Nhiều ý kiến lo ngại rằng: liệu trò chơi trên máy tính và chương trình TV có hại cho trẻ nhỏ hay không? Tranh luận đến từ nhiều chuyên gia phát triển trẻ em, các giáo viên, các nhà tâm lý học nhi khoa, và các bậc phụ huynh,… Hầu hết đều trả lời dứt khoát “Có!” cho câu hỏi này.

Tuy nhiên, lời tán thành cũng đến từ một nhân vật đặc biệt mà chúng ta không ngờ tới – cố chủ tịch của Apple, Steve Jobs. Ông có cùng quan điểm với nhiều kỹ sư và giám đốc điều hành kỹ thuật của thung lũng Silicon, Hoa Kỳ. Họ tin rằng kỹ thuật có thể “giết chết” trí sáng tạo và lời thắc mắc của trẻ em.

Một dẫn chứng là Steve Jobs đã giới hạn công nghệ xuống mức tối thiểu ở gia đình mình. Ông cùng với một số nhà điều hành kỹ thuật có cùng chung suy nghĩ cũng gửi con cái của họ tới trường Waldorf, ưu tiên môi trường học tập không có yếu tố công nghệ.

Nhiều gia đình đang phản đối xu hướng công nghệ, họ cố gắng đem lại cho thế hệ con cái mình một tuổi thơ giống như họ từng được nuôi dưỡng. Đó là một cuộc sống thực tế, tận hưởng ngoài trời, những trải nghiệm vui chơi thực tiễn, và có nhiều cơ hội dành cho trí tưởng tượng. Cách tiếp cận này thực sự mang lại cho trẻ em một nền tảng lành mạnh hơn, cân bằng hơn, và toàn diện hơn. Điều đó trái ngược những trẻ nhỏ dành thời gian không hạn chế cho màn hình điện tử.

“Vi tính không thể làm được – chỉ có cuộc sống thực tế mới là người thầy chân chính”

Có một danh sách dài những lý do tại sao bạn nên giới hạn thời gian con trẻ sử dụng màn hình điện tử. Và thậm chí danh sách còn dài hơn cho những lý do trẻ em nên tham gia các trò vui chơi năng động ngoài trời và giàu trí tưởng tượng. Dưới đây là một vài trải nghiệm phong phú có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ ở nhiều cấp độ.

– Vui chơi ngoài trời hình thành cho trẻ sự gắn kết sâu sắc hơn với thiên nhiên. Thế giới tự nhiên chính là người thầy dạy cho ta nhiều bài học. Trẻ em thu được nhiều lợi ích từ các trò chơi tự do bên ngoài, và cũng đồng thời được cung cấp thêm vitamin D nữa.

– Xây dựng một nơi chốn là ý thức mạnh mẽ về ‘thành tựu’ và ‘sở hữu’, cũng giống như một nơi để ‘ở’ và ‘thuộc về’. Một ngôi nhà ấm cúng sẽ là nơi để giao tiếp, chuyện trò, và phát triển tình bạn.

– Chơi trong nhà khi trời mưa không hề nhàm chán chút nào nếu trẻ được phép sử dụng chăn, mền, và một số đồ đạc để xây dựng “ngôi nhà ấm cúng” hoặc “pháo đài”. Một trò chơi khác là chơi bán hàng, chơi làm đầu bếp, chơi đồ hàng – trẻ sẽ được trải nghiệm những tình huống thường nhật.

– Chơi với hố cát giúp cơ thể được vận động trong tất cả mọi tư thế. Trẻ sẽ tăng cường cả cơ bắp lớn và nhỏ, bao gồm cả sức mạnh và sự dẻo dai. Với cát và các vật dụng, trẻ phát triển trí sáng tạo, kế hoạch, thử nghiệm, và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đưa thêm nhiều trẻ nhỏ cùng tham dự cuộc chơi, các bé sẽ có thêm giao tiếp.

– Hoạt động thể chất là nhu cầu hàng ngày để cơ thể được dẻo dai. Bơi lội là một trong những hoạt động thể chất hữu hiệu nhất. Hãy luyện tập quanh năm, điều đó sẽ giúp gây dựng nền tảng cho cuộc sống lành mạnh và năng động.

Danh sách này đơn giản là… vô tận. Nó tùy vào sự sáng tạo của riêng bạn để khám phá những hoạt động vui chơi thường ngày và tham gia cùng con trẻ. Đừng bị chi phối bởi suy nghĩ rằng máy tính có khả năng giáo dục. Đúng, chúng có thể làm điều đó, nhưng việc học tập bị giới hạn và một chiều. Trò chơi cuộc sống thực tế thì vô cùng phong phú, linh hoạt, và giúp trẻ nhỏ chuẩn bị cho thế giới thực với những con người thực.

Tôi thích nghĩ về tuổi thơ giống như một tấm thảm đầy màu sắc. Nếu hàng ngày bạn áp dụng những điều mới mẻ, trẻ sẽ phát triển ý thức học hỏi suốt đời.

Khuyến khích những cách chơi mới lạ có thể khó khăn lúc đầu, nhưng lại xứng đáng với nỗ lực và suy nghĩ của bạn. Có sự tham gia của nhiều người trưởng thành là điều cần thiết để tạo dựng bước đầu. Hãy theo sát trí tò mò và sở thích tự nhiên của trẻ. Có rất nhiều blog và website trên mạng được dành riêng để chia sẻ ý tưởng và trải nghiệm vui chơi khác nhau với mọi người.

Chani Blue, Vistion Times
Biên tập: Hồng Liên

Xem thêm: