Một cô giáo người Ấn Độ 40 tuổi vẫn thường bị nhầm lẫn với đứa trẻ lên 13. Căn bệnh hiếm gặp khiến cô phải sống trong vóc dáng trẻ con nhưng không thể lấy đi của cô nụ cười và năng lượng tích cực.

Pinky Bahroos (40 tuổi) đến từ thành phố Badodra, Ấn Độ từng nhiều năm ròng bị chê cười và đối xử phân biệt vì hình dáng nhỏ bé của mình. Cô mắc phải Hội chứng Turner bẩm sinh. Đó là một rối loạn hiếm gặp với tỷ lệ 1/5000 gây ra nhiều vấn đề về chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng tới phát triển buồng trứng và gây khuyết tật tim.

Trong một kỳ nghỉ hè, bố mẹ đột nhiên nhận thấy cô không giống như các bạn đồng trang lứa nên đã đưa đi khám bác sĩ. Kết quả cho thấy Pinky có một nhiễm sắc thể X bị thiếu, cô sẽ không bao giờ dậy thì, chẳng bao giờ có kinh nguyệt và sẽ sớm phải đối mặt với bệnh loãng xương.

Tuy bố mẹ giấu giếm, nhưng Pinky vẫn sớm cảm nhận được sự khác lạ ở mình. Một cô bé đang độ tuổi tươi tắn nhất bỗng phải chấp nhận sự thật mình không thể lớn thêm được nữa, điều đó trở thành cú sốc lớn với Pinky.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Pinky vẫn tiếp tục học tập để hoàn thành chương trình ở trường đại học (Ảnh: dailymail)

Ban đầu bạn bè luôn ở bên quan tâm đến cô, nhưng thời gian trôi, khi họ thấy Pinky không thể lớn, những khác biệt thể chất, tuổi dậy thì kéo họ ra xa khỏi cô.

Cô thường được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh tuổi ở những nơi công cộng. Cô từng bị nhầm tưởng là sinh viên khi nộp đơn xin việc. Bạn bè của cháu trai cô còn nghĩ rằng Pinky là anh em họ trong nhà.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Pinky chụp ảnh cùng cháu trai Khush Navani (17 tuổi)  (Ảnh: dailymail)

Tuy nhiên, sau nhiều năm chung sống với khiếm khuyết cơ thể, cú sốc lớn nhất khiến Pinky rơi vào tình trạng trầm cảm lại là khi em gái của cô kết hôn. Pinky nhận ra mình sẽ vĩnh viễn không thể có một đám cưới hạnh phúc.

Nhớ lại lúc đó, cô tâm sự: “Đó là thời gian tôi không thể không bật khóc. Tôi cảm thấy tức giận và bất lực, những cảm xúc tiêu cực ấy biến thành cơn trầm cảm”.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Sống trong một đất nước còn nặng nề về bất bình đẳng giới, lại thêm hình thể yếu kém khiến Pinky từng rơi vào trầm cảm nghiêm trọng  (Ảnh: storytrender)

Pinky rơi vào trạng thái không ăn, sút cân chóng mặt, và ngủ vùi cả ngày. Cô kéo dài tình trạng đó trong 1 năm. Bố mẹ Pinky đã rất buồn, và một ngày, họ quyết định phải nói chuyện nghiêm túc với cô. Buổi tâm sự ấy đã khiến Pinky nhận ra giá trị của gia đình và bản thân. Cô dần vượt qua cơn khủng hoảng và học cách cảm nhận hạnh phúc may mắn vì được sống.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Pinky đã phát hiện ra niềm vui được sống sau khi ý thức được mình đã may mắn như thế nào (Ảnh: dailymail)

“Chỉ 1 % trẻ sơ sinh mắc hội chứng Turner sống sót, hầu hết chúng chết trước khi sinh ra. Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn khi không chỉ sống sót mà còn được sống một cuộc đời trọn vẹn”, Pinky tâm sự.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Pinky và những người thân yêu (Ảnh: storytrender)

Vực lại tinh thần, Pinky bắt đầu vào làm việc tại một công ty du lịch ở Dubai. Công việc hàng ngày chỉ là lo việc photo giấy tờ, vậy nhưng cô không hề phàn nàn và luôn cố gắng làm tốt nhất có thể. Dần dần cô lấy được sự chú ý và giao cho việc bán tour du lịch.

Pinky kể: “Tôi đã bắt đầu tham dự các bữa tiệc xa hoa do các hãng hàng không tổ chức, tôi bán được dịch vụ, kiếm được thu nhập và dần nhận được sự tôn trọng từ mọi người”.

Tuy nhiên, sau 1 năm phấn đấu với công việc, Pinky buộc phải trở về Ấn Độ vì xương của cô đã bắt đầu suy yếu. Hội chứng Turner đã dẫn đến loãng xương.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Ở tuổi 40, Pinky chỉ cao hơn 1,4 m và nặng gần 32 kg và xương thì già cỗi như người 80 tuổi (Ảnh: storytrender)

Pinky chấp nhận tình trạng của mình và tiếp tục phấn đấu trong cuộc sống. Không thể làm việc ngày 8 tiếng như mọi người, cô xin làm giáo viên cho một chương trình giảng dạy đặc biệt của Hoa Kỳ. Học sinh của cô là các em 3-8 tuổi. Môi trường làm việc mới trở thành nơi để Pinky được phát triển khả năng nói chuyện và viết thơ của mình.

dung voi than trach minh om yeu hay hoc cach lac quan nhu co giao mai khong duoc lon
Cuốn sách mà Pinky viết về chính cuộc hành trình của mình (Ảnh: Storytrender)

Pinky sắp xuất bản một cuốn sách tự viết có tên “Đi tìm nhiễm sắc thể X”, cô đang rất hào hứng đón chờ phản hồi từ độc giả.

Bất chấp nhiều giới hạn về sức khỏe, Pinky Bahroos vẫn luôn trân trọng từng ngày được sống và lao động hết nhiệt huyết của mình.

Suy ngẫm:

Con người dường như là sinh mệnh may mắn nhất khi có một thân thể toàn vẹn và đẹp đẽ như thế này. Nhưng còn có một điều quý giá hơn nữa nằm trong thân thể ấy, đó chính là tâm hồn, là sự tự nhận biết của mỗi người. 

Hai yếu tố này dường như có sự liên hệ mật thiết với nhau. Ta có thể nhìn rõ điều này qua câu chuyện của Pinky. Cụ thể hơn, người phụ nữ Ấn Độ đặc biệt này khiến chúng ta thêm tin tưởng và sức mạnh tinh thần của con người.

Sức mạnh ấy nằm ở góc nhìn

Ban đầu, những thiệt thòi về thân thể khiến cô gái đi hết từ nỗi buồn này đến thất vọng khác. Và suýt chút nữa cô đánh mất mình trong chứng trầm cảm. Nhưng Pinky vẫn rất may mắn khi có cha mẹ bên cạnh. Họ đã chỉ ra cho cô điều quan trọng nhất của mỗi người: Cơ hội được sống. Pinky dù có thân thể không trọn vẹn, nhưng cô nắm giữ may mắn của 1% được sống, trong số những em bé có cùng khuyết tật. Khi nhận thức được may mắn của mình Pinky đã hoàn toàn thay đổi. 

Ngoại hình vẫn là trở ngại của cô, nhưng tinh thần của cô đã khác. Cô đã chạm đến sự tự do: Khi người ta còn sống, người ta còn cơ hội để sống đúng và sống tốt. Bạn thấy đấy với thân thể của một đứa trẻ, Pinky vẫn là một giáo viên, vẫn là một nhà thơ, một người diễn thuyết. Cô ấy làm mọi thứ cô ấy muốn. Cơ thể không thể nhốt được khao khát được sống đúng và sống tốt của con người. 

Vậy điều quan trọng nhất để có được một cuộc sống ý nghĩa liệu có nằm trọn vẹn trong một thân thể lành lặn, không ốm yếu? Pinky đã trả lời cho chúng ta là “Không”. Điều kiến tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa nằm trong tư tưởng của bạn, trong sự tự nhận thức bản thân của bạn. Không ai khác có thể ngăn bạn sống là mình, tạo nên những điều tốt đẹp nếu chính bạn có thể khẳng định với bản thân: “Mình có thể làm được”. 

Tuy nhiên câu thần chú “Mình có thể làm được” ấy chỉ phát huy tác dụng khi bạn thực sự hành động. Trong những lúc nhận ra mình đang nản lòng, xin hãy kiên định làm những điều dù là nhỏ nhất, đơn giản nhất, nhưng nó giữ bạn ở lại trên con đường thiện lành, tốt đẹp mà bạn đã lựa chọn từ đầu. 

Hoài Phương – Hy Văn