Thái độ “lạnh nhạt” của trẻ với những con chữ là một thể lỏng vô hình, đang dần dần chảy vào văn hóa xã hội của chúng ta. Khi không đọc sách trở thành thói quen, khả năng đọc của trẻ sẽ giảm đi, từ đó ảnh hưởng thực sự đến sự trưởng thành của trẻ.

Trong cuốn “Mãi mãi không muốn là người nguyên thủy”, tác giả Triệu Lệ Hùng đã viết: “Tôi đã từng lo lắng, phạm vi đọc của trẻ trung học càng ngày càng nhỏ hẹp, thời gian có thể dành để đọc sách báo tham khảo cũng rất ít, rất nhiều người đã mất đi hứng thú và mong muốn đọc những tác phẩm nổi tiếng. Họ không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những loại sách mà không phải sách giáo khoa. Đây là một điều khiến chúng ta phải lo lắng, cũng là một hiện tượng đau lòng”.

Trên thực tế, những đứa trẻ lớn lên cùng với những sản phẩm điện tử qua mạng Internet dẫn đến phạm vi và thời gian đọc sách của các em không những hạn hẹp, hứng thú đọc sách của các em cũng dần biến mất cùng với thời đại “đọc tranh”, có nhiều học sinh còn có thói quen không đọc chữ. Thời gian rảnh rỗi của các em đã bị lấp đầy bởi mạng xã hội, phim ảnh, trò chơi điện tử… và việc đọc chữ với các em chỉ như một chấm nhỏ.

Đây chính là xu hướng công nghệ đem lại, có thể thấy con người đã lạnh nhạt với chữ viết. Theo kết quả điều tra của công ty The Gallup tại Mỹ cho thấy, đa số người được phỏng vấn trả lời rằng đọc sách là việc làm thỉnh thoảng của họ. Nhà sinh vật học Federica Pellegrini đã giải thích hiện tượng này “máy tính, tivi, các thiết bị điện tử, phim ảnh và các thiết bị truyền thông phi văn tự khác khiến con người có thể tiếp thu thông tin mà không cần đọc sách, nó làm tăng tốc độ thu hẹp kỹ năng đọc sách của con người.”

Đứng trước thực tế đó, có rất nhiều nhà giáo dục kêu gọi: Thái độ “lạnh nhạt” của trẻ với những con chữ là một thể lỏng vô hình, đang dần dần chảy vào văn hóa xã hội của chúng ta. Khi không đọc sách trở thành thói quen, khả năng đọc của trẻ sẽ giảm đi, từ đó ảnh hưởng thực sự đến sự trưởng thành của trẻ.

Các chuyên gia giáo dục cũng chỉ ra rằng, phim ảnh và những thông tin truyền thông khác có thể giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn đầu nhưng điều kỳ lạ là khi những đứa trẻ này đến khi hơn 10 tuổi trở đi thì khả năng đọc viết lại kém đi. Còn có học sinh làm bài thi mà không biết viết gì nên đành phải dùng lời thoại trong phim để viết. Họ còn chỉ ra rằng, khả năng diễn đạt tư duy rõ ràng nhất định phải thường xuyên đọc sách mới có được, còn phim ảnh không thể nào nuôi dưỡng được khả năng này ở con người. Thường xuyên sống cùng tivi và các phương tiện điện tử khác khiến con người hình thành thói quen xa rời sách vở, cũng giống như việc ở cùng một người bạn trong thời gian dài, tật xấu của người đó sẽ nhiễm vào bạn.

Cần sửa đổi thói quen không thích đọc sách cho con trẻ như thế nào?
Thường xuyên tiếp xúc với phương tiện điện tử khiến trẻ xa rời sách vở và con chữ. (Ảnh: twitter.com)

Vậy làm thế nào mới có thể sửa thói quen không thích đọc sách của trẻ?

Tắt tivi đi, hãy đọc những tác phẩm nổi tiếng, chúng sẽ giúp mở cánh cửa trí tuệ của bạn

Đây là lời khuyên chân thành của tác gia người Mỹ Richard Wright. Nhiều bằng chứng cho thấy, tivi và các thiết bị điện tử là tội đồ khiến trẻ “lạnh nhạt” với chữ viết và sách vở. Có thể thấy các phương tiện ấy đã cướp đi thời gian đọc sách quý báu của con người. Nó đã chi phối tư duy của con người và con người vô tình bị nó “dắt mũi”. Mặc dù nó đem lại cho chúng ta niềm vui nhưng lại cướp đi thời gian quý báu của chúng ta.

Cùng trẻ đọc sách, khiến trẻ hình thành thói quen đọc sách

Ba chị em nhà Charlotte Bronte đã in đậm dấu ấn trong lịch sử văn học Anh. Việc họ có thể sáng tác những tác phẩm văn học nổi tiếng ghi danh sử sách gắn liền với thói quen đọc sách từ nhỏ của họ. Cha mẹ họ thường xuyên đọc sách của con, để vượt qua những đêm đông dài giá lạnh, họ ngồi quây quần trước lò sưởi, cùng nhau đọc sách. Khi mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, họ thường ngồi giữa cỏ cây hoa lá, ngâm thơ. Hạt mầm văn học từ đó chôn sâu vào trong lòng họ. Có lẽ, đây chính là khởi nguồn để họ viết nên những tác phẩm như “Jane Eyre”, hay “Đồi gió hú”.

Để trẻ cảm nhận được sự hấp dẫn của các con chữ khi đọc sách

Mặc dù internet có thể vượt qua khoảng cách không gian, giúp cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn, nhưng sự xa cách chữ viết sẽ khiến chúng ta mất đi cơ hội tận hưởng sức hấp dẫn diệu kỳ của con chữ trên trang sách. Sự khác biệt giữa sản phẩm điện tử và sách chính là e-book thiếu cảm giác gần gũi, chỉ có sách làm từ giấy mới đem lại cho con người cảm giác gần gũi, chân thật. Khi tĩnh tâm đọc sách, bạn sẽ vô tình phát hiện mình đang bước vào một cung điện đẹp say đắm lòng người, sự thần bí ở đó sẽ khiến bạn quyến luyến không nỡ rời xa.

Để trẻ cảm nhận được sự hấp dẫn của các con chữ khi đọc sách
Giúp trẻ cảm nhận sự hấp dẫn trong trang sách. (Ảnh: pixabay.com)

Cùng con lập kế hoạch đọc sách, hướng dẫn con đọc những tác phẩm kinh điển

Thói quen đọc sách của trẻ phải bắt đầu từ vấn đề nhận mặt chữ, cùng với khả năng nhận biết chữ tăng ở con, cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ đọc sách. Các tác phẩm văn học kinh điển từ cổ chí kim tự nhiên sẽ trở thành lựa chọn ban đầu của con. Khiến trẻ cùng giao lưu tâm hồn với các bậc vĩ nhân, giúp trẻ cảm nhận được sự kỳ diệu giấu kín trong từng con chữ.

Giúp con nắm được phương pháp đọc sách có hiệu quả, đọc sách có lựa chọn

Trong cuốn “Mãi mãi không muốn là người nguyên thủy” tác giả Triệu Lệ Hùng đã viết: “Chỉ có niềm ham mê đọc sách thôi e rằng vẫn chưa đủ, còn phải quan tâm phải đọc như thế nào. Là độc giả, chúng ta không chỉ đơn giản là tiếp nhận, mà nên là một nhà tư tưởng, người tham gia chủ động. Quá trình đọc sách là quá trình thưởng thức, cảm thụ và tiếp nhận. Nếu có thể thường xuyên ghi lại cảm tưởng khi đọc một tác phẩm bằng chính lời của mình, quả là một việc làm vô cùng hữu ích. Tất nhiên, quá trình đọc sách cũng có thể là quá trình bài trừ thứ xấu, bởi vì không phải tất cả các cuốn sách đều hấp dẫn”.

Hơn nữa, đọc sách là quá trình tích lũy ngày này qua ngày khác, nên nó còn rèn luyện sự kiên trì cho người đọc.

Hồng Ân