Tiếp tục những điều ở phần trước, “Dịch nhân truyền” quyển 16 có ghi lại : “Đã từng nghe “Lê Hiên Man Diễn” nói rằng: “Thú chơi cờ nguyên ban đầu vốn không thuộc về nơi phồn hoa chốn nhân gian, mà chính là cách mà các vị tiên nhân dùng để dưỡng tính, là công cụ giúp tinh thần luôn vui vẻ”. Cổ nhân tôn kính Thần bái Thiên, trọng đức tu đạo, cứ tự nhiên trong khi chơi cờ có thể đạt được niềm vui chứng ngộ được đạo. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ cố gắng trải nghiệm cách mà cổ nhân đã “chứng ngộ cờ đạo” từ nhiều góc độ, từ đó so sánh với những điều của các gia phái khác…

4. Tu luyện cờ Đạo: Con đường tu luyện thông qua văn hóa – tu tâm dưỡng tính

Nói đến “tu”, người xưa thường nhắc đến những con đường khác nhau như tu thân, tu tâm, tu dưỡng, tu hành, tu vi, tu luyện, tu đức, tu đạo,… không gì là không thể “tu”.

Ban Cố cũng đưa ra các ví dụ trong “Dịch chỉ” rằng có bốn tầng thứ tu luyện khác nhau của cờ Đạo: “Về phần tức giận quên ăn, vui quên âu lo, thuận theo mà đẩy cao lên, Trọng Ni(Khổng Tử) cũng vậy. Vui vẻ mà không phóng túng, đau buồn nhưng không quá bi thương, các khí chất như “Thơ”, “Thư”, “Quan Sư” cũng tương tự như vậy. Không biết nhu thì âm dương thay thế nhau, còn như tu tâm dưỡng tính, thì sẽ có được tố chất như Bành Tổ. Ví như bên ngoài không có gì cả, lặng lẽ mà thanh tịnh, tự uốn nắn bản thân, coi trọng đạo đức, lánh mình khỏi nơi thế tục, không nói lời vọng ngôn, không lưu lại ân hận, có thể làm được như Ngu Trọng, giữ chữ tín, điều ấy thật là đáng mừng.

Ban Cố trong cuốn “Dịch Chỉ” đã phân ra bốn kiểu người bất đồng về tu vi khi nói về cờ vây, đó là dựa vào cảnh giới về tâm tính của hai gia lớn là Nho và Đạo mà phân biệt:

Tâm thái thứ nhất là: “Tức giận quên ăn, vui mừng quên ưu phiền”, câu này xuất phát từ “Luận ngữ thuật nhi”, phía sau còn có một câu: “Bất tri lão chi tương chí vân nhĩ.”(không biết quá nhiều thì dễ dàng buông bỏ). Đây là một phép ẩn dụ mà người xưa thông qua việc trích dẫn kinh sách, để mô tả một loại trạng thái đặc biệt mê đắm vào việc chơi cờ vây. Chúng ta biết rằng trong “Luận ngữ – Dương Hàng” từng miêu tả lại cảm xúc của Khổng Tử: “No bụng cả ngày! Không quan tâm đến điều gì, khó chịu lắm thay! Không có người cùng chơi cờ? Đó là vì vẫn còn có người hiền đức!” Đạo lí này, cũng giống như là vua Nghiêu, Thuấn dùng để dạy dỗ những hài tử chưa hiểu chuyện, chỉ đành dùng phương pháp chơi cờ để dẫn dắt họ, gửi gắm những lời giáo huấn vào trong tiếng cười. Cho nên, Khổng Tử cũng chỉ có thể cảm khái trước tình huống như vậy, bởi vì tâm lí vui chơi như vậy khó có thể thăng hoa về cảnh giới đạo đức.

Trạng thái thứ 2 là: “Vui vẻ mà không phóng túng, buồn mà không quá đau thương”, điển cố này cũng được trích dẫn trong “Luận ngữ – Bát dật”, thông qua việc đánh giá nghiêm túc về thứ tình cảm cao thượng cùng với những cảm tình trong thơ ca (Quan Thư), biểu hiện ra thái độ đúng đắn với cờ vây, không chỉ có tình cảm đặc biệt với cờ vây mà còn không quá mê đắm hoặc cố chấp, có lễ có tiết, yêu nhưng biết kiềm chế, không chỉ hiểu biết mà còn thấu tình đạt lí. Như vậy đối với trạng thái tiêu khiển khi đối cờ, vừa có lợi cho trí lực, vừa lợi cho thân tâm. 

Loại trạng thái thứ 3 là: “Bất định biết nhu,  Âm Dương thay thế lẫn nhau”, đại ý có thể lý giải rằng khi cảm xúc được thả lỏng, tránh  tập trung và cố chấp thái quá vào sự việc gì đó, cùng với tâm thái khiêm tốn, tâm trạng nhu hòa, trong quá trình chơi cờ sẽ nhận thức được loại trạng thái âm dương tương hỗ lẫn nhau, thay đổi xen kẽ, luân phiên hoán chuyển không ngừng. Trạng thái tâm tính này cũng giống như đạo thuật tu luyện và dưỡng khí của Bành Tổ thời cổ đại dùng để trường sinh. Trong cuốn “Trang Tử – Khắc ý” có hình dung về Bành Tổ như sau: “Thổi ra và hít vào, bỏ cũ lấy mới, bụng gấu thân điêu, vì trường thọ mà như vậy; đạo này hướng dẫn nhân sĩ, người có tâm tu dưỡng, và người thử cuộc sống của Bành Tổ cũng tốt”. Vào thời Tây Hán, Lưu Hướng đã xếp Bành Tổ vào “Liệt tiên truyện”, coi như là một vị tiên gia. Người ta nói rằng các thế hệ sau đã biên soạn lại tác phẩm kinh điển về thuật dưỡng sinh của Bành Tổ thành “Bành Tổ dưỡng tính kinh” và “Bành Tổ nhiếp sinh dưỡng tính luận”. Cờ đạo cùng với tu tâm dưỡng tính chính là có quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Loại thứ 4 có thể nói giản lược là: “Vô vi thức tịnh, tự thủ đạo ý, ẩn cư để không phải hối hận về những phát ngôn bừa bãi”. ‘Hán thư – Nghệ văn chí’ có viết: “Phẩm chất của người theo Đạo gia, về cơ bản có xuất phát điểm từ Sử quan, theo ghi chép lịch sử về đạo lý thành bại tồn vong họa phúc cổ kim, tiếp đến biết nắm giữ điểm trọng yếu, giữ vững nguồn cội, thanh lọc điều hư nhược nhằm tự thủ, thanh tẩy sự hèn mọn yếu kém nhằm tự kiềm chế, mưu lược của bậc quân chủ ngoảnh mặt về phía nam mà xưng vương cũng chính là như vậy”. Vô Vi, Thanh Hư, Tự thủ, ẩn cư, Đạo ý .v.v. mang theo chút nội hàm tu luyện của Đạo gia. Những người như Ngu Trọng được Ban Cố nhìn nhận như là đạo sĩ sống xa rời thế tục, ẩn mình giữ gìn giới luật. Trong ‘Sử ký. Chu bản kỷ’ ghi lại rằng: “Cố Công từng bộc bạch: “Thế hệ chúng ta hiện đang có những nhân tố nổi bật, điều đó chẳng phải đang phản ánh sự hưng vượng ư? Trưởng tử Thái Bá, Ngu Trọng biết rằng Cố Công mong muốn truyền vương vị cho Quý Lịch để nhân rộng sự thịnh phát, vậy nên hai người đó bèn tránh tới Kinh Man, cắt tóc xăm mình để nhường vị trí cho Quý Lịch”. Dùng nhân vật lịch sử như Ngu Trọng làm hình tượng để mô phỏng, để giải thích và suy luận nguyên lý của cờ đạo. Trạng thái cờ đạo như vậy phải là một chủng trạng thái vô vi tâm bất động, cũng không truy cầu được mất thắng thua, hơn nữa lại có thể lánh xa khỏi những náo nhiệt nơi nhân tình thế thái, giữ gìn nội tâm thanh tịnh vô vi khi đối cờ, biểu hiện bên ngoài cũng vô cùng nhu hòa khiêm tốn.

Dựa vào khái quát phía trên, tầng thứ tâm tính của loại thứ nhất và thứ hai bắt nguồn từ trạng thái tu luyện của Nho giáo. Trạng thái tu luyện của loại thứ 3 và thứ 4 chú trọng vào lý niệm tu hành của Đạo giáo. Như vậy có thể suy đoán rằng phương pháp tu tâm dưỡng tính của cờ đạo ngay từ thời Đông Hán đã có sự hiểu biết và nhận thức cụ thể, hơn nữa còn có thể ngộ trực tiếp về trạng thái tâm tính. Cũng như Thẩm Ước thời Nam triều đã nói trong ‘Kỳ phẩm tự’: “Dịch chi thì nghĩa, đại hĩ tai. Thể hi vi chi thú, hàm kỳ chính chi tình, tĩnh tắc hợp đạo, động tất hợp biến”. Đại ý là ý nghĩa của cờ đạo quả thực là quá to lớn, vốn là hy vọng sâu xa kiếm tìm lạc thú, ẩn hàm ý nghĩa chính diện về “tình”, tĩnh lặng thì hợp với Đạo, động thì nhất định sẽ biến hóa.

Cổ nhân kính Thần bái Thiên, trọng đức tu đạo, cứ như vậy mà đạt được lạc thú trong khi đối cờ, cũng  thể ngộ đến “chứng đạo”. Ảnh: Công viên quốc gia Great Smoky Mountains. (Shutterstock)

Cũng giống như Thiệu Ung trong “Quan kỳ tuyệt cú” đã nói trong ‘Tập 17 của cuốn Y xuyên kích nhưỡng tập’ rằng: 

Vị khứ giao tranh ý, nan vong hắc bạch tâm.
Nhất điều vô địch lộ, triệt liễu một nhân tầm.
Vị khứ giao tranh ý, nan vong hắc bạch tình.
Nhất điều bình ổn lộ, thống tích một nhân hành.

Nếu trong thâm tâm chúng ta có thể buông bỏ những tranh giành và tình cảm nơi nhân thế đó, phải chăng chúng ta sẽ đạt được sự thăng hoa về cảnh giới tu luyện? Cảnh giới siêu việt đó sẽ như thế nào? Chỉ sợ rằng người tu luyện và tu hành giả đang chân chính đi trên con đường đó sẽ cần phải biểu hiện và chứng minh rõ ràng vấn đề này.

Tất nhiên, những người thuộc các cảnh giới khác nhau, thân phận khác nhau, người thuộc giai tầng khác nhau, phương pháp tu luyện khác nhau thì mục tiêu và tầng thứ tu luyện cũng không giống nhau. Đây là nội hàm văn hóa của tu vi và tu hành theo nghĩa rộng, so với đặc thù của các pháp môn tu Đạo, tu Tiên, và tu Phật có chút khác biệt. Người xưa đã xây dựng nên những nền văn hóa khác nhau cũng như trải qua những trạng thái xã hội khác nhau, bởi vì trạng thái của toàn xã hội vào thời điểm đó được kiến tạo dựa trên quan niệm xã hội về niềm tin và tín ngưỡng vào Thần. Như vậy, bất kể là cổ nhân làm việc gì trong cuộc sống bình thường, hay là có liên quan đến tu luyện bản thân, họ đều sử dụng trạng thái “tu Đạo” trong tất cả các khía cạnh hay những sự việc khác nhau mà họ gặp phải, cũng có nghĩa là trong quá trình tu luyện tâm tính, họ đã có thể đạt được sự thăng hoa về cảnh giới tu luyện, vì vậy cờ Đạo đã ra đời, và cảnh giới tu luyện của cờ Đạo cũng vì vậy mà được hình thành.

Chúng ta có thể quan sát nó từ một góc độ rộng hơn. Thiệu Ung đã nói trong ‘Quan vật thiên’: “Tu phu ý giả, Tam Hoàng chi vị dã; tu phu ngôn giả, Ngũ Đế chi vị dã; tu phu tượng giả, tam vương chi vị dã; tu phu sổ giả, Ngũ Bá chi vị dã. Tu phu nhân giả, hữu ngu chi vị dã; tu phu lễ giả, hữu hạ chi vị dã; tu phu nghĩa giả, hữu Thương chi vị dã; tu phu trí giả, hữu Chu chi vị dã. Tu phu tính giả, Văn Vương chi vị dã; tu phu tình giả, Vũ Vương chi vị dã; tu phu hình giả, Chu Công chi vị dã; tu phu thể giả, Triệu Công chi vị dã. Tu phu thánh giả, Tần Mục chi vị dã; tu phu hiền giả, Tấn Văn chi vị dã; tu phu tài giả, Tề Hoàn chi vị dã; tu phu thuật giả, Sở Trang chi vị dã.” (Tạm dịch: Người tu ý niệm, xưng là Tam Hoàng; người nào tu ngôn từ, thì xưng là Ngũ đế; tu luyện giả, xưng là Tam vương; tu Dịch số, gọi là Ngũ bá. Tu nhân giả (tu lòng nhân từ), xưng là Ngu (triều đại vua Thuấn); ai tu lễ, xưng là Hạ (triều đại Hạ, Thương, Chu); ai tu nghĩa, xưng là Thương; tu trí giả, thì xưng là Chu. Tu tính giả, xưng là Văn vương; tu tình giả, xưng là Võ Vương; tu hình giả, xưng là Chu Công; tu bản thể, xưng là Triệu công; tu Thánh giả, xưng là Tần Mục; tu hiền giả, xưng là Tấn Văn;  tu tài giả, xưng là Tề Hoàn; tu thuật giả, xưng là Sở Trang). Trích trong “Thiệu Ung toàn tập”, Tập 3, trang 1152. 

Thiệu Ung đã liệt kê tên của các vị hoàng đế nổi danh thời xưa, ông cho rằng tất cả họ đều ở trong hoàn cảnh đặc thù của bản thân ở thời điểm đó mà lưu lại văn hóa tại cảnh giới tu luyện của mình, điều này chủ yếu được phản ánh trong các khái niệm về văn hóa như: ý, ngôn, tượng, sổ, nhân, lễ, nghĩa, trí, tính, tình, hình, thể, thánh, hiền, tài, thuật. Từ xưa tới nay, đã có vô số vương tôn tướng lĩnh, tài tử giai nhân, kỳ nhân dị sĩ, sĩ nông công thương, anh hùng hay cường đạo, v.v. ai cũng đều như vậy. Đây có thể là văn hóa thần truyền từ xa xưa, văn hóa bán thần đã ăn sâu vào tâm khảm của mỗi người, thấm nhầm Thần ý, tu dưỡng đạo đức, lĩnh ngộ chính pháp mà hình thành một cách tự nhiên.

Người ta nói rằng văn hóa của người Tây Tạng thần bí xa xưa ở trong khái niệm văn hóa cờ đạo cũng có những lí giải và vận dụng thần thoại ở trong đó, cuốn sách “Cờ vây kỳ thú” có kể ngắn gọn về câu chuyện cờ vây Tây Tạng:

Tại ngôi làng “Đa Tham” gần thị trấn Trạch Nhân, huyện Lãng, thành phố Sơn Nam, Tây Tạng, có một bàn cờ bằng đá, người dân gọi là “Kangdro Mimang”, có nghĩa là “bàn cờ của nữ thần”. Các nữ thần thường mời ma quỷ đến chơi cờ trên bàn cờ này, mỗi lần như vậy cuồng phong đều nổi lên ở tứ phía,  mây đen ùn ùn kéo đến. Các nữ thần thường được Bồ tát chỉ điểm mà hàng phục được yêu ma.

Sau đó, người Tây tạng đã dựa theo tín ngưỡng tôn giáo và đặc điểm văn hóa Thần truyền của mình, đã truyền cấp cho hoạt động tiêu khiển cờ vây khả năng bói toán và chú ngữ. Người ta nói rằng một ngôi đền ở Shigatse, Tây Tạng còn lưu giữ một cuốn “Cờ vây chú ngữ kinh” có tên là “Mimanga”, cuốn sách bao gồm các quy tắc của cờ vây và quá trình niệm chú trong đó, hoặc cách dự đoán kết quả ..v..v..

Việc tạo ra văn hóa cờ vây của người Tây Tạng xuất phát từ sự thăng hoa trong  tín ngưỡng và tu hành của họ, cùng với “Quan kì” của Thiệu Ung thông suốt lịch sử  “Đạo giáo” từ xưa đến nay, giữa họ có nhiều điểm giống nhau và có một mức độ so sánh nhất định về khái niệm văn hóa. Điều này có thể cung cấp cho chúng ta một ý tưởng khác: những người tu luyện thuộc các nền văn hóa khác nhau có thể có chung mục tiêu đối với văn hóa thần truyền: Trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, minh tỏ chuyện nhân gian.

Mười bài thiên cổ kì thơ trong tập “Mai hoa thi” do Thiệu Ung viết, hàm chứa cốt lõi và những biến hóa trong suốt lịch sử hàng ngàn năm qua của Trung Quốc, cũng là một tác phẩm dày công chứa đựng nhiều ý nghĩa. (Ảnh tổng hợp của Đại Kỷ Nguyên).

Thiệu Ung đã miêu tả trong bài “Đáp khách”:

Thăng trầm hưu vấn bách niên sự,
Cổ kim đô quy nhất cục kỳ.
Cưỡi ngựa tựa như phi tuấn mã
Thừa mã tu cầu tự kỳ ký,
Nại hà kỳ ký vị lai thì.

(Tập 4 “Y xuyên kích nhưỡng tập”)

Tạm diễn nghĩa: 

Ngừng cảnh thăng trầm, thăm hỏi sự tình trăm năm,
Từ trước đến nay đều hướng về bố cục của bàn cờ.
Cưỡi ngựa tựa như phi tuấn mã
Làm sao có thể phóng thẳng đến tương lai.

Bài thơ này cho thấy Thiệu Ung từ lâu đã có khả năng thông cổ quán kim, ông không những có bản năng tiên thiên là câu thông với sáu mươi tư quẻ trong bát quái mà còn có khả năng tính toán được những biến hóa ở trong đó, cũng có thể biết được điều đó qua sự thay đổi của các thế cờ  từ cổ chí kim. Điều này so với người Tây Tạng sử dụng cờ vây để dự đoán tương lai có gì khác nhau? Nhưng bây giờ chúng ta không thể tìm được một con thiên lý mã “Kỳ ký”, nếu không thì cũng giống như tua nhanh một bộ phim để xem xét sự vận chuyển của thời gian từ quá khứ đến hiện tại. 

Nếu bạn vẫn còn nghi vấn, thì chúng ta hãy quay lại và xem bài thơ thứ tám trong bài thơ tiên tri của Thiệu Ung – “Mai hoa thi”:

Như kỳ thế sự cục sơ tàn,
Cộng tể hòa trung khước đại nan.
Báo tử do lưu bì nhất tập,
Tối giai thu sắc tại trường an.

Tạm dịch:

Như ván cờ, thế sự đã chớm vào tàn cuộc,
Đồng lòng cùng giúp nhau, nhưng gặp đại nạn.
Con báo chết rồi vẫn còn lưu lại bộ da,
Hương sắc mùa Thu đẹp nhất tại Trường An.

Thật đúng là: Khoáng cổ đệ thành thiên giác mộng, trung nguyên đô nhập nhất bình kỳ (“Thủ vĩ ngâm”,  Y Xuyên Kích Nhưỡng Tập, quyển thứ 20). Tác giả tài năng có hạn, không thể giải thích chính xác lời tiên tri này. Tuy nhiên, người sáng suốt có thể thấy rằng “Trường An” ở Trung Nguyên trong hoàn cảnh hiện tại, khi tác giả viết loạt bài này, e rằng đã rời xa “sắc thu” tươi đẹp nhất, “phồn hoa” nhất và chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh giá. Thành tâm mong rằng những người tốt sẽ có thể vượt qua được cửa ải khó khăn này, sẵn sàng chào đón một mùa xuân mới sắp tới  khi mùa đông qua.

Tài liệu tham khảo chính:

  • “Cờ vây Trung Quốc”, do Lưu Thiện Thừa biên tập, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Tứ Xuyên, Nhà xuất bản Kỳ nghệ Thục Dung, tái bản lần đầu năm 1985
    “Dịch nhân truyền”, Hoàng Tuấn của Trung Hoa Dân Quốc, phiên bản Wikisource
    “Thiệu Ung toàn tập”, Thiệu Dũng thời Bắc tống, Quách Vực, Vu  Bảo Thiên biên tập, thời Bắc Tống, Công ty Sách Trung Hoa
  • “Hạc Lâm Ngọc Lộ”, La Đại Kinh thời Nam Tống, Tề Lỗ biên tập
  • “Tống Văn Giám‧Tống Bạch – Dịch Kỳ tự”, biên tập bởi Lữ Tổ Khiêm, thời Tống
  • “Chu Dịch chính nghĩa”, Lỗ Dĩnh Đạt Sơ, triều Đường,  Đại học Bắc Kinh xuất bản
  • “Âm phù kinh tập thích ‧ Hoàng Đế âm phù kinh tập chú”, Nhà xuất bản Hiệu sách Trung Quốc
  • Tập thứ mười lăm của “Lưỡng Hán toàn thư”, “Dịch chỉ” của Ban Cố, do Đổng Trị An biên tập, Nhà xuất bản Đại học Sơn Đông, 2009
  • “Lưỡng Hán toàn thư”, Tập 22, “Thiên Lộc các ngoại sử –  Cơ Luận” của Hoàng Hiến, Đổng Trị An chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sơn Đông, 2009
  • “Tấn thư”, thư cục Trung Hoa xuất bản
  • “Hán thư”, thư cục Trung Hoa xuất bản
  • “Cờ vât kỳ thú”, biên tập bởi Lăng Thương, nhà xuất bản truyền hình Trung Quốc-quốc tế, năm 2002.

Theo Epoch Times
Toàn Kan biên dịch