Có thể bạn đã từng nghe nói rằng: Hồng nhan bạc mệnh, mà tài hoa cũng bạc mệnh! Kỳ thực những câu nói này đều ẩn chứa đạo lý bên trong.

Người dùng tài năng làm việc thiện, sẽ tích được đại đức, phú quý muôn đời; Nhưng nếu dùng nó để làm việc xấu, từ đó tổn hại âm đức, mệnh đoản, mà gia tộc cũng có thể tiêu vong. Cho nên, có người đã so sánh cây bút của văn nhân và y thuật của thầy thuốc, thiện dùng thì có thể cứu người, ác ý thì có thể giết người. Mà giết người thì phải đền mạng, đây là Thiên lý, cho nên những người mệnh yểu là có liên quan tới những việc xấu đã làm trong quá khứ.

Nhàn nhã là rượu độc (Ảnh minh họa)
Nhàn nhã là rượu độc (Ảnh minh họa)

Nước chảy chỗ trũng, lửa cháy bốc lên, đó là quy luật của tự nhiên…

Cổ xưa, khi vua Nghiêu phái Cổn trị nạn hồng thủy, Cổn đã dùng kè để ngăn chặn sức lũ tấn công. Khi sức nước giảm, ông lại dùng đất để đắp đê chặn nước. Nhưng đối diện với nước lũ cuồng bạo, chỉ dùng đất đắp đê thì không thể nào giữ được, sau cùng, các con đê đều bị phá vỡ, nước lũ lại càn quét dữ tợn hơn. Cổn cũng gặp nạn mà qua đời.

Đến lượt Hạng Vũ tiếp nhận sứ mệnh của cha. Để trị hồng thủy, ông đã đi xuyên suốt cửu châu Trung thổ, gồm trên vạn nước trong thiên hạ nghiên cứu địa hình, đồng thời thay đổi cách trị thủy của cha mình. Cổn cho người đào sông, mở kênh dẫn nước từ các con sông lớn dẫn đi khắp nơi, cuối cùng thông ra biển, giảm sức ép của nước không cho dâng cao. Qua mấy chục năm nỗ lực, nạn lụt cuối cùng cũng trị được, nhân dân lại được sống những ngày tháng an cư lập nghiệp.

Kỳ thực, nước chảy chỗ trũng, lửa cháy bốc lên, đó là quy luật của tự nhiên, bách gia chi họ đều phải biết. Nhưng cũng có người lại làm trái quy luật tự nhiên, không muốn buông bỏ nhà cửa, bất chấp nguy hiểm tới tính mạng bản thân, liên lụy cả gia đình, người thân. Đã thế, làm người có quyền hành lại không chăm lo cho muôn dân bách tính, lại đương đầu chống lại Thiên ý, làm những việc không lượng sức mình, cố gắng ổn định trên bề mặt trước mắt, đương nhiên phiền phức cũng ngày một nhiều, sau cùng hậu quả không thể chống đỡ được.

Lão Tử viết: “Dân bất úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi”, nghĩa là: dân đã không sợ chết, lại suốt ngày mang cái chết ra uy hiếp, hỏi có tác dụng gì? Mang dao kề lên cổ trăm dân, như vậy là có thể ổn định được sao? Hễ động một tí lại cho là “làm chính trị”, thiên hạ ở đâu có sự việc như vậy?

Cho nên nói: Nếu thực sự muốn ổn đinh, cần phải thuận theo lòng dân, chính trị phải rõ ràng.

(Ảnh minh họa)

Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên

Phụng Thiên nhi hành mới có thể thành công. Đáng tiếc có một số người, bao gồm cả một số văn nhân chính khách, vẫn không minh bạch đạo lý này, vẫn làm một số việc trái ý đạo Trời, sai mà không tự biết. Ông Trời vẫn đang theo dõi những việc thế nhân làm, thị phi rõ ràng không chừa một ai, cho dù đó là người thông minh cũng không ngoại lệ.

Nói về trí tuệ, Gia Cát Lượng nhiều lần đưa quân đánh Ngụy, khiến Ngụy quân thương vong tổn thất, vậy vì sao vẫn không thể thống nhất Trung Nguyên? Dựa vào mưu lược của Gia Cát Lượng, bình định Trung Nguyên chỉ là việc sớm muộn trong tầm tay. Lưu Bị trước lúc chết còn nói: Tài năng của Gia Cát Lượng vượt xa họ Tào, Lưu Bị là kỳ vọng Gia Cát Lượng có thể hoàn thành trọng trách thống nhất Trung Nguyên, phục hưng nhà Hán. Nhưng vì sao Gia Cát Lượng lại không thể hoàn thành sứ mệnh này? Cuối cùng cho đến lúc chết trên chiến trường, Gia Cát Lượng đã nói một câu: “Ý Trời!”

(Ảnh minh họa)

Gia Cát Lượng không thể nào chống lai được mệnh Trời đã sắp đặt cho ông, cho dù ông đã dùng tới cả thuật chiêm tinh kéo dài thọ mệnh. Theo kinh nghiệm lịch sử hơn 400 năm của nhà Hán, có hưng tất sẽ có diệt, có thịnh tất sẽ có vong. Sự nghiệp nhà Hán cuối cùng đã diệt vong, đó là Thiên ý, Gia Cát Lượng làm sao có thể sử đổi ý Trời? Cho dù ông có khả năng đó đi chăng nữa, Ông Trời cũng sẽ lấy đi sinh mệnh của ông.

Cho nên có câu nói: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, trường sử anh hùng lệ triêm khâm”, ý nói rằng người làm đại nghiệp chưa thành nhưng đau ốm mà chết, anh hùng đau buồn lệ chảy không thôi…

Cuốn “Khổng Tử gia ngữ” cũng nhiều lần nhắc đến “Thiên mệnh”. Khổng Tử lao tâm khổ trí cả đời muốn thay đổi vận mệnh lịch sử, nhưng “tri kì bất khả nhi vi chi”, biết là không thể thành công, nhưng lại không thể không làm, cuối cùng cảm thán mà nói rằng: “Đạo chi tương hành dã dư? Mệnh dã!”

“Đạo chi tương phế dã dư? Mệnh dã!”, có thể hiểu là: Làm sẽ chẳng thể thành công nhưng lại không thể không làm – Đó là Thiên mệnh! Việc không thành bỏ đi không làm cũng không được – Đó là Thiên mệnh!

Thật đúng là: Sinh tử có số, phú quý tại thiên!

Cho nên, đại sự ở đời đều có số cả.

Thành hay bại đều từ Đức mà nên

dinh so 1

Bên trên nói về Gia Cát Lượng, đó là nói về người đại trí huệ, người cả đời đều nghĩ cho thiên hạ, không vì bản thân mình. Ngược lại có một số người, tự cho là thông minh, tư lợi cá nhân, mưu đồ bất chính, sau cùng danh bại thân liệt, hủy hoại chính mình, sống đời vô ích.

Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là học trò của Qủy Cốc Tử, tài học đều là liên quan binh pháp. Có một lần khi Bàng Quyên xuống núi lấy nước, nghe nói Ngụy quốc chiêu mộ người tài, ban thưởng rất nhiều vàng bạc, Bàng Quyên liền động tâm, muốn đến nước Ngụy làm quan. Trong lòng ông vừa mới nghĩ chưa kịp nói, Qủy Cốc Tử minh bạch rõ ràng.

Qủy Cốc Tử liền nói: “Con đi hái một bông hoa về đây cho ta”. Bàng Quyên không biết rõ là chuyện gì, liền đi hái một bông hoa nhỏ cho Qủy Cốc Tử. Khi vừa nhìn thấy hoa, Qủy Cốc Tử liền nói: “Mã Đâu Linh, loài hoa này mỗi lần nở là nở 12 bông, tương ứng con có được 12 năm tận hưởng phú quý. Bông hoa này con hái ở Quỷ Cốc, ‘Kiến nhật nhi uy’ khi gặp mặt trời liền khô héo. Chữ ‘quỷ’ thêm một chữ ‘uy’ bên cạnh sẽ thành chữ ‘ngụy’, chữ ngụy của Ngụy quốc, con xuất sơn nhất định sẽ đến ngụy quốc làm quan”. Qủy Cốc Tử đã tính vô cùng chuẩn xác, sau này Bàng Quyên đúng là tới làm quan ở Ngụy quốc!

Lúc chia tay, Qủy Cốc Tử nói với Bàng Quyên: “Cuộc đời của con không được phép lừa gạt hại người. Nếu như con lừa gạt người khác, sau này sẽ nhất định sẽ bị người khác hãm hại lại”. Qủy Cốc Tử tặng cho Bàng Quyên 8 chữ “Gặp dê thì vinh, gặp ngựa thì hỏng”. Sau này Bàng không nghe lời thầy, hãm hại Tôn Tẫn, kết quả lại bị Tôn Tẫn lập mưu bắn tên mà chết.

Cũng như vậy, vận mệnh của Vương Hi Phượng trong Hồng Lâu Mộng luôn khiến cho người ta đau lòng tiếc nuối. Tuy xinh đẹp giỏi giang, nhưng Hy Phượng lại là người phụ nữ đanh đá, chanh chua, cay nghiệt và độc ác. Là người nắm tất cả quyền hành trong phủ Vinh, Phượng Thư ngày ngày cai quản mọi việc vô cùng khéo léo, thông thạo, có thể quán xuyến công việc nhà cửa nên được Giả mẫu hay Vương phu nhân rất quý mến, nhưng lại bị người dưới e ngại, có khi thù ghét. Tuy không biết đọc sách ngâm thơ nhưng nàng lại có đầu óc thông minh sắc sảo, giỏi tính toán, xứng đáng vào bậc nữ lưu hào kiệt trong phủ, nam nhân không thể sánh được. Phượng Thư thông minh nhưng hay phải dụng nhiều tâm cơ, sau cùng cơ nghiệp trong phủ ngày một lụn bại. Cuối cùng bệnh tật rồi chết, thọ khoảng 30, 31 tuổi.

Cổ xưa, các bậc cao nhân chọn đồ đệ đều rất coi trọng đức. Bởi vì một người khi có bản sự to lớn, có đức sẽ hành thiện, không có đức sẽ làm điều ác, vì người hay vì mình, đều ảnh hưởng không nhỏ.

Văn nhân tích thiện, võ giả trọng đức, phương vị chính đạo. Vận mênh đại sự , không thể không cẩn thận.

Minh Vũ

Xem thêm: