Thông thường con người ai cũng muốn làm kẻ mạnh, nhưng bạn đã từng nghĩ Mạnh (cường) có nghĩa là gì chưa?

Sức mạnh của sắt thép, nhưng lửa có thể nung chảy nó.

Sức mạnh của lửa, nhưng nước có thể dập tắt nó.

Sức mạnh của hồng thủy, nhưng mặt trời có thể khiến nó bốc hơi.

Sức mạnh của mặt trời, nhưng mây có thể che khuất nó.

Sức mạnh của mây, nhưng gió có thể thổi tan nó.

Sức mạnh của gió, nhưng núi cao có thể chặn nó.

Sức mạnh của núi, nhưng người trèo lên có thể chinh phục nó

Sức mạnh của kẻ chinh phục, nhưng cái chết có thể uy hiếp nó.

Sức mạnh của cái chết, nhưng người tu luyện có thể chế phục nó.

Người tu luyện có thể chế phục được sức mạnh của cái chết. (Ảnh: personaltao.com)

Thế nào là kẻ mạnh?

Qua đó cho thấy, người có tín ngưỡng là kẻ mạnh, người đó có thể dựa vào tín tâm để vượt qua khó khăn, phá vỡ sự cản trở, tiến bước đến tương lai, ngay cả cái chết cũng không sợ.

Có trí huệ là kẻ mạnh, người đó sẽ hiểu lý lẽ, biết phân biệt đúng sai, có thể nhìn vào nguồn gốc phát sinh sự việc, lý trí và quyết đoán, tự giúp mình và giúp người. Người khiêm tốn hiền lành là kẻ mạnh, người đó có thể không gây tai hoạ, nhẫn nhục chịu đựng, lấy nhu thắng cương.

Không có kẻ mạnh tuyệt đối, vì trong kẻ mạnh còn có kẻ mạnh hơn, ngoài bầu trời này còn có bầu trời rộng lớn hơn.

Khi gặp phải nghịch cảnh ngăn trở, liền chạy trốn để né tránh, đây là dạng người không có trách nhiệm, hành vi của kẻ lười biếng. Thiên hạ là phải do tự thân đi chinh phục, thành công không thể từ trên trời rơi xuống.

Không nên dùng cảm xúc của cá nhân đi phán đoán một sự việc, phải có quan niệm rõ ràng về đúng sai phải trái, bất kể việc gì không chỉ nên nhìn “kết quả”, mà phải đi tìm kiếm “nguyên nhân”. 

“Nhân quả” là kẻ mạnh

Đối với con người mà nói, từ bi là vĩ đại nhất, nhân quả là mạnh nhất.

Do con người thường xuyên so sánh và tị nạnh lẫn nhau, luôn cho rằng người khác bất công với mình, do đó dẫn đến rất nhiều thị phi phiền não.

Con người đều hy vọng mọi người có thể công bằng đối đãi với mình, tuy nhiên “trên lý là Phật tính bình đẳng”, nhưng “trên sự việc lại do nhân quả mà khác biệt”.

Pháp lý ở thế gian do chịu sự chủ quan và tình cảm của cá nhân chi phối, vì thế rất khó để có sự bình quân tuyệt đối. Thậm chí pháp luật cũng thường xuyên bị chi phối bởi các nhân tố khách quan, mà khó có thể giành được sự công bằng tuyệt đối.

Sự công bằng tuyệt đối chính là “nhân quả”. Cho dù là quan lại quyền quý hay là kẻ buôn bán nhỏ lẻ, không một ai có thể trong quy luật nhân quả “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” mà được khoan hồng hay đối xử khác biệt.

Hà tất phải than phiền về những được mất nơi thế gian, mất đi chính nghĩa, càng không nên than phiền xã hội không có phép tắc, bất công. Tại vì, trước khi nhân quả đến, con người đều bình đẳng.

Hai chữ “nhân quả” ai ai cũng có thể nói; Nhưng ý nghĩa của hai chữ “nhân quả” thì không phải ai ai cũng hiểu. (Ảnh: entrepreneur.com)

Hai chữ “nhân quả” ai ai cũng có thể nói; Nhưng ý nghĩa của hai chữ “nhân quả” thì không phải ai ai cũng hiểu.

Người trần tục chỉ hiểu chữ “quả”, không thể hiểu chữ “nhân”. Chính là nguyên nhân câu nói “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.

Con người, khi tạo ra các loại ác “nhân”, mà không biết sự nghiêm trọng của nó. Một khi “quả” báo đến, thì mới biết tai họa tày trời, tiếc thay hối hận thì đã muộn.

Nhân quả tích tụ qua đời đời kiếp kiếp, quy luật của thế gian.

Thông thường con người khi gặp phải thất bại, sẽ oán trách trời đất, hận đời hận người. Họ không biết rằng do “nhân” không chính, mới dẫn đến “quả” của ngày hôm nay. Con người trong xã hội này, thông thường chỉ nhìn cái thứ nhất, mà không nhìn cái thứ hai.

Ví dụ, có người trách bố mẹ không từ bi (kết quả), nhưng lại không biết bố mẹ không từ bi nguyên do là con cái không tốt (nguyên nhân). Có người lại trách con cái bất hiếu (kết quả), nhưng lại không biết rằng bố mẹ làm việc thất đức (nguyên nhân), mới dẫn đến con cái bất hiếu.

Vì thế, bất kể việc gì cũng không “theo kết quả mà đi tìm nguyên nhân” thì làm sao có thể biết chân tướng của sự việc, làm sao có thể tìm lại được sự công bằng?

Có những người không rõ nhân quả, thường xuyên hiểu nhầm luật nhân quả. Ví dụ như những người ăn chạy niệm phật, từ bi hành thiện, tại sao lại vẫn gặp nhiều bất hạnh? Sự công bằng của “nhân quả” ở đâu?

Thật tình họ không biết rằng, những người này vẫn còn chồng chất “món nợ nhân quả” vẫn chưa hoàn trả, không thể bởi vì hiện tại là người tốt, đã làm việc thiện, liền không phải trả những món nợ trước đây.

Cũng như thế, có người không ngừng làm điều ác, trộm cướp dâm tà, nhưng lại tận hưởng vinh hoa phú quý, nhân quả ở đâu? Đó là bởi vì họ vẫn còn có “nhân quả phúc báo”, do đó không thể bởi vì hiện tại họ làm việc ác, liền không cho họ tận hưởng thiện báo trước đây.

Vì thế, “nhân quả” có quá khứ, hiện tại và tương lai, là 3 mối liên hệ tuần hoàn đó.

Khi chúng ta nhìn thấy một cái cây đơm hoa kết quả, liền nghĩ rằng chắc chắn có người gieo “nhân” nảy mầm. Khi chúng ta nhìn thấy có người từ bi hành thiện, sẽ biết rằng tương lai chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.

Nội hàm chân chính của nhân quả, chính là quy luật tốt xấu thiện ác của vũ trụ.