem thế cờ không thể nói lên một người là chân hay là ngụy quân tử, nâng cốc nhiều lời đích thực là kẻ tiểu nhân”. Trong quá trình thi triển thế cờ, “quan” là rất quan trọng. Người ngoài cuộc cần tĩnh tâm quan sát, không thể nói bừa mà phá vỡ thế cục của bàn cờ; đảo loạn hành động khi chơi cờ; trong cục diện khi đang ngồi đối cờ, cũng không thể nói lời vọng ngôn mà cần phải chuyên tâm cẩn thận thăm dò đường đi nước bước. Vậy cho nên, “Quan” là một hành động cơ bản mà cả người trong cuộc và người ngoài cuộc đều nên có.

Tuy nhiên, người tu hành sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn. “Thiên Thai tông” của Phật giáo cũng vô cùng coi trọng một phương pháp tu hành là “chỉ quan”, “chỉ” chính là phong bế tất cả tư tưởng và ý niệm, dứt bỏ vọng tưởng; “quan” là tĩnh tâm quan sát, sáng tỏ vạn sự vạn vật, thực sự nhìn thấu hết thảy biến hóa của sự vật. Cứ như vậy, “quan” đã trở thành một hành động hết sức bình thường của mỗi người, cũng trở thành một phương pháp để tu hành.

Ngay từ phần đầu của “Chu Dịch, Quan quái” đã có nói: “Công bằng chính trực mà quan sát thiên hạ”. Quan sát từ góc độ công bình và chính đạo, đối với “quan kỳ” và “quan thiên hạ” mà xét, là có sự thống nhất về đạo lý, tương thông về mặt đạo nghĩa. Còn như làm thế nào để quan sát được “Trung Chính”, dùng cách gì để thực hiện được “Trung Chính”, kiên trì ra sao để hành được “Trung Chính”, những phương diện này trên cơ bản đều nằm trong một quá trình tu luyện nghiêm khắc, người chân tu mới có thể ngộ được đến đó. “Quan” đến được bản lai của “Trung Chính”, chính là một cửa ải, một khảo nghiệm quan trọng về tâm tính của người ta, thăng hoa ở đây chính là cảnh giới tầng thứ của bản thể.

Trong ‘Hoàng Cực kinh thế thư – quyển quan vật ngoại’ của Thiệu Ung có nói rằng: “Dựa vào vật vừa xem vật vừa xem tính. Dựa vào bản ngã để vừa nhìn vật vừa nhìn tình. Tính công bằng mà sáng tỏ, tình là sai lệch mà hôn ám”. Đại ý ở đây chính là, nếu như nhìn sự việc bằng thiên tính thuần chân của con người thì tự nhiên sẽ công bằng và sáng suốt; còn nếu như dùng tình cảm và quan điểm cá nhân của con người để nhìn nhận thì thứ nhìn thấy được đương nhiên chính là sự bất công đen tối.

Thiệu Ung tiếp tục nhấn mạnh trong cuốn ‘Hoàng cực kinh thế thư – quyển quan vật ngoại’: “‘Đạo’ là gốc của thiên địa, thiên địa là gốc của vạn vật, dùng thiên địa mà quan sát vạn vật, lập tức vạn vật trở thành vạn vật, dùng ‘Đạo’ mà quan sát thiên địa, tức thì thiên địa cũng trở thành vạn vật. Đạo hướng tới Đạo, tận cùng hướng về trời, ‘Thiên’ hướng theo Đạo, tận cùng hướng về đất, thiên địa hướng về đạo, tận cùng hướng về vật”, (“Thiệu Ung toàn tập”, Tập 3, trang 1150) cũng có nói rằng, thiên địa đều là chiểu theo Đại Đạo mà vận hành, mà biến đổi, con người nếu như muốn hiểu được Đạo thì nhất định phải trải qua tu luyện. Nếu một người tu luyện chiểu theo quy luật vận hành của Đại Đạo mà quan sát thiên hạ, vậy thì, quy luật vận hành của vạn vật đều hàm chứa trong đó. Nhưng bây giờ, có bao nhiêu người trong xã hội hiện đại có thể tu Đạo, có thể minh ngộ Đại Pháp mà quan sát thiên hạ cùng vạn sự vạn vật đây?

Thiệu Ung tiếp tục tán thưởng mà nói rằng: Chí nhân, “Là người có thể dùng một tâm xem vạn tâm, dùng một sinh mệnh để nhận thức vạn sinh mệnh, dùng một vật để nhận thức vạn vật, dùng một đời để nhận thức vạn kiếp nhân sinh; Cũng là người có khả năng dùng tư tưởng để đại diện cho thiên ý, dùng miệng đại diện cho thiên ngôn, dùng tay đại diện cho công lý thiên thượng, dùng sinh mệnh bản thân đại diện cho vận mệnh thiên sự; Cũng là người tài năng trên tinh thông thiên thời, dưới tường tận tri thức địa lý, trong nhân gian thấu đạt lý lẽ vạn vật, thông suốt soi tỏ vạn kiếp nhân sinh; Đồng thời còn là người mang năng lượng di luân thiên địa, xuất nhập tạo hoá, tiến thoái cổ kim, biểu hiện bề mặt và bên trong của nhân sinh vạn vật.” (“Thiệu Ung toàn tập”, Tập 3, trang 1149). Thiệu Ung đã biểu đạt rõ ràng rằng những người tu luyện hữu đạo có khả năng tương thông liên kết từng người từng vật ở bên cạnh mình, thông suốt hết thảy trí tuệ cổ kim của tam tài thiên – địa – nhân, cái gọi là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu hiểu nhân sinh” chính là như vậy. Mà ngay đến cả “Đạo Đức Kinh-chương 54” của Tiên Tần Lão Tử cũng đề cập đến: “Dùng bản thân để nhận thức bản thân. Dùng gia đình để nhận thức gia đình. Dùng quê hương để nhận thức quê hương. Dùng quốc gia để nhận thức quốc gia. Dùng thiên hạ để nhận thức thiên hạ. Ta dựa vào điều gì để thấu hiểu, quản lý, thống lĩnh thiên hạ. Chính là dùng phương cách như vậy đó.”

Từ đó mà suy ra rằng, khi tiến nhập vào thế cục của cờ vây, có thể phóng tầm mắt ra khắp thiên hạ, minh tỏ chuyện từ cổ chí kim, có lẽ không phải là một lời nói sáo rỗng. Trong “Dịch Chỉ” của Ban Cố, ông cũng ca ngợi bố cục của ván cờ: “Trên phỏng theo hình tượng của trời và đất, phía sau là sự cai trị của các bậc đế vương, ở giữa là quyền lực của ngũ bá, phía dưới là chiến quốc chi sự, minh tỏ được mất nơi thế gian, cổ kim lược bị”. Trong bài ‘Dịch kỳ tự’ của Tống Bạch cũng nói: “Bàn cờ bố cục lỏng lẻo, quy phạm cũng nhỏ, có thể nhìn thấy nền tảng của sự hưng vong suy bại, ba trăm quân cờ khô khan, suy tàn lắm thay, đều hướng tới sự minh tỏ và số mệnh của sự thành công hay thất bại”. Nhìn vào ván cờ nhỏ đó cũng giống như nhìn ra khắp thiên hạ, nó dường như cũng tương tự thiên lý nhãn với khả năng khán vật từ ngàn dặm của tiên nhân, cùng công năng thấu tỏ sự thịnh suy tự cổ chí kim. “Chu Dịch · Quan Quái” có nhắc đến: “Trời có thần đạo, bốn mùa không có sai biệt, bậc thánh nhân truyền ý chỉ của Thần, mà thiên hạ chịu quy phục”. Thiên có thiên tượng, địa có địa lý,  người có việc nơi cõi người,  thiên- địa- nhân tam tài ai cũng tuân theo thiên ý, ý chỉ của thượng thiên, cổ nhân từ sớm đã minh bạch được cái lý này mà quan sát thiên đạo. Thật đáng tiếc, con người hiện đại ngày nay, có bao nhiêu người có thể lĩnh ngộ được “Đạo của thiên thượng” đây? Thiên thượng, nếu như thật sự có đạo của trời, vậy thì “Thiên” chính là do chư thần cai quản, sự vận hành của trời đất là do thiên tượng biến hóa mà an bài, có thiên ý chỉ dẫn, có đạo lý của trời. Vậy nên, trong cuốn “Quan vật ngâm” của Thiệu Ung cảm thán rằng: “Thời có thể luân phiên thay đổi, vật có thể tuần hoàn xoay chuyển. Con người có thăng trầm thịnh suy, sự vật cũng có hưng vong suy bại” (trích: Y Xuyên Kích Nhưỡng tập, quyển thứ 14).

Thiệu Ung đã thông qua phương thức trong cuốn “Ngộ dịch quan kỳ cục” (trích trong: Thiên muộn u cư tức sự, y xuyên kích nhưỡng tập, quyển thứ 4), cùng với một đoạn trường ca “quan kỳ đại ngâm”, tổng cộng có 360 vận, 1800 chữ. Vì bài thơ quá dài nên không tiện biên soạn ở đây, độc giả có thể tham khảo “Thiệu Ung toàn tập – y xuyên kích nhưỡng tập” quyển 1. Nội dung trong đó liên quan đến: Tạo hóa của càn khôn, được và mất, họa và phúc, lời giải cho những thắc mắc từ xưa tới nay, đạo lí đối nhân xử thế, biến hóa  của cát hung, đạo đức và phẩm hạnh, v.v. Chủ đề của bài thơ này là chơi cờ, phản ánh sự phát triển của vạn vật trong thiên địa, quan sát sự thăng trầm của lịch sử cổ đại từ cổ chí kim, điều này không thể so sánh với việc “xem” một ván cờ đơn giản. “Quan kỳ đại ngâm” có thể nói là loạt bài bình luận thơ ca với số lượng khổng lồ, Thiệu Ung qua đó đã ghi chép lại quá trình Đạo giáo hình thành và phát triển “quan sát thiên hạ, đo lường vạn vật, minh tỏ tương lai”, như lời của Tư Mã Thiên đã nói rằng: “Cứu thiên nhân chi tế, thông cổ kim chi biến, thành nhất gia chi ngôn” (tạm dịch: Nghiên cứu mối liên hệ giữa con người và thượng thiên, thông tỏ biến hóa từ xưa tới nay, hình thành nên tư tưởng của một gia phái).

Nếu như biết bối cảnh văn hóa Đạo thuật của Thiệu Ung, bạn có thể nhận ra rằng kiệt tác “Hoàng cực kinh thế” của Thiệu Ung chính là một cuốn sử học, nghiên cứu về quá khứ và hiện tại. Cuốn sách tính toán ngược lại từ niên đại thời Đường và Tống, không được ghi lại chính xác trong các tài liệu lịch sử là “Nghiêu, Thuấn và Vũ cho đến thời Tây Chu”, lấy đây làm một hình mẫu, ngụ ý rằng thế nhân cũng có thể sử dụng tham chiếu này để tính toán các sự kiện lịch sử khác nhau trong tương lai. Chỉ là thiên cơ không thể được tiết lộ, xem cờ cũng không thể nói ra rõ ràng, nội dung trong cuốn “Hoàng Cực kinh thế” chỉ tính quá khứ cùng hiện tại, dùng để thức tỉnh thế nhân, vậy đã là đủ; còn về các trạng thái xã hội khác nhau trong tương lai, chỉ cần vận dụng các phương pháp trong sách để suy tính là có thể có lời giải. Đây chính là một loại cảnh giới “Quan kỳ bất ngữ” của bậc chân quân.

Có người có thể nói ngày nay người chơi cờ có ngàn vạn người, các thế cờ phổ cũng có hằng vô số, tại sao không có năng lực thông cổ quán kim như vậy? Hiển nhiên là do người hiện đại đắm chìm trong văn hóa hiện đại, làm rất nhiều sự tình so với cổ nhân tu Đạo ngày trước còn sai kém quá nhiều, đương nhiên là sẽ rất khó lý giải cái gì gọi là “nhìn  vạn vật thông qua Đạo”,  tức là chưa hiểu được ý nghĩa thực sự của việc “quan” thông qua tu vi của cổ nhân, cho nên bị giới hạn trong bố cục rối ren của bàn cờ và những tranh đấu trong đó, trạng thái cá nhân như vậy làm sao có thể đột phá, đạt được thành tựu là “Nhìn thiên hạ” cùng nhân sinh cảm ngộ đây.

Dùng góc nhìn phàm tục để quan sát thiên hạ vạn vật, thứ nhận được chỉ là những nguyên lý thiên lệch và mơ hồ. Còn nếu như dùng con đường tu luyện thông qua ‘Đạo’ để chiêm nghiệm, cái bạn nhận được sẽ là trí huệ tam tài thiên-địa- nhân xuyên suốt từ thượng cổ đến nay. Người tu luyện quan sát thế cờ mà ngộ rõ ra đạo lý, đây có thể là loại trí tuệ gì, thành tựu gì trong tạo hóa của vạn vật đây?

(Còn tiếp)

Theo Epoch Times
Toàn Kan biên dịch