Võ Tòng là anh hùng hào kiệt, là nhân vật tiếng tăm vang dội Lương Sơn, tay không đánh chết hổ, nổi danh thiên hạ. Nhưng cũng chính con hổ này đã khiến cho Võ Tòng cửu tử nhất sinh, suýt chút nữa bước vào con đường một đi không trở lại…

Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Từ nhỏ mồ côi cha mẹ và được anh trai là Võ Đại Lang nuôi dạy. Ông là người tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, mình cao 8 trượng. Từ nhỏ Võ Tòng đã đam mê võ thuật, sư phụ ông là Chu Đồng, một vị đại sư Thiếu Lâm tự, đồng thời là sư phụ của những bậc anh hùng hảo hán như Lâm Xung, Lư Tuấn Nghĩa, và Nhạc Phi. Lớn lên Võ Tòng có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí:

Cuộc đời trải chán bể dâu,
Tử sinh kinh cụ hơi đâu bận lòng?
Giang sơn phó một giấc nồng,
Xem trời xoay với anh hùng ra sao?

Nhị Lang Võ Tòng là anh hùng hào kiệt, là nhân vật tiếng tăm vang dội Lương Sơn, tay không đánh chết hổ, nổi danh thiên hạ. Nhưng cũng chính con hổ này đã khiến cho Võ Tòng cửu tử nhất sinh, suýt chút nữa bước vào con đường một đi không trở lại, thậm chí sau này đại khai sát giới, giết liền một lúc mấy chục mạng người:

Giang hồ say tỉnh tỉnh say
Ngang trời dọc đất thân này xem không
Bấy lâu xuôi ngược bềnh bồng
Biết nhau chăng có non sông với mình

Nhị Lang Võ Tòng là anh hùng hào kiệt, là nhân vật tiếng tăm vang dội Lương Sơn, tay không đánh chết hổ, nổi danh thiên hạ. (Ảnh: pixnet.net)

Con đường cầu chết của Võ Tòng

Lần thứ nhất, nổi giận không kiềm chế được, giết gian phu dâm phụ, kỳ thực cũng là “cầu chết”. Võ Tòng nghe tin huynh trưởng đã mất, lửa hận ngùn ngụt. Khi con đường báo quan tố cáo bị đóng lại, Võ Tòng đã dùng dao hạ sát Phan Kim Liên, sau đó lại đấu võ đánh chết Tây Môn Khánh ở lầu Sư Tử. Xã hội nào thì giết người cũng phải đền mạng. Mặc dù Võ Tòng vì báo thù cho huynh trưởng, nhưng đó là tư thù, hễ truy cứu ắt sẽ không tránh được tội chết.

May mắn gặp được phủ doãn thương tình sửa tội danh cho nhẹ đi, rồi chuyển lên tỉnh viện thẩm xét nghị tội, đã cứu được mạng của Võ Tòng:

“Xét Vương Bà có ý dụ dỗ thông gian, nên mụ là chủ mưu làm hại tính mệnh Võ Đại, xúi dục dâm phụ bỏ thuốc độc, giết chết chồng, lại xui dâm phụ đuổi Võ Tòng đi, không cho tế cúng huynh trưởng, dẫn đến bị giết. Xúi giục nam nữ bất chính, bại hoại nhân luân, theo luật sẽ bị lăng trì xử tử. Xét Võ Tòng tuy là báo thù cho huynh trưởng, đánh chết gian phu Tây Môn Khánh, tuy ra tự thú, cũng khó tha. Đánh 40 gậy, thích chữ đi đày ngoài 2000 dặm. Gian phu dâm phụ, tuy là trọng tội, nhưng đã chết nên không luận tội. Những nghi phạm liên can khác, được phóng thích trở về. Ngày bản phán quyết đến, thì lập tức thi hành”.

Lần thứ hai, tá túc ở dốc Thập Tự, cũng là “cầu chết”. Dốc Thập Tự là nơi nào? Vốn là nơi Tôn Nhị Nương mở hắc điếm, người bình thường tránh cũng không kịp, đâu có ai dám đích thân xông vào núi dao biển lửa? Từ xa nhìn thấy tửu điếm (quán rượu), bên song cửa có một phụ nữ đang ngồi lộ ra cái áo lụa xanh lục, trên đầu cài chiếc trâm vàng óng ánh, bên tóc mai cài mấy bông hoa dại. Thấy Võ Tòng cùng hai viên công sai đến trước cửa, người phụ nữ liền bước ra đón tiếp.

Thân dưới mặc một cái váy lụa hồng tươi, mặt thoa phấn, vạt áo ngoài hở phần ngực, lộ ra cái yếm lụa hồng đào, rõ ràng là quỷ môn quan điện Diêm Vương. Võ Tòng nói: “Ta xưa nay hành tẩu giang hồ nhiều lần nghe người ta nói: ‘Dốc Thập Tự Đại Thụ, hành khách ai dám đi qua đó? Béo thì thái làm nhân bánh bao, gầy thì ném xuống sông’”.

Lần thứ ba, đến nhà giam Mạnh Châu, rõ ràng là “cầu chết”. Võ Tòng nói: “Ngươi đến nói lôi thôi gì, muốn lão gia phải biếu tiền sao? Nửa xu cũng không có nhé, ta chỉ có hai nắm đấm này tặng thôi! Vàng bạc có chút, để ta mua rượu uống. Xem ngươi làm gì được ta? Không cách gì thì đem ta trở về huyện Dương Cốc chăng?”.

Tên sai nha đó giận dữ bỏ đi. Đám tù nhân ùa lại nói: “Hảo hán, anh rắn với hắn, lát nữa khổ rồi! Hắn bây giờ đến nói với Quản Doanh tướng công, ắt sẽ hại tính mạng anh”.

Võ Tòng nói: “Không sợ, cứ kệ nó xem nó làm gì được ta, nó giở văn thì ta dùng văn, nó giở võ thì ta dùng võ”.

Đang lúc nói chưa dứt lời, chỉ thấy ba bốn người đến phòng đơn gọi to: “Tù nhân mới Võ Tòng đâu?”. Võ Tòng đáp: “Lão gia ở đây, cũng chẳng đi đâu, sao phải hò hét ầm ĩ thế?”. Làm gì có phạm nhân nào dám ngông nghênh như thế?

Cuộc đối thoại của Võ Tòng và sai nha trong trại giam Mạnh Châu. (Ảnh: dkn.tv)

Lần thứ tư, thấy Quản Doanh hỏi, chỉ cầu chết sớm. Chỉ thấy Quản Doanh nói: “Tù nhân mới Võ Tòng, ngươi trên đường đi mắc bệnh gì à?”. Võ Tòng nói: “Ta trên đường chẳng bệnh gì hết, rượu uống tốt, thịt ăn tốt, cơm ăn tốt, đường đi tốt”.

Quản Doanh nói: “Gã này trên đường mắc bệnh đến đây. Ta xem hắn sắc mặt cũng mới khỏi, tạm gửi trận đòn này lại”. Quân lính cầm gậy hai bên, nói nhỏ với Võ Tòng: “Anh cứ nói là có bệnh đi, đây là tướng công bỏ qua cho anh. Anh mau nói đã bị bệnh là  được rồi”. Võ Tòng nói: “Chưa từng bị bệnh, chưa từng bị bệnh! Cứ đánh đi cho xong chuyện. Ta chẳng muốn để trận đòn gậy này lại làm gì, gửi lại là món nợ lộn ruột, đến bao giờ cho xong!”.

Đám người hai bên đều cười. Quản Doanh cũng cười nói: “Có lẽ tên này bị bệnh nhiệt rồi, không thấy ra mồ hôi, do đó nói cuồng ngôn. Khỏi cần nghe nó, hãy đem nó đến phòng giam đơn đi”.

Lần thứ năm, đấu với Tưởng Môn Thần. Thi Ân nói: “Gã đó họ Tưởng tên Trung, thân cao dễ đến 9 thước. Do đó giang hồ đặt cho hắn biệt danh là Tưởng Môn Thần. Gã đó không chỉ cao lớn, vốn có bản sự đầy thân, giỏi sử dụng thương bổng, vung quyền phi cước, rất giỏi đánh nhau. Hắn tự khoe: ‘Ba năm ở Thái Sơn đánh nhau, chưa từng có đối thủ. Khắp thiên hạ, chẳng có người nào bằng ta’”.

Võ Tòng nghe xong, rượu say đến đấu Tưởng Môn Thần. Võ Tòng đi qua khu rừng, thấy một đại hán như tượng Kim Cương, khoác một cái áo vải trắng, kéo cái ghế ra, cầm cái phất trần, ngồi dưới bóng cây hòe xanh biếc hóng mát. Võ Tòng nhìn người đó, thấy dáng vẻ rất hung dữ: “Hình dáng xấu xí, tướng mạo phóng túng. Khắp người đỏ tía, mấy sợi gân xanh nổi ra, râu vàng hơi hếch lên, mép như ve sầu, mắt kỳ quái trợn tròn, mắt lông mày như sao treo, ngồi hung dữ như hổ, đi tựa như môn Thần” (Thần giữ cổng).

Lần thứ sáu, máu nhuốm lầu Uyên Ương, nào dám nghĩ có thể sống mà trở về. Võ Tòng chạy vào, một dao bổ xuống, Tưởng Môn Thần dẫu có sức lực ngàn cân cũng không sao tránh được. Võ Tòng vung cước trái, lộn người đá một cước, rồi lại quay người hạ thủ Trương Đô Giám. Thấy trên bàn có rượu thịt, Võ Tòng cầm chén rượu lên, uống một hơi cạn sạch. Uống liền 3, 4 chén, bèn tới bên thi thể cắt lấy một vạt áo, chấm máu, viết lên bức tường vôi trắng dòng chữ lớn: “Kẻ giết người là Võ Tòng đánh hổ!”. Bên dưới, phu nhân hỏi: “Trên lầu sao lại kinh động thế?”. Võ Tòng chạy đến trước phòng, phu nhân thấy một đại hán vào, liền hỏi: “Ngươi là ai?”. Võ Tòng vung dao lên khiến phu nhân đổ gục xuống trước cửa. Võ Tòng định bụng dùng dao nhưng không cắt được, đến khi soi thử dưới ánh trăng, mới hay con dao sắc đã mẻ cong cả rồi…

Lần thứ sáu, máu nhuốm lầu Uyên Ương, nào dám nghĩ có thể sống mà trở về. (Ảnh: youtube.com)

Đó là con đường một mực “cầu chết” của Võ Tòng, tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, từ nhỏ đã chịu biết bao tủi nhục, một lòng muốn trở thành bậc nam nhi mạnh mẽ, thề sẽ đánh bại tất cả những kẻ nào cậy mạnh hiếp yếu. Võ Tòng nói với Trương Thanh hãy cứu mạng hai viên công sai áp tải mình, rằng: “Võ Tòng bình sinh chỉ đánh kẻ mạnh trong thiên hạ. Hai vị công sai này đối với đệ rất cẩn thận, dọc đường phục dịch đệ, nếu đệ hại họ, lẽ Trời sẽ không dung tha. Huynh nếu quý mến đệ, thì cứu hai vị này, chớ có hại họ”.

Thứ hai, huynh trưởng Võ Đại Lang đã chết, nay Võ Tòng môt thân một mình không nơi nương tựa. Võ Đại Lang tuy hèn yếu, thì cũng là cốt nhục chí thân. Võ Tòng thấy đại ca phải ra đi oan ức, thì phẫn uất đầy lòng, chỉ cầu báo thù, đâu có để ý gì đến sinh tử cá nhân?

Trong hồi thứ 23, đoạn miêu tả về cảnh hai huynh đệ Võ Tòng được tái ngộ đã nói lên tình cảm thân thiết ấy: Đô đầu quay lại, nhìn người đó, liền sụp xuống bái lạy. Người đó thì ra chẳng phải ai khác, chính là Võ Đại Lang anh ruột của Võ Tòng.

Võ Tòng bái xong nói: “Hơn một năm rồi không gặp ca ca, nay sao lại ở đây?”.

Võ Đại trả lời: “Chú hai, chú đi lâu quá, sao không gửi phong thư cho tôi? Khiến tôi vừa oán chú, lại vừa nhớ mong hoài”.

Võ Tòng nói: “Ca ca sao lại oán đệ, nhớ đệ?”.

Võ Đại nói: “Tôi oán chú, ban đầu chú ở huyện Thanh Hà, uống rượu say, đánh nhau với người ta, khiến tôi phải đến nha môn hầu kiện. Cả tháng trời, làm tôi chịu khổ. Đây là cái tôi oán hận chú. Còn nhớ chú, tôi gần đây có lấy vợ,  người huyện Thanh Hà, có những kẻ ngỗ ngược bắt nạt tôi, chẳng ai nói giúp. Chú ở nhà thì ai dám đến giỡn? Tôi giờ đây không yên thân ở đó nữa, đành phải dọn đến đây thuê phòng ở. Vì vậy nhớ chú”.

Chỉ cần huynh trưởng còn sống, thì dù khóc lóc vẫn cảm thấy được những tháng ngày ấm áp tình người.

Tuy Võ Tòng không phải là nho sinh, nhưng tính cách trung hậu, đối với huynh trưởng, với Tống Giang, với vợ chồng Tôn Nhị Nương, đối với bằng hữu xung quanh đều trung nghĩa vẹn toàn. (Ảnh: dkn.tv)

Thứ ba, không biết đường ở nơi nào. Võ Tòng vốn là người hiếu đễ, học được tuyệt kỹ nghề văn võ, muốn báo đáp quốc gia. Tuy Võ Tòng không phải là nho sinh, nhưng tính cách trung hậu, đối với huynh trưởng, với Tống Giang, với vợ chồng Tôn Nhị Nương, đối với bằng hữu xung quanh đều trung nghĩa vẹn toàn. Chỉ cần người nào tốt với mình, thì ông đều dốc sức báo đáp. Ví dụ ở phủ Trương Đô Giám, cũng có nhớ thương Ngọc Lan. Nhưng khi thấy tất cả những người trong phủ Trương Đô Giám đều thù hận mình, thì mới đại khai sát giới. Cuối cùng Võ Tòng không biết tiền đồ ở đâu, do đó mới chẳng e dè sợ sệt gì đối diện với cái chết.

Cuộc đời Võ Tòng gian khổ, từ nhỏ đã long đong lận đận, hầu như chẳng lúc nào được bình yên hưởng vui thú của kiếp người. Đời ông là chuỗi dài bất tận của nỗi cô đơn, đối diện với hiểm ác, dấn thân vào tử địa, chỉ biết duy nhất lấy rượu bầu bạn, giải sầu:

Kiếp người trọn một đời
Đặng mấy phen sống mái
Đường tử sinh một lối
Chén hợp tan vơi đầy

Gian nguy, hiểm ác, kiếp nạn trùng trùng không khuất phục được người anh hùng đánh hổ. Trái lại, đã hun đúc ra người anh hùng trung hậu với bề trên, hiếu đễ với huynh trưởng, xả thân vì nghĩa, sẵn sàng vào sinh ra tử vì bằng hữu, đó chính là khí phách anh hùng:

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay

Nam Phương