Một phản ứng chung khi đau đớn và căng thẳng là thở hổn hển hoặc thở rất ngắn và nông. Nhưng đáng tiếc là điều này lại khiến tăng thêm sự lo lắng và căng thẳng, đồng thời cảm giác đau cũng tăng lên.

Trước khi rơi vào một tình huống căng thẳng, hít thở sâu thường xuyên sẽ rất hữu ích. Hít thở sâu giúp thư giãn và cung cấp năng lượng, nó giúp bạn an tâm hơn bằng cách tập trung vào hơi thở.

Cố ý chú ý đến đến nhịp thở thường xuyên hơn sẽ dạy bạn cách kiểm soát tâm trạng. Có thể bạn sẽ nghĩ ” tôi không thể ngừng lại những suy nghĩ của mình”. Điều này đúng ở một mức độ nhất định. Nhưng nếu bạn xây dựng khả năng chú ý, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có thể kiểm soát những suy nghĩ của mình nhiều hơn bạn tưởng.

Nhịp thở thay đổi theo mức độ căng thẳng về tinh thần và thể chất. Nếu chúng ta cố gắng thay đổi nhịp thở của mình thì nhịp thở thì sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến trạng thái của chúng ta.

Căng thẳng thần kinh và mỏi cơ làm tăng mức độ đau. Hít thở sâu làm giảm stress và căng thẳng thần kinh, từ đó giúp giảm đau, nên người ta thường đề nghị những bệnh nhân đang đau đớn hãy hít thở sâu.

Để có thể thở sâu, hít vào rất chậm và cố gắng hít thật lâu, thở ra cũng làm tương tự. Hãy chú ý đến cảm nhận hơi thở chạy trong cơ thể bạn, khi nó qua cổ họng, ngực hay bụng của bạn? Phần nào trên cơ thể phồng lên hay xẹp xuống cùng nhịp thở? Vai, ngực hay bụng của bạn di động như thế nào?

Lý tưởng nhất, chúng ta nên dùng cơ hoành để thở, nhưng nhiều người trong chúng ta thường dùng cơ vai, ngực để hít không khí vào. Những cơ này được thiết kế với vai trò là nhóm thứ cấp trong việc hít thở, không phải nhóm chính.

Sau khi bạn lưu ý về thói quen thở của bạn, ngồi lên cao hay đứng, đặt tay lên bụng và hít thở.

Hãy tưởng tượng oxy đi qua cổ họng và xuống xương ức của bạn rồi vào đến bụng dưới, cơ hoành sẽ mở rộng như để hòa không khí vào trong.

Khi bạn thở ra từ từ, hãy tưởng tượng không khí đi lên từ bụng, qua mặt sau của cổ họng và ra khỏi mũi.

Khi bạn hít thở hãy cảm nhận âm thanh đó, nó cho thấy các đại dương, như thể bạn đang làm mờ một tấm gương bởi hơi sương.

Hít vào trong lúc đếm đến bốn, thở ra cũng theo nhịp tương tự. Tạm ngưng một chút trước khi hít vào tiếp.

Thực hành trong 5 đến 10 phút. Tâm trạng của bạn sẽ giống như ở trong trạng thái thiền.

Khi bạn thấy điều này thật thoải mái, đùa nghịch chút với hơi thở, cho chúng đến những khu vực khác nhau của cơ thể. Ví dụ, khi bạn căng cơ, hãy tưởng tượng rằng những luồng hơi thở chạy đến từng thớ cơ của bạn.

Bạn có thể dùng cách này khi bị chấn thương hay đau đớn. Để hơi thở chạy tới chỗ đau, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Tú Linh

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.