Tây Du Ký không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần, có người nói đó là cuốn sách hé lộ Thiên cơ, vén mở rèm mây che phủ thế giới Thần tiên vốn không hề vô hình, cũng lại chỉ ra ý nghĩa thật sự của đời người – hàng phục ma tính, siêu thoát thế nhân.

Trong mỗi chương, mỗi đoạn của tác phẩm đều để lại rất nhiều thông tin về Thiên thượng và tu luyện. Ngay trong phần đầu nói về sự xuất sinh của Thạch hầu, đã cho thấy nhiều điều kỳ bí nhưng không hẳn là vô lý, thêu dệt.

Thần “nhìn” âm thanh

Sự xuất sinh của Thạch hầu ngay từ đầu đã làm cả Thiên đình chú ý. Sau đó, hai vị Thần là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ bẩm báo nguyên lai của Thạch hầu cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Vị Thiên Lý Nhãn, mắt không chỉ thấy rất xa, mà còn có công năng phóng to thu nhỏ. Ông ở trên Thiên đình cách nước Ngạo Lai thuộc Đông Thắng Thần Châu này xa đến ngàn vạn dặm, nhưng có thể thấy chính xác đá tiên, Thạch hầu và còn có thể thấy được Thạch hầu ăn đồ ăn gì.

Ta hãy cùng làm một phép tính đơn giản. Giả sử cho Thạch hầu thân cao 1m, thứ Thạch hầu ăn là trái đào lớn mà thiên lý nhãn thấy được, đường kính chừng tầm 10cm. Giả thuyết Thiên đình ở trên tầng khí quyển, độ dày tầng khí quyển ước chừng 500km. Vậy 500km = 500.000m; 10cm = 0,1m. Lấy 500.000/0,1 = 5.000.000 (5 triệu). Con số phóng đại quả thật rất lớn!

Còn Thuận Phong Nhĩ có sở trường là nghe được âm thanh từ khoảng cách rất xa. Nhưng cách ông “nghe” cũng có điểm đặc biệt. Trước tiên hãy cùng phân tích cái tên Quán Âm Bồ Tát. Quán âm là “nhìn âm”, không gọi là thính âm, văn âm (nghe âm). Bình thường mọi người đều dùng tai để nghe, nhưng Bồ Tát lại có thể dùng mắt để thấy âm thanh.

Đây không hẳn là câu chuyện thần thoại hoang đường. Ví như tác giả Long Vương của loạt bài này, có lần đột nhiên nghe được âm thanh bất ngờ, đồng thời luồng sáng ở trước mắt lấp lánh màu sắc, thỉnh thoảng việc như vậy lại xuất hiện ở trong đầu óc. Ông phát hiện người trải qua hiện tượng như thế không ít.

Trên thực tế chúng ta có khái niệm “thông cảm” (cảm giác câu thông, xuyên qua), cũng không phải là biện pháp tu từ, là một loại hiện tượng cảm thấy, biết được cảm giác của người khác. Cách nghĩ, ngôn ngữ nào của nhân loại thì trong mắt Thần tiên đều là có khuôn có dạng, có hình có thái, hễ nhìn có thể biết.

Bầy khỉ hiểu rõ về “xã hội” hơn chúng ta bây giờ?

Lại nói Thạch hầu sau khi xuất sinh, là “ăn cỏ cây, uống nước suối, hái hoa rừng, tìm quả núi”, theo đám khỉ và dã thú sống cuộc đời thế tục. Tiểu thuyết viết đám khỉ này rất ham chơi:

Từng con nô giỡn.
Leo cây vin cành.
Hái hoa tìm quả
Nhảy nhót lanh chanh
Nào trèo đống cát
Nào xây tháp tầng
Tìm bắt bươm bướm
Chuồn chuồn vồ lanh.

Ảnh: Kknews.

Đúng là đám khỉ con tinh nghịch, bướng bỉnh, ngây thơ, vô lo. Thế nhưng bầy khỉ này lại hiểu hoạt động xã hội cao cấp mà con người hiện tại không hiểu: “lạy Bồ Tát, vái trời xanh”. Xã hội là gì? Chẳng phải chính là vì “xã” (thần đất) mà “hội” (dâng hương)? Nên xưa kia, ngày lễ mà nông dân cổ đại tế tự Thổ địa được gọi là “xã nhật”.

Một nhóm người không phải chỉ cần quần tụ lại với nhau là thành xã hội, mà họ phải có những hoạt động cao cấp, có tổ chức và tuân theo những giá trị phổ quát chung. Và để duy trì sự trường tồn của xã hội, phải đề cao đạo đức, lễ nghĩa. Trong nghìn năm văn hóa nhân loại, niềm tin vào những sinh mệnh cao cấp hơn con người, có thể trừng phạt, cấp phúc báo, hay niềm tin vào nhân quả báo ứng – một quy luật của Đất Trời, đã khiến con người biết sợ mà tu dưỡng nhân cách, phẩm hạnh của mình. Từ đó họ biết sống vì người khác, đặt lợi ích của người lên trên của mình. Đó chẳng phải chính là cách một xã hội có thể vận hành và phát triển bền vững hay sao? Nếu không có sự kính ngưỡng, khiêm cung đó, con người chà đạp lên nhau vì lợi ích và dục vọng của bản thân, nên mới sinh ra các loại tệ nạn đe dọa sự ổn định của xã hội.

Bầy khi xem ra như một đám con nít hiếu động, kỳ thực lại khiến người đọc phải suy ngẫm về cách sinh sống như thế nào. Sau khi Thạch hầu từ trong thác nước nhảy ra, mở miệng nói “người mà không tín, không biết có thể làm gì”. Câu này vốn xuất phát từ “Luận Ngữ”, ý rằng làm người nên giảng thủ tín. Đàn khỉ nghe xong, lập tức thực hiện lời hứa trước đó, tôn Thạch hầu làm vương. Về điểm này, đàn khỉ xem ra rất hiểu đạo lý, chứ không chỉ là một đám lâu nhâu vô tri.

Thạch hầu dũng cảm, còn bất ngờ khai phá cho bầy khỉ một tòa nhà đá rất lớn mà không phải tu sửa, cho nên sau đó đám khỉ tôn Thạch hầu làm vương, được hưởng đãi ngộ của đại vương. Đây là việc bỏ công sức sẽ được hồi báo. Cũng là ý nói người đứng đầu cộng đồng phải có trách nhiệm chăm lo cho chúng dân, chứ không chỉ là nắm giữ quyền lực địa vị để bắt chúng dân cung phụng mình.

Ảnh: Sohu.

Cửa động tiên, đường tu đạo chỉ mở ra cho người sẵn sàng

Khi Thạch hầu phát hiện ra Thuỷ Liêm động, trên đó đã có đề tên, có dấu hiệu chi tiết, có của cải. Đây rõ ràng là một ngôi nhà đã có chủ. Cụ thể tấm đá phía trước động có đề “Hoa Quả sơn phúc địa, Thủy Liêm động động thiên”. Hai từ “phúc địa”, “động thiên” đã nói rõ thân phận và địa vị của chủ nhân vốn có. Bởi đây là hai từ của Đạo gia, chỉ có nơi có mạch đất (địa mạch) thông trực tiếp với núi Côn Lôn, mới có thể gọi là phúc địa. Người tu Đạo phái nào, là tìm về núi của của phái đó, tìm động thiên mà tu đạo, mới có thể tu thành. Trên núi nơi đó, có Thần linh môn phái của họ, cho đến quỷ quái, cầm thú. Tiến vào núi tu, người ta phải tuân theo quy củ.

Thế nhưng Thạch hầu không hề lo sợ, có ý muốn và dũng khí đảm đương trách nhiệm vì đám khỉ, vì xã hội mà mình đang cai quản mà tiến vào động tiên. Thạch hầu quả là có khí chất thủ lĩnh. Nếu trong chốc lát mà Thạch hầu do dự thì động thiên phúc địa vĩnh viễn sẽ không phát hiện được. Vì có một bí mật, chính là nói, động thiên này không nhất định tồn tại nơi đó, nó có thể vô hình trong mắt người không tu luyện.

Tiếp theo, trong tiểu thuyết có một câu:

Tiếng thơm nay đã nổi
Thời đến vận hanh thông
Có duyên nương chốn ấy.
Vua sai vào tiên cung.

Đoạn thơ này có ý nói rằng “vua” đã sai khiến đám khỉ tiến vào động này. Khi Thuỷ Liêm động xuất hiện trước mặt, trong đầu não đám khỉ đột nhiên nổi lên ý nghĩ kỳ lạ, đó là “vua sai”. Cũng chính là nói có một vị vương đang sắp đặt, thông qua đầu não của lũ khỉ mà xếp đặt suy nghĩ, khiến bọn chúng phát hiện ra và đi vào trong động.

Đây là động tiên, không phải sơn động hàng ngày người ta quen nhìn, là tiên nhân cư trú trong đó. Hôm nay có thể tiến vào thì người tiến vào được đã có thể là bậc là Thần tiên. Sau đó Thạch hầu thành Mỹ hầu vương, đám khỉ có vương rồi thì “chẳng lẫn vào đàn chim bay, không theo vào loài thú chạy”. Mỹ hầu vương sau đó sẽ bắt đầu bước trên con đường giác ngộ.

Mạn Vũ
Theo Epochtimes

Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?

videoinfo__video3.dkn.tv||3e7c4ea50__