Nếu chưa biết đi đâu vào dịp cuối tuần, bạn có thể ghé thăm làng Chuông, ngôi làng nằm bên dòng sống Đáy hiền hòa với nghề làm nón bao đời nay. 

Dân gian có câu: “Muốn ăn cơm trắng cá trê. Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”. Nghề làm nón nơi đây được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người phụ nữ làng Chuông bằng sự khéo léo của đôi bàn tay đã tạo ra những chiếc nón xinh xắn, bền đẹp, làm nên hình ảnh Việt Nam duyên dáng và yêu kiều.

Dạo quanh chợ phiên làng Chuông

Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Làng Chuông với hơn 300 năm nổi tiếng có nghề làm nón lá, với nhiều mẫu mã phục vụ đối tượng khác nhau. (Ảnh: Mytour)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Vào ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 hàng tháng, phiên chợ nón lại tấp nập. Các mẹ, các chị lại nhộn nhịp ra chợ để chào bán sản phẩm của quê hương. Khách đến làng không chỉ để đặt hàng mà còn muốn tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón. (Ảnh: Vntrip)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Ngày nay, cùng với xu thế cách tân nữ phục truyền thống, chiếc nón cũng được đa dạng hóa thêm, thị trường nón cũng được mở ra một hướng khác. (Ảnh: Zing)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Hiện nay ở làng Chuông có tới 85 % hộ làm nón, sản xuất 3.500.000 chiếc nón/năm. Nón làm thủ công, một ngày có khi chỉ làm được 3-5 chiếc. (Ảnh: Zing)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Lá nón được lấy từ một loại cây họ nhà cọ ở vùng núi non Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Lá phải sáng màu và xanh đều thì nón mới đẹp. (Ảnh: Zing)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Sau khi mua về, lá sẽ được vò trong cát cho mềm rồi đem phơi khoảng hai, ba nắng. Sau đó, người thợ sẽ dùng chiếc giẻ bọc vào lưỡi cày hơ trên than củi để là cho lá phẳng mịn.(Ảnh: Zing)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Công đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận, căn chỉnh nhiệt độ sao cho vừa phải để lá không bị cháy, đỏ. Nếu nhiệt không đủ, chiếc lá sẽ bị sống, không bóng đẹp.
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Vòng nón ở làng Chuông được làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. (Ảnh: Zing)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Người khâu nón được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu, thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. (Ảnh: Mytour)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Khâu nón là công đoạn khó nhất, thể hiện sự tài tình khéo léo của người làm. Người thợ giỏi khi khâu phải bảo đảm lá không bị nát, không lộ chân kim, đường kim mũi chỉ đều tăm tắp, chặt chẽ, khi soi lên mặt trời không thấy kẽ hở. (Ảnh: Mytour)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, tức phần buộc quai nón, tùy nón mà nôi pha mầu, phối mầu. Ðể tránh thấm nước, người thợ sẽ phết phía ngoài lớp dầu thông mỏng.
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Cái tài của người thợ làng Chuông là múi nối sợi móc được dấu kín, khi nhìn vào chỉ thấy những mũi khâu mịn màng. (Ảnh: Tuhaohangviet)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Người dân tấp nập với những buổi chợ phiên truyền thống. (Ảnh: Zing)
Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa
Sắc đỏ của những sợi dây len làm không khí phiên chợ thêm phần tươi mới, nhộn nhịp.

Ghé thăm làng Chuông tìm lại nét đẹp chợ Việt xưa

Địa điểm vui chơi lân cận

– Đi dạo bên dòng sông Đáy.

– Thăm chùa Long Tiên, chùa Trầm, chùa Trăm Gian…

– Vui chơi, cắm trại trên núi Trầm.

Những địa danh trên đều gần với làng nón nên bạn có thể tranh thủ đi trong ngày, khám phá vẻ đẹp làng quê Bắc bộ.

Cách di chuyển đến làng Chuông

Từ trung tâm Hà Nội, di chuyển đi theo hướng quốc lộ 6 đi Hòa Bình, tới ngã ba Ba La (Hà Đông) rẽ trái để đi theo hướng đi chùa Hương. Qua thị trấn Kim Bài khoảng 2 km thì sẽ tới ngã 3, rẽ phải vào làng Chuông.

Hoài Phương