Một trong những thí nghiệm tuy đơn giản nhưng vô cùng thú vị mà bạn có thể tự thực hiện là việc khám phá điểm mù (blind spot) trong mắt của bạn.

Điểm mù là khu vực trên võng mạc không có thụ thể phản ứng với ánh sáng. Do đó, bất kỳ hình ảnh nào rơi vào khu vực này sẽ KHÔNG được nhìn thấy và phát hiện. Đây chính là nơi dây thần kinh thị giác thoát khỏi vùng mắt trên hành trình đến bộ não. Để tìm kiếm điểm mù của bạn, hãy nhìn vào hình ảnh bên dưới hoặc vẽ nó trên một tờ giấy:

Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn

Để vẽ điểm xác định điểm mù trên một tờ giấy, hãy tạo một chấm nhỏ ở bên trái và một dấu + nhỏ ở bên phải, hai dấu cách nhau khoảng 15 – 20 cm. Nhắm mắt phải vào. Giữ mẩu giấy (hoặc để vị trí đầu bạn cách màn hình máy tính) khoảng 50 cm, hoặc 30 cm, nếu là màn hình điện thoại (smartphone), nhưng nhớ để ngang chứ không để dọc màn hình. Mắt phải vẫn nhắm, và giờ, hãy dùng mắt trái nhìn vào dấu +. Từ từ đưa hình ảnh (hoặc di chuyển đầu của bạn) tiến đến gần màn hình máy tính hơn trong khi cố định ánh nhìn vào dấu +. Ở một khoảng cách nhất định, dấu chấm tròn sẽ biến mất khỏi tầm mắt … đây là khi chấm tròn rơi vào điểm mù trên võng mạc của bạn. Lưu ý: 

Giờ hãy đảo ngược quá trình này. Hãy nhắm mắt trái và dùng mắt phải nhìn vào dấu chấm tròn. Di chuyển bức ảnh từ từ đến sát bạn cho đến khi dấu + biến mất.

Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn

Dưới đây là một số hình ảnh khác có thể giúp bạn xác định điểm mù của bạn.

  Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn

Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn

Đối với bức ảnh này, hãy nhắm mắt phải. Với mắt trái mở, hãy nhìn vào vòng tròn màu đỏ. Từ từ di chuyển đầu của bạn lại gần hơn bức hình. Ở một khoảng cách nhất định, đường thẳng màu xanh sẽ không bị đứt quãng !! Điều này là do não của bạn đang “điền” thông tin còn thiếu vào chỗ đứt quãng này.

Hình ảnh tiếp theo sẽ cho phép bạn trải nghiệm một cách khác bộ não của bạn “điền vào” điểm mù của mình. Tương tự, hãy nhắm mắt phải lại. Với mắt trái mở, hãy quan sát dấu +. Từ từ di chuyển đầu đến gần hơn bức hình. Khoảng trống ở giữa các đường thẳng đứt đoạn sẽ biến mất.

Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn

Trong hai bức hình tiếp theo, cũng tương tự như vậy, hãy nhắm mắt phải của bạn lại. Với mắt trái mở, hãy quan sát các số ở phía bên phải, bắt đầu bằng số “1.” Bạn sẽ có thể nhìn thấy “khuôn mặt buồn (sad face)” (hình trên cùng) hoặc khoảng trống đứt đoạn trên đường màu xanh (hình dưới cùng) trong tầm nhìn ngoại vi. Cố định vị trí đầu bạn, với mắt trái mở, hãy quan sát các số khác. Khuôn mặt buồn sẽ biến mất khi bạn quan sát đến số “4” và tái xuất hiện tại khoảng số “7.” Tương tự, đường kẻ màu xanh sẽ xuất hiện hoàn chỉnh khi mắt quan sát khoảng cách giữa số “4” và số “7.

 

 

 

Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn

Điểm mù được tạo ra khi ánh sáng rơi vào một khu vực võng mạc mà không có các tế bào thụ cảm ánh sáng. Khu vực này trên võng mạc lớn đến chừng nào? Dưới đây là một cách để xác định đường kính bề ngang của điểm mù.

  1. Tạo một điểm xác định điểm mù bằng cách đánh dấu + ở phía bên phải ngoài cùng của một mẩu giấy.
  2. Đứng quay lưng về phía tường, đầu chạm vào tường.
  3. Giữ mẩu giấy cách trước mặt 0,5 m hay 50 cm. (Sẽ rất tốt nếu có thể nhờ ai đó giúp bạn)
  4. Nhắm mắt phải và quan sát dấu + bằng mắt trái.
  5. Đặt một cục tẩy ở phía ngoài cùng bên trái của mẩu giấy.
  6. Từ từ di chuyển cục tẩy sang bên phải.
  7. Khi cục tẩy biến mất, đánh dấu vị trí này trên mẩu giấy. Gọi điểm này là “A.”
  8. Tiếp tục di chuyển cục tẩy sang phải cho đến khi nó tái xuất hiện. Đánh dấu vị trí này trên mẩu giấy. Gọi điểm này là “B.”
  9. Lặp lại các phép đo cho đến khi bạn tự tin rằng chúng chính xác.
  10. Đo khoảng cách giữa các điểm mà cục tẩy biến mất và tái xuất hiện.

Để tính chiều rộng của điểm mù võng mạc của bạn, cần giả định rằng 1) mặt sau của mắt bạn là bằng phẳng và 2) khoảng cách từ thấu kính của mắt đến võng mạc là 17 mm (= đường CD). Chúng ta sẽ bỏ qua khoảng cách từ giác mạc đến ống kính.

Với tính chất hình học đơn giản của các tam giác đồng dạng, chúng ta có thể tính kích thước điểm mù vì tam giác ABC đồng dạng với tam giác CDE. Vì vậy, tỷ lệ của các cạnh sẽ tương tự nhau.

Khi tôi thực hiện thí nghiệm này, khoảng cách đo được giữa điểm A và điểm B là 46 mm. Điền 46 mm vào phương trình, điểm mù trên võng mạc của tôi sẽ có đường kính là 1,56 mm.

Bố cục thí nghiệm Thí dụ Các phép tính
Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn Khám phá ‘điểm mù’ trong mắt của bạn


Quang Khánh

Từ Khóa: