Dệt lụa hoa là một tinh hoa nghệ thuật lụa của truyền thống phương Đông, đây là một loại trang sức vải lụa được dệt bằng cách đan những sợi ngang sợi dọc lại cùng nhau. Bởi đây là một nghề thủ công tiêu hao rất nhiều thời gian cùng sức lực, nên số lượng thợ thủ công là không nhiều và chi phí lại rất cao. Loại vải được dệt lụa hoa là loại hàng dệt được bắt đầu từ thời nhà Tống Nguyên, chuyên dụng trong hoàng cung, những người dân thường hiếm khi nhìn thấy nó.

Kể từ khi kỹ thuật dệt lụa hoa ra đời, nó đã được áp dụng với rất nhiều đồ dùng và đồ trang sức. Các loại vải lụa được dệt trong thời nhà Đường chủ yếu là làm hàng hóa, phong cách dệt vải cũng ảnh hưởng khá lớn bởi phương Tây. Kỹ thuật dệt lụa hoa của thời Tống phát triển mạnh hơn thời nhà Đường, hơn nữa nó còn nâng cao chất lượng nghệ thuật của vải lụa lên đỉnh cao. Dệt lụa hoa “gặp” Tống đại như là cuộc gặp gỡ định mệnh, mang nó từ những sản phẩm thực dụng bước vào điện đường hoàng cung nghệ thuật.

Sau triều đại nhà Đường và nhà Tống, dệt lụa hoa vẫn không ngừng phát triển, nó được sử dụng để dệt các tác phẩm thư họa hay đồ dùng tôn giáo, trang sức cho quần áo hay trang sức cho các đồ dùng thường ngày, hiện nay được lưu truyền xuống rất nhiều các kiệt tác tinh túy.

Đối với gia đình hoàng gia, tơ tằm là một trong những hàng dệt ngự dụng (chỉ có gia đình hoàng thất dùng), do những bất đồng xã hội và chính trị qua từng triều đại, đối với bách tính mà nói, nó giống như một giấc một xa vời và đẹp đẽ, so với vàng còn trân quý hơn, vừa có thể ngắm lại vừa có thể sử dụng.

Chế phẩm dệt lụa hoa trong cung đình nhà Thanh

(Ảnh: hk.thevalue)

Trong thời nhà thành, lụa được sử dụng như một độc quyền của hoàng gia, đối với người dân dường như không tồn tại. Trong cung đình Thanh triều, lụa dệt hoa được tìm thấy trong các bức tranh lụa, đồ trang trí hay y phục. Bởi vì niên đại này cách không quá xa nên những sản phẩm lụa dệt nhà Thanh được bảo tồn nguyên vẹn.

Đời Thanh kế thừa kỹ thuật dệt thời Minh, và tiếp tục phát triển dựa theo cơ sở đó. Khi những hàng lụa dệt được phát triển đến đỉnh điểm, dần dần trở thành thứ tú, là một nghệ thuật tổng hợp cho hội họa cùng thư pháp.

Hoàng đế Thanh triều đối với nghệ thuật thư họa một lòng yêu mến, vì thế mà hội họa dệt lụa hoa được phát triển khá toàn diện, ngoài đề tài về phục trang, quạt, chủ đề tôn giáo, dệt lụa hoa còn được sử dụng trong các đồ dùng thường nhật mà vẫn tinh tế mỹ diệu phi thường.

Không thể tính nổi phí tổn cho phục trang cung đình

Nhà Thanh, thế kỷ 19, long bào hoa văn cửu long văn cát, 148 x 206 cm Thông tin đấu giá: Cuộc đấu giá mùa xuân nghệ thuật Châu Á 2015 của Sotheby  Giá: 31.250 EUR

Trang phục của cung đình thường chỉ trang phục của hoàng đế, hậu phi, hoàng tử, hoàng tôn và vương công đại thần. Trang phục trong hay ngoài cung đình đều có quy định và có các loại bào phục tương ứng. Bởi những người mặc đều là những người quyền quý, vì thế mà việc chế tạo trang phục phải là tinh xảo nhất. Chất liệu thường được lựa chọn là gấm vóc lụa là, chắc chắn kỹ thuật dệt lụa hoa là không thể thiếu.

Theo ghi chép lại, long bào của hoàng đế thời đó tốn 390 ngày công, kỹ thuật chế tạo do nội vụ phỉ phụ trách, toàn bộ quá trình được phân công rất tỉ mỉ, quản lý sắp xếp có thứ tự, đòi hỏi số lượng lớn về công nhân. Thời gian đó có 2602 người thợ dệt chuyên nghiệp phụ trách về long bào cho hoàng đế.

Long bào thời Gia Khánh nhà Thanh. Thông tin đấu giá: Bắc Kinh Poly 2015 mùa xuân đấu giá Hangshang – Bộ sưu tập của người sưu tầm ở nước ngoài của triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trang phục thêu – Giá bán: 437.000 RMB (1.442 tỉ VNĐ)

Theo “Nội vụ phủ tấu tiêu đương” và Hồ sơ của Nội Vụ phủ, hoàng đế nhiều lần yêu cầu khi dệt lụa cần phải “ngang dọc phải đan thích hợp, dài ngắn phù hợp thích, hoa dạng tinh xảo, màu sắc tươi sáng”. Nếu như chất lượng không đủ tiêu chuẩn, bắt buộc phải làm lại, phạt bổng lộc hoặc roi đòn. Long bào được chế tạo không quan tâm đến giá vốn, thường dùng sợi vàng để dệt, vì thế mà mẫu rồng thêu bằng vàng luôn sáng lóa. Mặc dù chỉ qua trang phục, cũng có thể là đại diện cho tài nghệ cao siêu thời Thanh bấy giờ.

Áo mũ “chim thú” : Thanh triều quan phục

Thời Thanh Hoàng đế Khang Hy, áo dệt hạc 27,9 × 27,9cm

Áo mũ chim thú dùng để chỉ trang trí trên trang phục của quan viên, nó được bắt đầu từ thời nhà Minh. Căn cứ lịch sử ghi chép lại, Minh triều quy định quan viên mặc y phục thêu chim, viên chức quân đội mặc y phục thêu thú. Phục thuộc vào cấp bậc để quyết định xem loại chim nào và con thú nào.

“Khâm định đại Thanh điển đồ” có quy định: “Quan nhất phẩm thêu hạc, quan nhị phẩm thêu gà, quan tam phẩm thêu khổng tước, quan tứ phẩm thêu nhạn, quan ngũ phẩm thêu bạch nhàn, quan lục phẩm thêu cò trắng, quan thất phẩm thêu uyên ương, quan bát phẩm thêu chim cút, quan cửu phẩm thêu luyện tước”.

Lụa dệt (1 cặp) 29,5 × 29,5cm. Thông tin đấu giá: Bắc Kinh Poly 2016 mùa thu đấu giá đồ cổ Trung Quốc (II) Giá: 25.300 RMB

Vải lụa tơ tằm thường được dệt với kỹ thuật “đi qua sợi ngang”, với tay nghề tốt, với hoa văn và màu sắc phù hợp cùng bầu không khí sang trọng, có thể phản ánh sự uy nghi của “nhất phẩm đương triều”.

Quạt tròn – “Đoàn phiến bất diêu phong tự cử”

Từ xưa đến nay, cây quạt tròn vẫn luôn là mặc khách văn nhân, một vật chung tình yểu điệu thục nữ. Cây quạt tròn có một lịch sử lâu đời, nó được bắt đầu từ Hán đại, “Đoàn phiến thơ” của Ban Tiệp Dư từng nói: “Tân liệt tề hoàn tố, tiên khiết như sương tuyết. Tài vi hợp hoan phiến, đoàn đoàn tự minh nguyệt…” (một kiểu dáng mịn màng, thanh khiết như tuyết, hợp lại trên tấm quạt, tròn tròn như mặt trăng…). Trong bài thơ này là định nghĩa về quạt tròn. Sau đó quạt xếp lưu hành mà quạt tròn đã từng bị lãng quên, đến giữa thời Thanh nó mới lưu hành trở lại.

Quạt dệt họa tiết phượng thê ngô dồng, cao 49cm, rộng 33.5cm – Thanh triều (Ảnh: szfan)
Quạt dệt họa tiết mẫu đơn, dài 45cm, rộng 31.5cm – Thanh triều
Vào giữa triều đại nhà Thanh, quạt tròn với kỹ thuật dệt lụa hoa hoàng cung dài 44cm. Thông tin đấu giá: Nhiều cuộc đấu giá mùa xuân 2014 Hangshang – triều đại nhà Minh và nhà Thanh Giá bán: RMB 92,000

Quạt lụa tròn được đánh giá rất cao về tính nghệ thuật. Rất nhiều quạt lụa với kỹ thuật cao này xây dựng nên một kết cấu bố cục hoa văn rất đẹp mắt, tạo nên cảm giác lập thể rõ nét. Những chủ đề được khai thác đều là những bức tranh lụa phổ biến hay những họa tiết phổ biến trong cố sự điển tích, vì thế giá trị thưởng thức rất lớn, nó hoàn toàn có thể đứng ngang hàng với tranh lụa.

Theo sohu.com

Uyển Vân biên dịch