Góc bếp không chỉ dành cho mẹ, mà nơi đây cũng chính là khoảng không gian mẹ có thể dạy bé được rất nhiều điều bổ ích.

Cách nhận biết và phân biệt các loại thực phẩm

Đây là yếu tố quan trọng để giúp trẻ có thể biết được tên món ăn và các thực phẩm tốt cho bản thân khi đi học, đi chơi xa hoặc không có bố mẹ ở nhà. Qua đó cũng có thể dạy trẻ cách tự lập sớm, khiến bố mẹ yên tâm hơn.

Giúp đỡ người khác

Mỗi khi bé rảnh hoặc thời gian cuối tuần, mẹ cùng bé vào bếp sẽ giúp bé hiểu được rằng để có được những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày thì mẹ đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn liền tay không ngừng nghỉ.

Và khi mẹ dạy trẻ những việc nhỏ trong trong quá trình chế biến món ăn, bé sẽ học được cách giúp đỡ người khác, san sẻ công việc với bạn bè ở lớp, học được cách tự lập phần công việc của mình.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Đầu Bếp Gia Đình).

Chia sẻ, tâm sự và cởi mở

Một giáo sư Đại học Columbia cho biết: “Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất cho các bậc cha mẹ để tham gia vào cuộc sống của con cái họ là có bữa ăn gia đình thường xuyên”.

Khi mẹ và bé cùng nhau vào bếp, ngoài chia sẻ phần công việc ra, mẹ có thể hỏi han và nghe bé kể chuyện sau một ngày đi học. Từ đó, mẹ đưa ra những lời khuyên và dạy bé nên đối mặt, xử lý sự việc đó như thế nào.

Làm như thế cũng sẽ giúp tình cảm của mẹ và bé luôn gần gũi, bé sẽ mở lòng với mẹ trong mọi chuyện hơn.

Trân quý thức ăn

Hiện nay, chứng biếng ăn của trẻ rất phổ biến khiến bố mẹ mất nhiều thời gian để cho trẻ ăn mỗi bữa. Vì vậy, khi cho bé vào bếp cùng, mẹ sẽ dạy trẻ nhiều hơn về cách trân quý đồ ăn. 

Bình thường, khi chúng ta tự làm hoặc cùng làm một sản phẩm gì đó thì bản thân sẽ trân quý sản phẩm đó hơn. Và khi giúp mẹ nấu những bữa cơm thì bé cũng sẽ trân trọng món ăn do chính mình làm ra.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kể thêm cho bé về những câu chuyện của các bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhiều lúc còn không được ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Để bé thấy được rằng, bản thân không nên lãng phí đồ ăn và luôn tự ăn hết phần cơm của mình.

Tăng khả năng sáng tạo

Khi giúp đỡ mẹ vào bếp, bé sẽ sẽ học khả năng tư duy, tìm tòi công thức mới trong thời gian đứng bếp. Hỏng hay thành công không phải vấn đề. Điều quan trọng là trẻ được trải nghiệm và thử vận dụng khả năng tư duy từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Luôn gọn gàng, ngăn nắp

Bé thường chơi đồ chơi xong để mỗi nơi một thứ rồi đi làm hoặc chơi một thứ khác và cuối cùng người dọn dẹp vẫn là bố mẹ. Tuy nhiên, khi bé vào bếp cùng thì mẹ có thể dạy bé cách dọn dẹp rác sau khi nấu ăn xong, xếp bát, đĩa mang đi rửa. Ngay cả khi chưa thể trực tiếp rửa bát, mẹ có thể dạy trẻ cách thu dọn thức ăn vung vãi, xếp bát đũa, lau bàn…

Điều này giúp trẻ hiểu phần nào trách nhiệm chứ không thể để lại đồ lộn xộn do chính mình tạo ra.

Nhớ về những kỷ niệm 

Trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm giác quan khi bẻ vụn những đồ ăn khô, đong đếm các nguyên liệu như gạo, bột và khi làm sạch các loại rau củ. Những trải nghiệm này sẽ ghi dấu trong tâm trí của bé. Và có thể nhiều năm sau này, khi đã ở độ tuổi trưởng thành, bé sẽ nhớ về những mùi hương của các loại rau củ và nghĩ về những khoảng thời gian được ở trong bếp cùng mẹ.

Video xem thêm: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

videoinfo__video3.dkn.tv||4f7ddec95__