Chàng trai trẻ của 20 năm về trước giờ đã trở thành một người đàn ông trung niên 47 tuổi, nhưng trong suốt những năm tháng đó, “chàng Hachiko” chưa bao giờ ngừng thương nhớ và vẫn tới chờ người ấy tại điểm hẹn tình yêu – hàng ngày.

Những năm qua, ngày nào nhà ga xe lửa Đài Nam tại Đài Loan cũng đón tiếp một người đàn ông kỳ lạ. Ông thường hay quanh quẩn tại những bậc thang lớn, hay đừng nhìn dòng người đi lại tại cửa ra vào của nhà ga, tìm kiếm, chờ đợi… Tên của ông là Ah Ji.

Ông Ah Ji thường loay hoay gần các bậc thang hay cửa nhà ga, chờ đợi người yêu (Ảnh: Internet)
Ông Ah Ji thường loay hoay gần các bậc thang hay cửa nhà ga, chờ đợi… (Ảnh: Internet)

“Chàng Hachiko”

Mọi chuyện bắt đầu khi cậu trai trẻ Ah Ji yêu một người con gái, và họ đã hẹn gặp nhau tại nơi đây 20 năm về trước. Người ta không biết được rằng Ah Ji đã gắn bó với cô gái ấy đến đâu, nhưng một điều chắc chắn là cô ấy đã lỡ hẹn. Cô không chỉ lỡ hẹn, mà còn bặt vô âm tín, Ah Ji đã không nhận được một tin tức nào kể từ buổi hẹn hò định mệnh ấy…

Cuộc hẹn bất thành khiến Ah Ji trở nên suy sụp và đau khổ, nhưng ông vẫn nuôi hy vọng. Ah Ji bắt đầu sống như một người vô gia cư, quanh quẩn tại nhà ga, và phải dựa vào lòng trắc ẩn của những công nhân và người qua đường. Thi thoảng những người thân của Ah Ji lại mang cho ông đồ tiếp tế và thuyết phục ông về nhà, nhưng họ chưa một lần nào thành công.

Nhà ga Đài Nam nơi ông Ah Ji "chàng Hachiko" vẫn đợi chờ trong suốt những năm qua (Ảnh: Internet)
Nhà ga Đài Nam nơi ông Ah Ji vẫn đợi chờ trong suốt những năm qua (Ảnh: Internet)

Tôi đã quen với việc chờ đợi“, Ah Ji tâm sự. Ông không muốn rời bỏ nơi hẹn ước này, mặc cho mọi người thuyết phục. Thậm chí, các nhà hoạt động xã hội tại Đài Loan đã từng tổ chức một bữa tối cho Ah Ji cùng người thân, và ông còn có vinh dự cụng ly với ngài Phó thị trưởng thành phố. Tuy nhiên, Ah Ji cũng lịch sự từ chối mọi lời khuyên nhủ và chỗ ở từ thiện dành cho mình: “Tôi không muốn rời đi“, ông trả lời chắc chắn.

Vợ giáo sư Hidesaburo Ueno là Yaeko Ueno (ngồi hàng đầu tiên, thứ hai từ phải sang) và các nhân viên nhà ga Shibuya tiếc thương trước sự ra đi của Hachiko - ảnh chụp ngày 8/3/1935 (Ảnh: Yoshizo Ozawa)
Ông Ah Ji đã được đặt cho biệt danh “chàng Hachiko” vì câu chuyện chờ đợi thủy chung của ông rất giống với chú chó Hachiko nổi tiếng của Nhật Bản (Ảnh chụp Hachiko ra đi sau 10 năm chờ chủ ở nhà ga: Yoshizo Ozawa)

Sau khi tin tức về Ah Ji lan truyền trên khắp các mặt báo tại Đài Loan, Singapore và Trung Quốc, ông đã được đặt cho biệt danh là “chàng Hachiko”, vì câu chuyện về sự chờ đợi của ông rất giống với lòng thủy chung của chú chó Hachiko nổi tiếng Nhật Bản. Trong suốt 10 năm, Hachiko đã ngồi đợi chủ trở về hàng ngày tại nhà ga cho đến khi chú chó qua đời.

Quang Minh tổng hợp

Xem thêm: