Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo nên thời đại của những người “tiêu dùng thông minh”, và điều này cũng đang mở ra thời đại của người kinh doanh tử tế. Bởi, nếu loại bỏ chữ tử tế ra khỏi triết lý kinh doanh, doanh nghiệp cũng đồng thời loại bỏ chính mình.

Tử tế với khách hàng

Một du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản đã chia sẻ câu chuyện như sau:

Một lần, cô bạn cần thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng nhưng không biết thao tác trên máy ATM như thế nào nên đã quyết định chuyển tiền tại quầy giao dịch thay vì chuyển tại máy; và tất nhiên, việc chuyển tại quầy sẽ mất phí cao hơn.

Giao dịch viên tại quầy năm giải thích rằng cô nên chuyển tiền trên máy ATM để giảm chi phí, thậm chí đề nghị làm thêm thẻ ngân hàng để chuyển khoản miễn phí. Tuy nhiên, vì chưa quen thao tác trên máy ATM nên cô bạn vẫn một mực xin làm tại quầy, chấp nhận cước phí cao. Sau một hồi thuyết phục khách hàng không được, giao dịch viên đứng dậy rời khỏi quầy, dẫn cô đến tận máy ATM và thao tác giúp tất cả các bước trừ việc nhập mật khẩu.

Ông chủ người Nhật ở Việt Nam đứng dưới mưa mời khách vào đổ xăng

Vậy đấy, sự tử tế không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin đúng sự thật cho khách hàng lựa chọn mà còn là giúp họ đạt được lợi ích tốt nhất, bất chấp việc họ chưa nhận thức ra điều đó. Đó không chỉ là một câu khẩu hiệu, một bài học mang tính lý thuyết mà cần đến từ nhận thức của mỗi người làm dịch vụ, kinh doanh, sản xuất… Khi bạn có thể làm được điều này, thành công chắc chắn đang ở rất gần.

Tử tế với nhân viên

Bà Kathleen Henson – nhà sáng lập kiêm CEO của công ty Henson Consulting (công ty PR-Truyền thông trụ sở chính tại Chicago, Mỹ) chia sẻ: “Trong môi trường kinh doanh vốn được định nghĩa “thương trường là chiến trường”, sự tử tế dường như là một điều xa lạ. Với tư cách là một CEO, tôi luôn áp dụng triết lý “lãnh đạo bằng sự tử tế” trong điều hành công ty của mình.

Suốt 25 năm làm việc, tôi nhận ra rằng việc lãnh đạo nhân viên bằng những hành động tử tế tốt hơn nhiều việc bạn luôn ra lệnh bằng những văn bản và quy định cứng nhắc. Điều này giúp các nhân viên và cộng sự của bạn làm việc trong môi trường thoải mái, tin tưởng lẫn nhau; từ đó giúp công ty phát triển hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn. Tôi luôn cố gắng tiếp cận những thử thách hay những tình huống căng thẳng với đồng nghiệp bằng thái độ điềm đạm và nhân hậu”.

Bà Kathleen Henson – nhà sáng lập kiêm CEO của công ty Henson Consulting

Thái độ coi thường, la mắng nhân viên nơi công sở là điều tồi tệ nhất mà một người chủ, người quản lý, giám đốc có thể làm. Hãy thử nghĩ xem, bạn có thể trông mong kết quả công việc tốt đẹp từ những người luôn mang tâm trạng sợ sệt hoặc căm ghét bạn hay không? Tất cả chúng ta đều mong muốn được đánh giá đúng, được công nhận và được động viên. Nếu bạn hỗ trợ nhân viên của mình, tôn trọng họ, chắc chắn họ sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện công việc thay vì chỉ đối phó giả tạo khi bạn có mặt.

Tử tế với xã hội

Thực tế, mỗi công ty đều nên tham gia vào các hoạt động xã hội và đóng góp cho cộng đồng. Nếu trước đây, các chương trình xã hội dành cho cộng đồng được xem như phần phụ trong các hoạt động truyền thông – quảng bá của thương hiệu, thì nay, sự khác biệt trong tư duy của người tiêu dùng đã khiến cho cục diện hoàn toàn thay đổi.

Xu hướng “kinh tế chia sẻ” ngày càng lan tỏa rộng rãi trong xã hội trên toàn thế giới. Dù phương thức và cách làm của doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng đều mang chung một ý nghĩa: giải quyết các bài toán cho cộng đồng, mang lại nhiều giá trị thặng dư hơn nữa cho xã hội.

Xu hướng “kinh tế chia sẻ” ngày càng lan tỏa rộng rãi trong xã hội trên toàn thế giới

Theo nghiên cứu tiêu dùng của Công ty IBM, niềm tin của người tiêu dùng đối với các tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp ngày càng ít dần. Sự lên ngôi của mạng xã hội đã kết nối người tiêu dùng lại với nhau và người tiêu dùng chỉ tin tưởng những người tiêu dùng khác. Họ chỉ muốn lựa chọn những doanh nghiệp làm đúng lương tâm, làm những việc có đạo đức. Vậy nên, thay vì sử dụng những chiêu trò quảng cáo, PR rầm rộ, đã đến lúc các doanh nghiệp cần dùng sự chân thành và tử tế để tạo ra một “mạng lưới” lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng.

“Tiếng lành đồn xa”, “Hữu xạ tự nhiên hương”, những giá trị nhân văn mà doanh nghiệp tạo ra sẽ nhanh chóng lan truyền và trở thành những “hạt giống thần kỳ” đưa công ty vươn lên mạnh mẽ. Đó là tài sản vô hình, là tài sản uy tín xã hội của một doanh nghiệp và có tầm quan trọng ngang với vốn tiền mặt hay vốn con người.

Người tiêu dùng chỉ muốn lựa chọn những doanh nghiệp làm đúng lương tâm, làm những việc có đạo đức.

Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi nhuận, họ tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận, sử dụng đủ mọi chiêu trò trong kinh doanh mà quên mất rằng chính giá trị tạo ra cho cộng đồng mới đem lại giá trị vật chất bền vững cho công ty. Vẫn biết Khoảng cách giữa “chúng tôi” và “chúng ta” vốn không dễ lấp đầy, bởi để đến được chữ “ta”, doanh nghiệp phải hy sinh cái lợi trước mắt, phải dũng cảm rời bỏ con đường cũ kỹ đang đi, để đương đầu khám phá con đường mới. Nhưng, trong khi mà cả thế giới đều đang hướng đến sự tử tế, doanh nghiệp liệu có còn lựa chọn nào khác?

Mỗi cá nhân sống tử tế là tiền đề để một xã hội tử tế

Thực tế, bạn không sống tử tế chỉ vì người khác, mà còn vì chính bản thân bạn. Thay vì mong đợi xã hội này tử tế với bạn, hãy sống tử tế với chính mình, với xã hội trước. Mỗi cá nhân sống tử tế là tiền đề để một xã hội tử tế. Cả xã hội tử tế thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc. Hãy luôn ghi nhớ: Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả. 

(Nguồn ảnh: ajcnews.net)

Video xem thêm: Đâu đó ngời kia cũng có người giống bạn đang đi tìm một nửa của mình

videoinfo__video3.dkn.tv||572c65c6c__