“Văn tế thập loại chúng sinh”, còn được gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn, là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Nôm của đại thi hào Nguyễn Du thế kỷ 19. Bản cổ nhất của bài thơ được phát hiện là bản khắc ván năm 1895 của nhà sư Chính Đại, được tàng trữ ở chùa Hưng Phúc, xã Xuân Lôi, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. 

  • Tiếp theo Phần 1 2

Chúng ta đã đi qua hai phần của thi phẩm “Văn tế thập loại chúng sinh”, cảm thụ những khổ nạn chất chồng của một kiếp nhân sinh, mà hết thảy, theo Phật gia giảng, đều là do nhân quả, đều bởi con người trong mê theo đuổi dục vọng phù phiếm mà không ngừng tạo nghiệp rồi phải hoàn trả nghiệp. Những kiếp người dường như có một bàn tay vô hình sắp đặt số mệnh, người này đưa đẩy người kia, nếu không là thủ phạm thì cũng thành nạn nhân, hết thảy đều bị cuốn vào bánh xe vô tình của số phận. Thế nhân dường như đều đang nhiệt tình trình diễn một vở kịch nhân sinh bằng chính sinh mạng của mình, dùng chính khổ nạn của mình để giáo huấn thế hệ sau đừng đi theo những sai lầm đó.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đọc tiếp phần 3 và phần cuối của bài thơ.

Phần 3: Cảnh tượng khốn khổ thê lương của những cô hồn vất vưởng không nơi nào để đi

Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?

Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.

Hoặc là nương Thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.

Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.

Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn Mặt Trời lẩn thẩn tìm ra,
Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe Kinh.

“Gặp phải lúc đi đường lỡ bước, Cầu Nại Hà kẻ trước người sau” – Vong hồn của những kiếp người bất hạnh, kẻ trước người sau lần lượt bước lên cầu Nại Hà. Truyền thuyết kể rằng, người chết xuống Âm phủ phải đi qua một con đường u minh gọi là Hoàng Tuyền lộ để đến sông Vong Xuyên. Trên sông Vong Xuyên có một cây cầu gọi là Nại Hà. Những linh hồn được phép đầu thai cũng sẽ phải đi qua cầu Nại Hà tới Vọng Hương Đài, nơi đó có một bà lão phân phát canh Mạnh Bà cho các vong hồn uống để quên đi kiếp trước. 

Đường Hoàng Tuyền (tranh minh họa)

Bên bờ sông Vong Xuyên, đầu cầu Nại Hà có một tảng đá lớn gọi là “Tam Sinh Thạch”. Tam Sinh là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia giảng sinh mệnh vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế. Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên, hết thảy đều được ghi rõ ràng trên tảng đá ba đời “Tam Sinh Thạch”. 

Tam Sinh Thạch (tranh minh họa)

Trong Tây Du Ký hồi thứ 11: “Chơi âm phủ Thái Tông về trần; Dâng quả bí Lưu Toàn gặp vợ”, có một đoạn thơ mô tả cầu Nại Hà như sau: “Cầu dài vạn dặm, rộng chỉ ba gang. Trăm thước chiều cao, sâu nghìn dặm thẳm. Trên không tay vịn, dưới có quỷ rình. Gông cùm đè nặng, lên cầu chênh vênh. Trên cầu là Thần binh dữ tợn, dưới sông hồn ác khổ vô cùng…”

Cầu Nại Hà (tranh minh họa)

Nguyễn Du thông qua thiên mục của một tu hành giả, đã nhìn thấu cảnh tượng khốn khổ của những vong linh hồn xiêu phách tán, mỗi người mỗi nghiệp. Họ lang thang vất vưởng khắp nơi: “Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi; Hoặc là nương ngọn suối chân mây; Hoặc là bụi cỏ bóng cây; Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ. Hoặc là nương Thần từ, Phật tự; Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông; Hoặc là trong quãng đồng không; Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre”, trong cảnh đói rét thê lương, lôi thôi lếch thếch, tạm bợ qua ngày: “Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết, Gan héo khô dạ rét căm căm; Dãi dầu trong mấy mươi năm, Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương”. Kỳ thực mọi khổ nạn của sinh mệnh đều là kết quả của nghiệp lực luân báo. Chúng sinh trong nhân gian khổ nạn bao nhiêu, cũng không đáng sợ bằng nỗi kinh hoàng nơi địa ngục; có sung sướng bao nhiêu, cũng không sánh được sự mỹ diệu của Thiên đường. Ai hiểu được điều này mà sống, thì sẽ biết ung dung chịu khổ, coi nhẹ được mất thế gian. 

“Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn, Lặn Mặt Trời lẩn thẩn tìm ra, Lôi thôi bồng trẻ dắt già, Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe Kinh” – ánh sáng Mặt Trời là biểu trưng của “dương”, là “Hỏa” trong ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, là nguồn năng lượng không thể thiếu cho sự sống của hết thảy sinh mệnh ở dương gian. Thế nhưng, những vong hồn nơi cõi âm lại phải lẩn tránh ánh dương, bồng bế nhau chui lủi trong đêm đen mù mịt… Nhà thơ khuyên nhủ họ: “Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe Kinh”. Phải chăng vì Kinh Phật có thể mở ra con đường cứu khổ cứu nạn chúng sinh?

Phần 4: Phật Pháp mở ra con đường cho chúng sinh tu hành, thoát khỏi vòng luân hồi chuyển thế

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hoà tứ hải quần châu,
Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.

Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển Pháp Luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu, “Phật” là gì? “Phật” là gọi tắt của từ “Phật đà”, theo tiếng Phạn là Giác giả, là người thông qua tu luyện mà giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi chuyển thế, mang phương pháp tu hành và pháp lý vũ trụ mà họ chứng ngộ để phổ độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi. Chư Phật là chân thật tồn tại, không hề là truyền thuyết hư cấu. Những Giác giả và đồ đệ của họ ở cả phương Đông và phương Tây đã lưu lại trong không ít Kinh sách, Thánh thư, khai sáng cho chúng sinh con đường tu luyện của mình. Họ cũng đã để lại nhân gian không ít những Thánh tích như xá lợi tử, nhục thân bất hoại… giúp thế nhân củng cố niềm tin vào sự hiện hữu của Phật Pháp.

Đọc bốn câu thơ: “Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ, Phóng hào quang cứu khổ độ u, Rắp hoà tứ hải quần châu, Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không”, ta thấy có một điều gì đó phi thường, vượt khỏi phạm vi của quy luật nhân quả. Phật đà thần thông quảng đại, chỉ cần huơ tay một cái thì bệnh tật của nhân loại sẽ không còn, huơ tay một cái, thì tất cả cô hồn sẽ được siêu thoát, nhưng vì sao Ông không làm như vậy? Bởi vì hết thảy đều có duyên cớ, đều là quan hệ nhân quả, đều phải tuân thủ pháp tắc vũ trụ, nếu vi phạm pháp tắc vũ trụ thì bản thân Phật đà cũng bị rớt xuống, vì vậy mà bao lâu nay, Phật luôn từ bi, nhưng nhân loại cứ mãi luẩn quẩn trong vòng nghiệp lực luân báo mà không cách nào nhảy thoát. “Rắp hòa tứ hải quần châu, Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không”, xóa hết mọi nghiệp lực cho chúng sinh quần châu bốn biển, điều đó hẳn phải là một sự canh tân sinh mệnh. Đức Phật vĩ đại nào có thể làm được điều đó, thi triển một sự canh tân vĩ đại trên phạm vi vũ trụ đối với toàn sinh mệnh?

Kinh Thánh “Khải Huyền” nhắc đến, vào ngày tận thế, Cứu Thế Chủ sẽ cứu những chúng sinh vượt qua cuộc Đại Thẩm Phán sang tân thế giới mà Ngài sáng tạo ra. Kinh Phật nhắc đến một vị Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh vào thời kỳ mạt pháp. Từ điển Phật học Việt Nam nói về Chuyển luân Thánh vương như sau: “Vị vua lớn không dùng bạo lực mà dùng Chánh pháp và đức hạnh để trị dân. Chuyển luân là bánh xe chuyển. Xe của đức vua này đi khắp mọi nơi không bị trở ngại, cho nên gọi là Chuyển Luân Vương. Chuyển Luân Vương cũng có đầy đủ 32 tướng tốt như Phật”. Phải chăng điều Nguyễn Du muốn nói đến chính là đức Phật này?

Khổ thơ tiếp theo mô tả cảnh tượng huy hoàng khi đức Phật từ bi ra tay cứu độ chúng sinh: “Nhờ đức Phật thần thông quảng đại, Chuyển Pháp Luân tam giới thập phương, Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương, Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh” – Đức Phật thần thông quảng đại, xoay chuyển Pháp Luân trong thập phương tam giới, theo sau là Tiêu Diện đại vương cầm cờ dẫn đường chúng sinh. Tam giới mà tôn giáo nói đến là 9 tầng hoặc 33 tầng trời, bao gồm các chúng sinh trên trời (thiên thượng), trên đất (địa thượng) và dưới đất (địa hạ), hết thảy các chúng sinh trong tam giới đều phải qua lục đạo luân hồi. Tiêu Diện đại vương là vị Thần hộ Pháp chuyên hàng phục quỷ yêu, bên cạnh trợ tá đức Phật phổ độ chúng sinh.

Nguyễn Du nhắc đến ba từ “Chuyển Pháp Luân” phải chăng còn muốn tiết lộ một thiên cơ nào đó? Hơn hai trăm năm sau khi cụ Nguyễn Du qua đời, bắt đầu từ năm 1992, đại sư Lý Hồng Chí tại Trung Quốc đã khởi xướng một pháp môn tu luyện Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, và cuốn thiên thư chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chính là cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Phải chăng cụ Nguyễn Du đã nhìn thấy trước tương lai? Sau cụ Nguyễn Du, cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã lưu lại rất nhiều câu thơ dự ngôn về thời kỳ mạt pháp, chính là thời kỳ lịch sử đặc biệt này của nhân loại.

Hàng vạn học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan xếp hình cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Đại sư Lý Hồng Chí (Ảnh: Epoch Times)

Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe Kinh.

Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
Có chữ rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

Phật Pháp ở pháp môn nào có được uy linh dũng mãnh như vậy? Kinh Phật cổ đại xưa nay chỉ lưu hành giới hạn trong nhóm nhỏ những người xuất gia chuyên tu hoặc cư sĩ tại gia, giới luật chặt chẽ, đối với nhân loại chủ yếu khởi tác dụng giáo hóa giữ gìn đạo đức; Hơn nữa Kinh Phật dùng là ngôn ngữ kinh điển, cổ ngữ rất khó hiểu, bình dân bách tính không hiểu thì sao có thể phổ độ? Vậy thì, Phật Pháp ở pháp môn nào có thể khiến cho “Mười loài gái trai già trẻ đều vào nghe Kinh”? Đây hẳn phải là pháp tu dành cho toàn thể chúng sinh thuộc mọi giai tầng và tuổi tác. 

Thật trùng hợp, cuốn thiên thư “Chuyển Pháp Luân” với ngôn ngữ dễ hiểu chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí đã được phiên dịch ra gần 50 ngôn ngữ, qua hơn 30 năm hồng truyền trên toàn thế giới, đã thức tỉnh thế nhân, ban truyền Phật Pháp tu luyện trong đời thường cho hàng trăm triệu học viên mong muốn tu luyện, triển hiện vô vàn Thần tích trên thân người học, được tiêu trừ nghiệp lực, trừ bệnh khỏe thân, thăng hoa cảnh giới. 

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công tập thể bài công pháp số 2 ở Quảng trường Tự Do, Đài Bắc, Đài Loan (Ảnh: Minh Huệ)

Quý vị có thể cho rằng đây chỉ là suy diễn, dù sao, những dự ngôn cả ở phương Đông và phương Tây đều đang nhắm tới thời đại đặc biệt này. Rất nhiều điều các nhà tiên tri trong lịch sử có thể đã nhìn thấy, nhưng vì “Thiên cơ bất khả tiết lộ”, họ chỉ có thể úp mở hé lộ nội hàm trong câu chữ, người đời sau cần tự mình thể ngộ.

Khổ thơ sau chính là lời nhắc nhở chúng sinh hãy biết trân quý cơ duyên, tinh tấn tu luyện. “Kiếp phù sinh như hình bào ảnh, Có chữ rằng: ‘Vạn cảnh giai không’.” Nếu quả sinh mệnh vĩnh hằng, thì một kiếp nhân sinh trong hồng trần chẳng qua chỉ là một cái nháy mắt. Bản ngã tinh thần bị hãm trong thân xác thịt để tồn tại ở thế gian, nhưng nuông chiều thân xác thịt thì sẽ khiến bản ngã sa đọa, đó chính là một tầng ý tứ của “Vạn cảnh giai không”, khuyên con người đừng chấp mê vào huyễn cảnh mà chìm đắm trong hồng trần cuồn cuộn.

Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi” – Thế nào là “Lấy Phật làm lòng”? Đó chính là, thông qua học tập và chiểu theo Phật Pháp mà tu luyện bản thân, dần dần buông nhẹ dục vọng chấp trước, dần dần loại bỏ tạp niệm và nhân tâm khiến thân tâm thanh tịnh, mỗi niệm xuất ra đều là thiện, bản thân dần dần đồng hóa với Phật Pháp, vậy thì sẽ có ngày đắc chính quả, tự nhiên siêu thoát khỏi luân hồi.

Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.

Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh.

Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.

Ba khổ thơ cuối trở lại cảnh tượng của buổi lễ cầu siêu đơn sơ mà linh thiêng. Theo lời Phật dạy, đàn chẩn tế chỉ có bát cháo nén nhang, manh áo giấy, thoi vàng mã. Lễ cầu siêu tập hợp nhiều người cùng nhau cầu nguyện, tụng kinh trì chú, cúng thí cho chư linh, nhờ vậy mà chư linh cảm nhận được sự từ bi của chúng nhân đối với mình, từ đó những đau khổ cô đơn của họ dần được xoa dịu. Nếu chư linh có thể buông bỏ những oán hận nhân tình sâu nặng, biết ăn năn và đặt niềm tin vào Phật Pháp, họ cũng sẽ sớm được siêu thoát.

Phật hữu tình từ bi phổ độ, Chớ ngại rằng có có không không”. Con người hướng Phật cần nhất ở sự thành tâm, kính Phật không phải bằng cúng mâm cao cỗ đầy, ngày ngày thắp hương dập đầu bái lạy cầu xin, mà quý nhất ở thành tâm và tấm lòng lương thiện, theo lời Phật dạy mà tu mà hành, làm như vậy, nếu kiếp này chưa dứt trần duyên, thì cũng tạo phúc phận tiền duyên cho kiếp sau. 

Phần kết

Từ hàng ngàn năm lịch sử, con người đã luôn tin tưởng, gửi gắm tâm linh mình ở Thần linh. Chỉ đến thời cận đại, cùng với việc tôn giáo dần bước vào mạt pháp, sự ra đời của giả thuyết tiến hóa ngụy khoa học và vô thần luận đã khiến nhiều người trở nên sùng bái vật chất, dần dần xa rời tín ngưỡng, từ đó nhân tâm bại hoại, đạo đức xã hội ngày càng trượt dốc. Bên cạnh đó là sự đàn áp tín ngưỡng vi hiến trắng trợn của nhà cầm quyền, đặc biệt là ở Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ vô thần. ĐCSTQ đã thẳng tay đàn áp và từng bước hủy hoại Phật giáo cổ xưa ở Trung Quốc; ĐCSTQ cũng phi pháp vu hãm, bức hại và sát hại hàng chục triệu học viên của môn tu luyện Phật gia Pháp Luân Đại Pháp và gia đình của họ. Những bằng chứng và nhân chứng về việc ĐCSTQ tra tấn và mổ cướp nội tạng sống từ các học viên được phơi bày khiến cả thế giới bàng hoàng. Quý vị có thể tìm hiểu thêm trên trang báo Minh Huệ thông tin về cuộc đàn áp.

Con người càng rời xa Thần thì càng lạc lối, càng không biết mình là ai và vì điều gì mà đến nhân gian; một số người trong khủng hoảng, tuyệt vọng mà tự sát; một số vì dục vọng bản thân mà điều bại hoại gì cũng dám làm, tự hủy đi sinh mệnh của mình; lại cũng có những người, giống như thập loại chúng sinh mà cụ Nguyễn Du mô tả, lãng phí cả một đời bươn chải mưu sinh hay theo đuổi công danh hư huyễn. Thế nhưng, con người không tin Thần không có nghĩa là Thần không tồn tại. Tất cả kinh điển tôn giáo đều nói về thời mạt Pháp hôm nay, tiết lộ rằng tất cả chúng sinh đều đang nằm dưới sự phán xét và tuyển lựa của Thần. 

Khoảng 5 ngàn học viên Pháp Luân Đại Pháp xếp đồ hình Pháp Luân (hay bánh xe Pháp) và 3 chữ Chân Thiện Nhẫn tại Công viên Trung tâm, New York, Mỹ (Ảnh: Minh Huệ)

Quý vị muốn đi tìm lời giải cho những loạn tượng của nhân loại hôm nay, hãy tìm đọc hai bài viết “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh” của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Bài viết đã được hàng triệu công chúng trên thế giới đón nhận với sự trân quý và biết ơn, giúp họ lý giải nhiều khúc mắc trong tâm, tìm ra phương hướng cho bản thân. Đại sư Lý Hồng Chí trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” cũng đề cập rằng, con người sinh ra không phải để làm người mà là để tu luyện, phản bổn quy chân. Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền tại nhân gian, hàng triệu học viên trên khắp thế giới đang tinh tấn tu luyện và thăng hoa, có lẽ cổng Thiên Đường chưa bao giờ mở rộng với chúng sinh mọi giới như vậy.

Con người trong mắt chư Thần chư Phật là trân quý chính bởi vì con người còn có Phật tính, có thể tu luyện; Văn hóa truyền thống và tín ngưỡng trải dài hàng ngàn năm lịch sử, chính là nền tảng để cho con người ngày nay có thể đắc được Phật Pháp chân chính.

Và, thi phẩm “Văn tế thập loại chúng sinh” của đại thi hào Nguyễn Du rất có thể là lời tiên tri về một đức Phật toàn năng, là hy vọng được cứu rỗi của mọi chúng sinh, có quyền năng khiến cho “não phiền rũ sạch oán thù rửa không”, mang theo bảo bối “Chuyển Pháp Luân” phổ độ hết thảy những chúng sinh nhận thức được cơ duyên vạn cổ này.

Hương Thảo