Nói đến rượu giao bôi, người ta nghĩ ngay tới cảnh cô dâu và chú rể mỗi người cầm một ly rượu trong đám cưới, tay giao nhau rồi mỗi người hớp một ngụm. Người hiện đại cho rằng đây là biểu hiện của vợ chồng yêu thương nhau. Nhưng rượu giao bôi của người xưa còn có ngụ ý khác.

Khi nói đến rượu giao bôi của người xưa, đầu tiên cần nói về nhận thức của họ về hôn lễ. Trong “Lễ ký – Hôn nghĩa” có viết: “Hôn lễ là sự kết hợp vui vẻ tốt lành của hai dòng họ, trên là việc thờ tự tông miếu, dưới là việc duy trì đời sau, do đó người quân tử rất coi trọng hôn lễ. Đối đãi với hôn lễ phải cung kính, cẩn thận, tôn trọng lễ tiết, như thế vợ chồng mới có thể tương thân tương ái, từ đó hình thành sự khác biệt giữa nam và nữ, xây dựng đạo nghĩa vợ chồng. Từ nam nữ khác biệt, sau đó mới có đạo nghĩa vợ chồng. Từ đạo nghĩa vợ chồng mới có tình cảm cha con. Từ tình cảm cha con mới có quan hệ quân thần đoan chính. Do đó, hôn lễ là gốc rễ của lễ nghi”.

“Trung Dung” nói: “Đạo của người quân tử bắt đầu từ vợ chồng”. Tác giả Lưu Hiểu của trang Khán Trung Quốc cho rằng, người hiện đại xem tình cảm trong hôn nhân là quan trọng nhất, còn người xưa xem hôn nhân là “trên là thờ tự tổ tông, dưới là duy trì người đời sau”. Hôn nhân truyền thống coi trọng trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với toàn bộ gia đình, và hôn lễ là khởi đầu của trách nhiệm này.

Ảnh: Shutterstock.

Hôn nhân quan trọng như thế, người xưa làm thế nào để các cặp vợ chồng ý thức được tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ, cùng nhau đối mặt với những trách nhiệm trong tương lai? Lưu Hiểu cho rằng, rượu giao bôi chính là một hình thức cam kết rất tốt.

Nghi thức của rượu giao bôi

Trong thời Chiến Quốc, có nghi thức cô dâu chú rể uống rượu giao bôi. Thời nhà Chu, lễ cưới rất đơn giản. Sau khi chú rể nghênh đón cô dâu từ nhà mẹ đẻ, nghi thức đơn giản bắt đầu. Người hầu thay nhau xối nước và rửa tay cho chú rể và cô dâu, trong khi những người giúp việc khác sắp xếp chỗ ngồi cho bữa ăn đầu tiên của cô dâu chú rể. Vợ chồng trẻ ngồi đối diện và ăn cùng một mâm.

Món chính trong mâm cỗ là nếp, lúa tắc (ngũ cốc thường thấy trong sách cổ), còn có thịt khô, cá, thịt heo sữa, canh thịt. Vì tính chất là nghi lễ nên vợ chồng không ăn nhiều. Đôi vợ chồng ăn cơm nếp trước, rồi dùng canh thịt, sau đó dùng ngón tay nếm nước tương, quá trình này gọi là “một bữa cơm”. Làm ba lần như thế gọi là “ba bữa cơm”. Sau “ba bữa cơm” là hoàn tất nghi lễ ăn (thực lễ). Sau đó, tân lang và tân nương súc miệng bằng rượu, gọi là “dận”, họ cũng súc miệng ba lần. Dụng cụ để uống rượu, hai lần đầu dùng tước (cốc uống rượu ba chân), lần cuối thì dùng cẩn.

Trong sách “Lễ ký – Hôn nghĩa” có ghi chép: “Hợp cẩn mà uống rượu”. Cẩn là quả bầu, bổ quả bầu làm đôi, cô dâu chú rể mỗi người cầm một nửa rót rượu mời nhau trong lễ thành hôn. Cẩn là một loại bầu đắng không thể ăn được, thường được gọi là hồ lô đắng. Vì có hình dạng hồ lô nên người ta bổ nó làm đôi, vợ chồng mỗi người lấy một phần rồi uống, nên mới gọi là “hợp cẩn mà uống rượu”. Lúc này, hai nửa của quả bầu được nối với nhau bằng một sợi chỉ, tượng trưng cho hôn nhân khiến hai con người thành một thể. Ăn cùng một mâm, hợp cẩn mà uống rượu, là chỉ vợ chồng là nhất thể.

Lý do lấy quả bầu hồ lô đựng rượu

Vì sao người xưa sử bầu hồ lô đắng không ăn được để đựng rượu? Trong “Lễ ký – Hôn nghĩa” có đề cập đến. Ý tứ là, sau khi vợ chồng cùng uống, họ phải chia ngọt sẻ bùi, hoạn nạn có nhau.

Trước triều đại nhà Đường, về cơ bản không có thay đổi lớn trong nghi thức rượu giao bôi trong hôn lễ. Ngoài việc tiếp tục sử dụng quy chế cổ xưa trong các đám cưới vào thời nhà Đường, còn xuất hiện ly (cốc) để thay cho “cẩn”. Sau thời nhà Tống, cặp vợ chồng mới sử dụng hai ly để uống rượu giao bôi, nhưng ban đầu là cô dâu chú rể uống một nửa, sau đó đổi ly rồi uống phần còn lại. Sau khi uống, họ ném ly rượu dưới giường để biểu thị hôn nhân sau trăm năm vẫn hòa hợp. Điều này khác với việc uống giao bôi hiện nay.

***

“Tu trăm năm mới chung chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”, vậy nên sau khi kết hôn, cô dâu và chú rể hãy trân trọng mối duyên này, và cùng nhau vun đắp tình cảm để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Để nhà là chốn về, gia đình là bến đỗ bình yên.

Video: Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nhìn thấu mà chính là trải nghiệm

videoinfo__video3.dkn.tv||407e4b412__

Từ Khóa: