Thời kỳ hưng khởi của văn hóa võ sĩ Nhật Bản cũng là khi mà các quan niệm gia đình của người Nhật dần được củng cố, vì vậy nó có mối quan hệ uyên nguyên thâm hậu với văn hóa giáo dưỡng Nhật Bản. 

Chữ viết của Nhật Bản thường do hai bộ phận cấu thành: một là các ký hiệu biểu âm do người Nhật sáng tạo ra, gọi là “Kana” (giả danh), được chia thành “Hiragana” (bình giả danh) và “Katakana” (phiến giả danh), và phần còn lại là chữ Hán. Trong các chữ Hán, một số chữ được mượn dùng nguyên vẹn bất động, một số được đơn giản hóa, một số còn sử dụng các nguyên tố và quy tắc tạo chữ của chữ Hán, tạo ra chữ Hán kiểu Nhật, ví như 峠(山口)(đèo núi)、雫(水滴)(giọt nước)、辻(十字路口) (ngã tư) v.v.

Trong số các chữ Hán được sản xuất tại Nhật Bản, có một từ “躾”, được phát âm là “しつけ” (bính âm là situke), có nghĩa là thông qua giáo hóa, dưỡng dục, khiến con người được trang bị đạo đức, hành vi phù hợp với quy tắc và lễ nghi của xã hội và tập thể v.v. Vậy thì, người Nhật làm sao để tạo ra chữ này? Tất cả những chữ mà người Nhật tạo ra, đều vì nhu cầu mà sinh ra, được dùng nhiều mà trụ lại, chữ “躾” cũng không ngoại lệ. Chữ Hán dù được tạo ra rộng lớn như biển cả, nhưng không có một chữ nào có thể biểu đạt được hàm ý của chữ “躾”. Vì vậy, người Nhật liền tổ hợp hai chữ thân “身” và mỹ “美” , để tạo thành chữ “躾”, tạm gọi là “mỹ thân”, dùng để biểu đạt hàm ý giáo dưỡng con người có hành vi cao nhã ưu mỹ, hợp với lễ nghi, đẹp người đẹp nết.

Nguồn gốc của “mỹ thân” “躾” trong văn hóa giáo dục Nhật Bản 

Hiện chưa rõ ký tự “mỹ thân” “躾” được tạo khi nào. Tuy nhiên, người ta thường tin rằng việc sáng tạo ra và sử dụng nó không bắt nguồn từ thời cổ đại mà có khả năng là từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 17. Thời kỳ động loạn Nam Bắc triều ở Nhật Bản (1336-1392) cũng là giai đoạn quá độ, diễn biến của tiếng Nhật từ thể cổ sang cận đại, ngôn ngữ trình hiện kết cấu lưỡng trọng tân cựu nối chồng, rồi dần dần sinh ra hình thái cận đại. Do đó, người ta thường cho rằng, chữ “mỹ thân” “躾” rất có thể là vào thời văn hóa võ sĩ đạo hưng khởi, trong bối cảnh ngôn ngữ mới ra đời thay thế cũ, và cùng với sự tăng cường của văn hóa võ sĩ đạo mà định hình và phổ cập. Hơn nữa, vào thời đại Kamakura, cuộc cải cách Phật giáo khiến Phật giáo được phổ biến rộng rãi, từ “習氣” biểu thị tính tập quán trong ngôn ngữ Phật giáo, phát âm gần giống với “躾”, vì vậy có học giả cho rằng chữ “躾” là do hai chữ “習氣” biến thành.

Khi văn hóa võ sĩ đạo hưng khởi cũng là thời kỳ các quan niệm gia đình Nhật Bản dần được củng cố gia cường, vì vậy, con kế nghiệp cha, kế thừa gia quy v.v. đã trở thành một nhiệm vụ trọng yếu trong gia tộc, mà muốn viên mãn hoàn thành việc này, giáo dục “mỹ thân” “躾” tự nhiên trở thành chủ đề không thể khuyết thiếu.

Sự hưng khởi của văn hóa võ sĩ đạo cũng là thời kỳ các quan niệm gia đình của người Nhật dần được củng cố. (Epoch Times)

Sau khi nội hàm của chữ “mỹ thân” “躾” được tương đối xác định, giáo dục “mỹ thân” luôn được trọng thị, và được truyền thừa từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay. Giáo dục gia đình, tuy mục đích tương đồng, nhưng vì thời đại, xã hội, bối cảnh gia đình bất đồng, nên nội dung và phương pháp thực thi cũng không hoàn toàn tương đồng, không có một định thức nào. Ví như, về phương thức giáo dục mà nói, có lấy mình làm gương, có ngôn truyền thân giáo (lời nói hay đi kèm hành động đẹp), có tích cực hướng dẫn tỉ mỉ, có hình phạt giáo huấn, cũng có phóng nhậm tự lưu (buông tay để trẻ tự lập). Về nội dung giáo dục gia đình, nó đi từ kỹ năng sống căn bản đến học thức bác học đa tài, đạo đức cao thượng, trọng người nhân cách cao thượng v.v.

Văn hóa giáo dưỡng của Nhật Bản nhấn mạnh giáo dục “mỹ thân” “躾”, yêu cầu con cháu trong gia đình hành vi cao nhã ưu mỹ, lễ phép, trở thành một cá nhân có thể sống độc lập, thậm chí là người hoàn mỹ. (Shutterstock)

Từ góc độ văn hóa dân gian, giáo dưỡng “mỹ thân” “躾” của Nhật Bản là một quá trình diễn hóa cực kỳ phức tạp. Để một đứa trẻ có thể trở thành một con người độc lập và hoàn thiện, đứa trẻ phải được trang bị những kỹ năng lao động nhất định, văn hóa tri thức và luân lý đạo đức chính thống. Tuy nhiên, từ góc độ của văn hóa dân gian Nhật Bản mà xét, những kỹ năng và tu dưỡng cần có này, rất nhiều là phải thông qua quá trình trưởng thành của trẻ mà tự nhiên lĩnh ngộ được, học được, chứ không phải do cha mẹ hoàn thiện chiểu theo một kế hoạch giáo dục nghiêm khắc, tốt nhất là cha mẹ trong quá trình trưởng thành của trẻ mà phát huy một kiểu tác dụng phụ trợ, một chút hướng dẫn. Đứa trẻ trong quá trình trưởng thành, thông qua hoạt động xã hội, quen tai quen mắt, dần dần hiểu biết phân biệt thị phi, tự biết liêm sỉ, thể ngộ đạo lý. Do đó, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nhật Bản Yanagida Kunio đã chỉ ra: Từ sách cổ, hầu như không có ghi chép rõ ràng nào về cách tổ tiên đối đãi thế nào với giáo dục “mỹ thân” “躾”.

Trong thời kỳ Edo, đặc biệt là về cuối, văn hóa “mỹ thân” “躾” dần trở nên minh xác và cố định. Tiếp theo, từ ghi chép hồi ức của những người đã xuyên việt thời đại cũ và mới, chúng ta sẽ thoáng thấy một số cảnh tượng của giáo dục “mỹ thân” “躾” trong quá khứ, có thể học hỏi, có thể có ích đối với giáo dục gia đình ngày nay.

Giáo dưỡng của một thương gia

Ogura Kinnosuke (1885-1962), một nhà toán học nổi tiếng quốc tế từ thời Minh Trị đến thời Chiêu Hòa ở Nhật Bản, sinh ra trong một thương gia ở tỉnh Yamagata vào năm Minh Trị thứ 18. Theo mô tả của chính ông trong “Hồi ký của một nhà toán học”, ông từ nhỏ đã được tiếp thụ giáo dục “mỹ thân” “躾” khá nghiêm khắc.

Quang cảnh một con phố mua sắm truyền thống của Nhật Bản. (Shutterstock)

Vào thời điểm đó, trẻ em sống ở thành phố Hegang và các khu dân cư sĩ tộc, hầu hết đều học tập Quốc ngữ và tiếng Trung tại nhà hoặc ở trường tư thục, nhưng đại đa số các gia đình ở nông thôn không có phong tục này. Tuy nhiên, giáo dục gia đình của con cái các thương nhân không thua kém gì con cái của các nhà quan lại. Chẳng hạn, gia pháp của gia đình ông cực kỳ nghiêm khắc. Khi ăn, chỉ có ông bà nội được dùng bữa trong phòng khách, còn ông, chủ quầy, nữ giúp việc và những người khác chỉ được dùng bữa trên sàn nhà trong bếp. Sau khi lên cấp hai, ông mới dần chuyển sang dùng bữa một mình trong phòng giữa ông bà nội và nhà bếp.

Ông được chỉ định là người kế tục tương lai của gia đình, vì vậy ông từ nhỏ đã được giáo dục nghiêm khắc về lễ nghi và các phương diện khác. Ông phải dậy sớm vào buổi sáng, phải đến bàn thờ Phật để dâng hương và thắp nến vào buổi sáng và buổi tối. Ông nội ông là một Phật tử kiền thành, cụ có những yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt đối với ông trong việc cúng tế tổ tiên mỗi năm một lần và các lễ nghi liên quan khác. Vào ngày Tết Nguyên Đán, ông phải dậy lúc 2 giờ sáng, trước những người khác, uống tịnh thủy Nguyên Đán (nước kiền tịnh), đốt lửa, nướng bánh v.v. Vì để cử hành một nghi thức tại cư thất của ông bà, hết thảy việc chuẩn bị phải do một mình ông tự đảm nhiệm. Ngày hôm sau, cho đến tối muộn, ông sẽ đến nhà hàng chục người thân thích và khách hàng cũ để chúc Tết v.v.

Ưu nhã và nhẫn nại được dưỡng thành trong giáo dưỡng tại sinh hoạt gia đình. (Shutterstock)

Giáo dục của võ gia samurai

Sugimoto Hakuko (1873-1950), một nhà văn Nhật Bản nổi tiếng ở Hoa Kỳ, sinh ra trong một gia đình võ sĩ đạo vào năm Minh Trị thứ 6. Cha của bà, Inagaki Momitsu, từng là tổng quản Nagaoka ở Niigata. Là con gái của một võ sĩ, bà từ nhỏ đã được giáo dưỡng và huấn luyện theo phong cách võ sĩ tốt đẹp nhưng nghiêm khắc. 

Trong cuốn hồi ký “Con gái của võ sĩ”, bà giới thiệu rằng theo yêu cầu của bà nội, khi còn nhỏ, bà đã theo một vị tăng nhân trong tự viện học tập kinh điển Hán văn, tiếp thụ giáo dục “mỹ thân” nghiêm cẩn như con trai. Ví dụ, giáo sư cố ý chọn thời tiết mùa đông lạnh nhất, để bà thực hiện những khóa công khó nhất trong thời gian dài, và bà càng phải tinh tấn hơn vào những ngày lạnh nhất. Lý do là: nếu thèm muốn an dật, thì cái tâm này sẽ không thể tiếp thụ được thần lực của Thượng Thiên. Vào mùa đông khắc nghiệt, trong nhà không có lò sưởi, nhiệt độ gần như tương đương bên ngoài, trong hoàn cảnh này, cần phải chuyên tâm luyện thư pháp trong thời gian dài. Một buổi sáng, tay bà lạnh cóng và tái xanh, nhưng bà không ý thức được hết thảy điều này cho đến khi bà phát hiện có ai đó đang khóc sau lưng mình.

Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, bà vẫn kiên trì vận bút luyện thư pháp, điều này đã rèn giũa ý chí kiên cường của bà, thông qua việc tập trung viết từng nét từng nét, bà đã thành thục năng lực kiểm soát tư tưởng bản thân, cũng thông qua giáo dục “mỹ thân” theo phong cách võ sĩ, đã bồi dưỡng bà trưởng thành sức mạnh tinh thần cho sự nghiệp lớn trong cuộc đời.

Bà kể trong cuốn tự truyện: Kể từ ngày nhận lễ phẩm đính hôn, bà đã gánh trên vai trọng trách làm vợ. Sau khi kết hôn, một đời dành cho việc làm thế nào làm tốt vai trò một nữ chủ nhân của gia đình. Kinh nghiệm sống của bà có thể gọi là điển hình thu nhỏ của giáo dưỡng “mỹ thân” theo phong cách võ sĩ.

Văn hóa võ sĩ Nhật Bản cũng là một trong những tinh thần của giáo dục “mỹ thân” “躾”. (Shutterstock)

Danh môn vọng tộc, giáo dưỡng không lời

Rushikan Hasegawa (tên thật là Manjiro Hasegawa, 1875-1969), một nhà bình luận văn minh và nhà văn từ thời Minh Trị đến thời Chiêu Hòa ở Nhật Bản, sinh ra trong một gia đình danh môn vọng tộc ở Edo vào năm Minh Trị thứ 8. Khi hồi ức lại giáo dục gia đình thời thiếu niên mà ông được tiếp thụ, “mỹ thân” thời đó là giáo dục gia đình hiện đại, mục đích là khiến trẻ nắm vững thái độ sống đúng đắn, có thể gọi là điển hình của cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, loại giáo dục này hoàn toàn không phải là thông qua huấn cáo và những điều tương tự mà hoàn thành.

Ông nhớ lại, trước đây người dân có phong tục xem hí kịch cùng gia đình, trong hí khúc có những nội dung liên quan đến giáo hóa và huấn giới (răn dạy những điều cấm kị). Do đó, nói chung, việc huấn giáo đều là thông qua các tầng diện xã hội mà hoàn thành, không cần phải thực thi trực tiếp tại nhà. Một số quan niệm đạo đức, đều là trẻ thông qua quan sát, thể hội, hoặc trong cuộc sống thức tế mà không ngừng tu chính và dần dần hình thành tự chủ. Theo hồi ức của ông, khi bản thân có hành vi không chính đáng, cư xử không đúng mực, mẹ ông không bao giờ trực tiếp chỉ ra điều đó là không ổn, mà là dùng ngôn ngữ uyển chuyển để giúp bản thân ông tự nhận thức điều đó là bất chính. Ví như, khi ngồi xuống thân thể thả lỏng thoải mái, hai đầu gối dạng ra, mẹ ông sẽ nói: “A, con nhìn kìa, hai đầu gối đang dang ra nghênh đón con!” Thế là, bản thân lập tức thu chân lại và ngồi thẳng lưng.

Ông tin rằng, trước khi giáo dục được phổ cập, loại giáo dục gia đình này đã đóng một vai trò to lớn đối với nhân sinh. Đặc điểm đặc trưng của nó là: hoàn thành giáo dục “mỹ thân” “躾” trong cuộc sống thường nhật. Ông cũng chỉ ra rằng, hình thức giáo dục này hoàn toàn không trừu tượng sáo rỗng, mà là sự huấn luyện thiết thực về tư tưởng và hành vi trong cuộc sống, là quá trình kết hợp hoàn mỹ lẫn nhau giữa kỹ năng sống và đạo đức.

Ông cũng kể lại, thời bấy giờ, ngay cả những thương gia rất nhỏ cũng đều giống như các gia đình danh giá (các lãnh chúa lớn trong thời phong kiến), mỗi gia đình đều có gia pháp nghiêm khắc, giữa vợ chồng, cha con cũng đều có lễ tiết tương ứng. Ví như, không được cha mẹ gọi, trẻ em không thể tùy tiện tiến vào phòng khách, và khi tiến vào phòng khách, chúng cần phải nghiêm thủ quy cách lễ pháp như một vị khách.

Ở Nhật Bản truyền thống, ngay cả các thương gia nhỏ, mỗi nhà đều có gia pháp nghiêm ngặt của riêng mình. (Shutterstock)

Không nghi ngờ gì nữa, “mỹ thân” “躾” là một truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục Nhật Bản, cần được truyền thừa và hoằng dương. Từ những ví dụ thực tế trên, trọng điểm của giáo dục gia đình đặt tại chỗ nào, dường như đều có liên quan trọng yếu. Trong một thể tập hợp của ngôn ngữ hành vi, tri thức kỹ năng, tư tưởng quan niệm, và phẩm chất đạo đức của con người, thì thứ quan trọng nhất luôn là đạo đức. Chỉ bằng cách xây dựng một nền tảng đạo đức tốt đẹp, thì kim tự tháp “mỹ thân” “躾” mới có thể kiên cố ổn định, khiến con người trở nên đoan trang cao nhã, hợp lễ pháp, và mỹ lệ hơn. 

Tác giả: Tu Thực, Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch