Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc lan truyền một video khiến mọi người hồ nghi. Một bức tượng Phật khổng lồ cao khoảng 5 mét đang trôi nổi di chuyển với tốc độ nhanh chóng trên đường giao thông ngập nước và đầy xe ô tô. Nhìn dáng vẻ dường như đang vội vội vàng vàng, có cảm giác như cả bức tượng cũng muốn nhanh chóng trốn thoát…

Điều này không khỏi làm người ta liên tưởng và tự hỏi: Rốt cuộc năm nay tại thế gian còn xảy ra thảm họa to lớn tới mức nào mà tới cả tượng Phật cũng muốn chạy trốn?

Mọi người đều biết Thần Phật là từ bi hỷ xả, vì vậy mới có thể bao dung với thế nhân, khoan dung với nhân loại mà dẫn dắt chúng ta vốn đang là những kẻ hồ đồ trong cõi u minh tăm tối. Đó không phải vì Thần Phật có sở thích cứu độ chúng sinh mà vì Ngài có tấm lòng khoan dung bao la rộng lớn tới mức ta không thể tưởng tượng và hình dung được hết. 

Tuy nhiên, sự từ bi và uy nghiêm của Thần Phật là đồng thời tồn tại. Khi đạo đức con người thực sự tới mức độ vô vọng, không còn thuốc gì có thể cứu độ, Ngài sẽ giáng thiên tai. Trước tiên đó là để cảnh tỉnh nhưng nếu nhân loại vẫn cứ mãi “ngựa quen đường cũ”, Thần Phật sẽ dùng chính thiên tai, dịch bệnh để thanh trừ những người bại hoại tới vô phương cứu chữa. Gần nửa tháng nay, miền nam Trung Quốc bắt đầu bước vào mùa mưa, bầu trời u ám, mưa dầm liên miên làm cho 11 tỉnh ở phía Nam Trung Quốc xuất hiện các thảm họa nghiêm trọng như lũ lụt, sạt lở đất… Mực nước sông Trường Giang hàng ngày đều đang dâng cao, những tin tức về đập Tam Hiệp bị sụp đổ càng ngày càng nhiều. Điều đó có gì đó tương tự như câu chuyện về con tàu Noah và trận đại hồng thủy trong lịch sử năm nào. 

Trương Quả Lão là một trong tám vị Tiên của Đạo gia. Tương truyền rằng, Trương Quả Lão mỗi ngày đi ra ngoài đều cưỡi một con lừa trắng, đi như bay. Con lừa của ông không ăn cỏ hay uống nước. Khi hoàng hôn, Trương Quả Lão vỗ vào con lừa của mình và nó biến thành giấy. Sau đó ông lại mang cất đi. Sáng hôm sau, ông lại lấy tờ giấy con lừa ra khỏi túi, thổi nó lên, và nó lại biến thành một con lừa sống. Mọi người đều biết, Trương Quả Lão có một đặc thù là rất thích cưỡi lừa ngược. Vì sao ông lại cưỡi lừa ngược? 

Đây không phải là một bức tranh thú vị, hay “hành động kỳ quặc”. Đó là bởi vì ông phát hiện ra rằng thói đời, đạo đức nơi trần thế sau này đều trượt dốc, càng ngày càng rời xa Đạo, nhân loại càng tiến về phía trước thì đạo đức lại càng bại hoại, thụt lùi. Cho nên, Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược chính là để điểm hóa cho con người đời sau, hy vọng mọi người có thể hiểu được dụng ý của ông mà tìm lại bản tính thiện lương của mình.

Lạc Sơn Đại Phật hay Lăng Vân Đại Phật là bức tượng chạm khắc hình Phật Di Lặc đang ngồi với cặp mắt hơi mở, từ bi nhìn xuống chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Tượng Phật cách huyện Lạc Sơn khoảng 3km về phía đông, đối mặt với núi Nga Mi, dòng sông chảy dưới chân của Phật. Bức tượng cao 71,2 mét, được chạm khắc vào thời nhà Đường và cần 90 năm để hoàn thành. Nó được đặt ở đó với niềm hy vọng rằng, những con thuyền qua đây sẽ bình yên vô sự vượt qua được vùng nước dữ. Trong lịch sử, người dân đã 4 lần chứng kiến tượng Phật rơi lệ.

Lần đầu tiên là nạn đói năm 1962 xảy ra trong thời kỳ Mao Trạch Đông lãnh đạo đất nước. Vì chính sách sai lầm gây ra nạn đói kéo dài tới 3 năm, trong thời gian đó gần 10 triệu người dân Tứ Xuyên bị chết đói. Số người bị tử vong nhiều tới nỗi người còn sống không có sức để mai táng thi thể, chỉ có thể lấy chiếu bó lại và thả trôi sông, mỗi ngày đều có rất nhiều thi thể chết đói bị thả trôi theo dòng. Vào lúc này, nhiều người dân địa phương đã chứng kiến hiện tượng kỳ lạ, bức tượng Phật hàng ngàn năm này đột nhiên nhắm mắt. Lạc Sơn Đại Phật đã nhắm cặp mắt lại khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn.

Chính quyền Trung Quốc bấy giờ đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Nhưng họ không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó bức tượng Phật đã được tu sửa lại về trạng thái mở mắt như trước đó. Bức ảnh tượng Phật nhắm mắt này vẫn được lưu giữ tại phòng trưng bày ở Lạc Sơn.  

Lần thứ hai là vào năm 1963 ngay không lâu sau nạn đói, Mao Trạch Đông bắt đầu thực hiện thiết lập quyền lực tuyệt đối và phục tùng tuyệt đối, bắt đầu thực hiện cuộc “Vận động tạo Thần”, hay chính là mốc đánh dấu cuộc đại cách mạng văn hóa tàn khốc, từ đó mang tới kết cục thảm khốc hơn cho người dân Trung Quốc. Đại Phật lại lần nữa nhắm mắt và âm thầm rơi lệ. Bức ảnh tượng Phật rơi lệ làm chính phủ hoang mang lo sợ và chỉ thị tu sửa lại bức tượng. Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn hơn 40 triệu vạn tệ (khoảng 6 triệu đô-la) vào công việc tu sửa, những vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể phai mờ.

Lần thứ ba là Đại Phật “tức giận” khi xảy ra trận động đất ở Đường Sơn năm 1976. Do thiếu thông tin dự báo về địa trấn cộng thêm sự phong tỏa tin tức của chính phủ, từ chối sự hỗ trợ của thế giới, trận động đất đã cướp đi tính mạng của hàng trăm nghìn người. Đại Phật lại lần nữa chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, lộ vẻ giận dữ. Dấu vết lần này không lưu lại trên tượng Phật, chỉ có người địa phương chứng kiến và lưu lại hình ảnh. 

Ngày 7/6/1994, bức tượng Phật lại lần nữa lại tỏ ra đau buồn. Cả du khách bên cạnh bức tượng và trên các con thuyền tham quan đều báo cáo đã chứng kiến hiện tượng này. Khi đó khuôn mặt, hàm, và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển. Tuy nhiên, khi một con thuyền nhất định nào đó neo vào bờ, mọi người liền nhìn thấy tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên khuôn mặt.

Một vị Sư phụ truyền giảng Phật Pháp và một số đệ tử của ông đang đi trên con thuyền đó và đã chứng kiến cảnh tượng này. Khi một trong những người đệ tử hỏi ông tại sao bức tượng Phật lại khóc, vị Sư phụ này trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ngài ấy đang lo lắng cho họ”. Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông nhìn thấy rằng hy vọng đang ở trước mắt.

Bức ảnh chụp vào hai thời điểm, khi Đức Phật rơi nước mắt và trạng thái bình thường (ảnh: Asiatravelguider).

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Vũ Hán gây ra đã lan rộng khắp Trung Quốc và mọi nơi trên thế giới, đến nay vẫn chưa lắng xuống và số người chết vẫn không ngừng gia tăng.

Họa vô đơn trí, dịch bệnh bùng phát chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, Trung Quốc tiếp tục xuất hiện nhiều dị tượng bất thường. Nào là rét tháng ba tại vùng đông bắc, mưa đá ở Vân Nam và Qúy Châu, sương giá ở Hoa Bắc, mưa đá tại Cam Túc, Tứ Xuyên. Gần đây nhất là mưa đá tại Bắc Kinh vào dịp tết Đoan Ngọ. Lũ lụt ở lưu vực sông Trường Giang, lốc xoáy ở Nội Mông trong những ngày gần đây… 

Ngày 18/6, Daily Mail của Anh đưa tin, các giáo sư từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh từ tính để phát hiện ra núi lửa Vĩ Sơn của khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, vẫn đang hoạt động, mặc dù nó chưa tới mức phun trào. Núi lửa Vĩ Sơn là một trong những ngọn núi thuộc khu vực núi lửa Ngũ Đại Liên Trì, lần phun trào cuối cùng của nó xảy ra cách đây khoảng 500.000 năm.

Trước đại nạn, Thần Phật đều cảnh báo con người, chỉ là con người có nhận ra hay không. Cũng giống như câu chuyện cổ về tượng nhân sư đỏ mắt dưới đây…

Xưa kia, Bồ Tát Địa Tạng xuống trần gian, vào một làng nọ và thấy rằng con người hầu như không còn tin theo Thần Phật nữa. Nhưng với lòng từ bi vô hạn, Bồ Tát muốn cứu độ những người cuối cùng nào vẫn còn giữ gìn đức tin chân chính.

Bồ Tát hóa thành một ông lão ăn xin, lang thang trong làng từ nhà nọ đến nhà kia xin ăn. Không ai cho ông lão gì cả, và trong nhà người ta cũng không còn thờ Phật nữa. Mãi cho đến một ngôi nhà cuối làng, cụ già ăn xin mới thấy một bà đang thắp nhang thờ tượng Phật. Thấy ông lão già nua tập tễnh đi không vững đến xin ăn, bà đắn đo một lúc rồi nói: “Tôi chỉ còn một bát cơm này thôi. Xin biếu cụ một nửa. Còn một nửa để cúng Phật”.

Ông cụ ăn mày bảo bà: “Nữ thí chủ quả là nhân đức. Hãy quan sát hai tượng sư tử đá to lớn ở đình làng kia. Đến ngày mắt sư tử chuyển sang màu đỏ, thì hãy rời làng lập tức lên núi vì sẽ có nạn lụt”. Dứt lời, bồ tát liền hoá phép và biến mất.

Người đàn bà phúc hậu bèn đem câu chuyện gặp Bồ Tát kể cho dân làng nghe, nhưng không ai tin cả. Có những kẻ còn mỉa mai và thậm chí xua đuổi bà: “Làm gì có chuyện tượng sư tử đỏ mắt! Mê tín! Mê tín!”. Người đàn bà dẫu có nói thế nào, người ta cũng không nghe.

Thấy hàng ngày bà đều đến coi mắt tượng sư tử, mấy kẻ vô lại trong làng bèn rủ nhau, một đêm nọ, lấy son chu sa bôi vào mắt tượng. Hôm sau, người đàn bà đến xem tượng sư tử, và quả nhiên thấy mắt sư tử đã sang màu đỏ, bèn đi khắp làng thúc giục: “Mọi người hãy mau lên! Sắp có nạn lụt rồi, hãy mau lên núi! Mau lên núi!”. Mọi người bèn phá lên cười chế nhạo.

Không ai nghe theo cả, thế là bà lên núi một mình. Trận bão lũ nhanh chóng ập đến, nhấn chìm ngôi làng trong biển nước.

Có nhiều người cho rằng video bức tượng Phật trôi trên đường phố là dùng kỹ thuật chỉnh sửa. Tuy nhiên ở đây chúng ta khoan tạm bàn về sự đúng sai hay kỹ thuật chỉnh sửa. Dẫu video thật sự bị chỉnh sửa thì sự xuất hiện của nó chẳng phải cũng là Thiên ý sao? Chính là Thần Phật dùng phương thức này để cảnh tỉnh con người thế gian hãy nhanh chóng ‘hồi tâm chuyển ý’ trong tai nạn, tìm lại lời giáo huấn của Thần Phật, trở về truyền thống mới có cơ hội thoát thân.

Theo Văn Tư Mẫn, Sound of Hope
Kiên Đinh biên dịch