Trước thế kỷ 20, nhiều người phụ nữ Trung Quốc đã gập chân lại tạo hình “hoa sen” để khiến nó trông hấp dẫn hơn. “Cách làm đẹp” này được cho là bắt đầu từ các cung nữ trong triều đình sau đó lan rộng đến các tầng lớp quý tộc và thường dân. 

(Ảnh dẫn qua Commons.wikimedia)

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc xuất hiện của tục bó chân, nhưng câu chuyện phổ biến được nhiều người biết đến nhất chính là chuyện kể về cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã dùng dải lụa quấn quanh bàn chân mình và nhảy múa vũ điệu “Kim Liên Tam Thốn” (Gót sen ba tấc). Sau đó, các cung nữ khác cũng được yêu cầu làm theo cung phi. 

Hình thức này sau đó được phổ rộng ra nhiều phụ nữ khác thuộc tầng lớp quý tộc và sau đó lan dần tới xã hội thường dân. Tục “bó chân” phổ biến nhất vào triều đại nhà Thanh với đôi chân có kích thước cỡ khoảng 4 inch (10,6 cm).

(Ảnh dẫn qua Commons.wikimedia)

Tại thời điểm đó, hầu như tất cả phụ nữ thuộc tầng lớp hoàng thân quý tộc đều ưa chuộng cách làm đẹp bó chân sen. Theo quan niệm của người Hoa thời kỳ này, một người phụ nữ có đôi chân nhỏ được cho là đẹp, được những người đàn ông có địa vị lựa chọn thay vì những người phụ nữ có bàn chân thô kệch. Một điều đặc biệt đó là người phụ nữ không xem đó là một cực hình mà đều cho rằng đó là một cách làm đẹp. 

Một lý do khác nữa có thể giải thích cho tục lệ bó gót chân sen trở nên phổ biến ở Trung Quốc đó chính là tinh thần dân tộc. Cùng thời gian đó, tại Trung Hoa xảy ra rất nhiều cuộc xâm lược của nội quân Mông Cổ, điều này khiến người Hán truyền thống xem việc bó chân của người phụ nữ là cách phân biệt với người Mông Cổ. 

Thế kỷ 13, một học giả trí thức bắt đầu lên tiếng về nỗi đau mà các bé gái 5 tuổi phải chịu đựng khi muốn có một đôi chân “hoa sen”. Đến thế kỷ 16, những người phản đối tục lệ bó chân này càng trở nên đông và mạnh hơn. 

Năm 1912, Trung Quốc chính thức cấm thực hành tục lệ bó chân sen. 

Theo Vission Times,

Tuệ Minh biên dịch