Ông dựng một hình ảnh gần gũi và công bằng trong mắt dân chúng bằng cách đứng trước cổng thành, lắng nghe các vụ kiện và tỏ ra đồng cảm, khéo léo gieo rắc ý nghĩ rằng mình sẽ là một vị vua tốt…

Chuyện Áp-sa-lôm phản loạn

Kinh Thánh có ghi lại chuyện hoàng tử Áp-sa-lôm, con trai vua Đa-vít, là một người được dân chúng yêu mến nhờ vẻ ngoài đẹp đẽ cùng phong thái cao quý.

Sau khi trả thù cho em gái Ta-ma bằng cách giết Am-nôn – anh cùng cha khác mẹ đã cưỡng hiếp cô – Áp-sa-lôm phải sống lưu vong trong ba năm. Dù được vua Đa-vít cho phép trở về Giê-ru-sa-lem, Áp-sa-lôm vẫn không được tiếp kiến cha trong một thời gian dài. Khi cuối cùng được gặp vua và được tha thứ, ông không ăn năn mà bắt đầu nuôi dưỡng tham vọng quyền lực.

Với lòng kiêu hãnh và tự tin vào sức hút của bản thân, Áp-sa-lôm bắt đầu âm mưu chiếm lấy ngai vàng. Ông dựng một hình ảnh gần gũi và công bằng trong mắt dân chúng bằng cách đứng trước cổng thành, lắng nghe các vụ kiện và tỏ ra đồng cảm, khéo léo gieo rắc ý nghĩ rằng mình sẽ là một vị vua tốt hơn Đa-vít. Điều này dần khiến lòng dân nghiêng về phía ông.

Sau bốn năm thao túng dư luận, Áp-sa-lôm xin phép cha đến Hếp-rôn để thực hiện một lời hứa dâng tế lễ. Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ để tuyên bố mình là vua. Ông tập hợp một lực lượng đông đảo, kể cả cố vấn nổi tiếng A-hi-tô-phe, người từng thân tín với vua Đa-vít. Sự ủng hộ dành cho Áp-sa-lôm lan rộng, khiến vua Đa-vít buộc phải rời bỏ Giê-ru-sa-lem để tránh cuộc đổ máu lớn.

Áp-sa-lôm bước vào Giê-ru-sa-lem với tư cách “vua” trong niềm kiêu hãnh tột đỉnh. Tuy nhiên, sự ngạo mạn của ông cũng là nguyên nhân dẫn đến sai lầm chiến lược. Ông nghe theo những kế sách nông nổi và coi thường đối thủ, không biết rằng vua Đa-vít vẫn còn nhiều trung thần và kinh nghiệm trận mạc.

Trong trận chiến tại rừng Ép-ra-im, quân Áp-sa-lôm đại bại. Khi đang tháo chạy, tóc dài của Áp-sa-lôm bị vướng vào cành cây, khiến ông bị treo lơ lửng. Mặc dù Đa-vít đã căn dặn không được giết Áp-sa-lôm, tướng Giô-áp không tuân lệnh và đâm chết ông. Áp-sa-lôm chết giữa rừng, cô độc và bất lực – một cái kết bi thảm cho một người từng kiêu hãnh bước lên đỉnh cao.

Khi nghe tin con chết, Đa-vít đau đớn than khóc: “Hỡi Áp-sa-lôm, con trai ta! Ước gì cha chết thay cho con!”. Câu chuyện kết thúc trong nỗi đau tột cùng và cả sự tiếc nuối.

Chiếc bình kỳ lạ

Khổng Tử nhìn thấy có một chiếc bình đựng đồ bị lệch nghiêng về một bên khi ông đang quan sát ở trong miếu thờ Lỗ Hoàn Công. Khổng Tử hỏi người trông coi miếu: “Đây là đồ đựng cái gì vậy?”, người trông coi miếu đáp: “Đây có lẽ là chiếc bình mà nhà vua đặt ở bên phải ngai vàng để nhắc nhở mình”. Khổng Tử nói: “Tôi nghe nói loại bình đựng đồ này, khi để không thì lệch nghiêng về một bên, khi đổ nước đầy nửa bình thì sẽ dựng thẳng đứng, sau khi rót đầy nước thì sẽ bị đổ lật ngửa”.

Khổng Tử quay đầu lại nói với đệ tử: “Hãy rót nước vào xem!”, đệ tử liền múc nước đổ vào bên trong, khi rót được một nửa bình thì nó liền dựng thẳng đứng, sau khi rót tiếp thì nó bị lật đổ, đổ hết nước ra lại lệnh nghiêng sang một bên như cũ. Khổng Tử thở dài than thở nói: “Ài! Nào có thứ gì đầy rồi mà không bị lật đổ chứ?”

Thật vậy, người khiêm tốn khi làm việc thường sẽ thuận lợi, còn người tự mãn thường dễ vấp ngã.

“Nào có thứ gì đầy rồi mà không bị lật đổ chứ?” (Ảnh minh hoạ)

Tự mãn chiêu mời phiền phức

Những ví dụ thực tế kiểu như này có rất nhiều trong cuộc sống. Một khi tự mãn thì sẽ xuất hiện phiền phức. Cho dù ở bất kỳ một ngành nghề nào, người tự mãn đều sẽ gặp phải đối thủ, có lẽ đây chính là một loại biểu hiện của lý tương sinh tương khắc nơi thế gian con người. Lý Nguyên Bá thời Tùy Đường được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất, theo như người ta nói thì ông cho rằng mình không có đối thủ và muốn đấu với Trời, kết quả là ông Trời còn chưa đánh được mà bản thân đã bị chiếc chùy lớn rơi xuống làm cho mất mạng.

Trong “Thủy Hử Truyện”, tại sao Tống Giang lại trở thành thủ lĩnh, là bởi vì sự khiêm tốn của ông ấy. Tại sao nhiều người rất có năng lực ở nơi làm việc nhưng lại thường không được trọng dụng, ngoại trừ những người được an bài theo số mệnh. Cũng có một nguyên nhân là trong mắt họ không coi ai ra gì.

Tham khảo: Chánh Kiến

Từ Khóa: