Có thể biểu hiện xuất sắc nội hàm của chữ “Nghĩa” nhất có lẽ là ba bộ danh tác cổ điển: “Thủy Hử truyện”, “Tam Quốc diễn nghĩa” và “Phong Thần diễn nghĩa”.

Trong các tiểu thuyết chương hồi thời Minh, Thanh, thông thường là biểu hiện chữ “Nghĩa” nhiều hơn. Những người khác nhau vào những thời kỳ khác nhau thì biểu hiện và nội hàm của chữ “Nghĩa” cũng khác nhau, ví như “Thuyết Nhạc Toàn Truyện”, “Tùy Đường Diễn Nghĩa”, “Tam Hiệp Ngũ Nghĩa” v.v.

Rất nhiều tiểu thuyết được đặt tên theo hình thức diễn nghĩa nào đó, nhằm diễn tả rõ chủ đề xuyên suốt là chữ Nghĩa. Trong số các tác phẩm bạt ngàn đó, có thể biểu hiện xuất sắc nội hàm của chữ “Nghĩa” nhất có lẽ là ba bộ danh tác cổ điển: “Thủy Hử truyện”, “Tam Quốc diễn nghĩa” và “Phong Thần diễn nghĩa”. 

Nghĩa khí giang hồ trong “Thủy Hử truyện”

Chữ “Nghĩa” được biểu hiện trong “Thủy Hử truyện” chính là nghĩa khí giang hồ, quan bức dân phản, không thể không hành tẩu giang hồ, cuối cùng tề tựu ở bến nước Lương Sơn, sau khi được triều đình chiêu an khó tránh khỏi kết cục bi thảm thân chết nơi đất khách quê người.

Trong nghĩa khí giang hồ đó, có nghĩa khí hào sảng cướp của người giàu cứu giúp người nghèo, cũng có nghĩa khí huynh đệ có nạn cùng gánh, có phúc cùng hưởng, vì bạn bè mà không tiếc cả mạng sống. Khi 108 vị hảo hán tề tựu ở bến nước Lương Sơn, điều mà những vị hảo hán xuất thân thôn dã mong mỏi là được ăn miếng thịt lớn, uống bát rượu to, anh em huynh đệ được ở cùng nhau mãi mãi, hôm nay có rượu hôm nay say.

Còn những vị hảo hán xuất thân nhà quan bị bức ép đến bước phải lên núi làm giặc cỏ, như Võ Tòng, Tống Giang, v.v…. thì nhìn thấy nghĩa khí giang hồ chẳng thể dài lâu. Trong tâm niệm của họ, kỹ năng văn võ học thành nên phải dùng vào việc “trung quân báo quốc”. Nghĩa khí giang hồ không thể mang theo tinh thần của phường đầu trộm đuôi cướp, vẫn là nên phải chờ đợi triều đình chiêu an, để cho vợ con được hưởng đặc quyền, rạng rỡ tổ tông, lưu lại tiếng thơm muôn đời trong sử xanh, đây mới là nơi trở về.

Còn như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ là kẻ thô hào lỗ mãng, cách nghĩ của ông ta chính là đánh vào đô thành, để Tống Giang ca ca làm hoàng đế, còn trị lý quốc gia như thế nào, không phải vấn đề ông nghĩ đến.

Đáng tiếc là cái nghĩa khí giang hồ đó sống không gặp thời. Cuối những năm Bắc Tống, đạo đức sa đọa, triều cương hỗn loạn. Tống Huy Tông càng nhìn không thấy hiện thực quan bức dân phản, càng không thể nhìn nhận chính xác mặt lợi và mặt hại của nghĩa khí giang hồ. Ông chỉ là đơn thuần cho rằng những người này dù đã tiếp nhận chiêu an, trên thân bản tính giặc cướp vẫn còn, tự mình cho rằng hễ thời cơ chín muồi họ vẫn sẽ đứng lên làm phản, uy hiếp đến hoàng vị của mình. Vậy nên ông đã lợi dụng họ thảo phạt Phương Lạp, sau khi chiến thắng trở về ban cho thuốc độc, dẫn đến đám công thần vô tội nhận lấy cái chết oan uổng. Đây cũng chính là kết cục đáng tiếc đáng buồn của 108 vị hảo hán Lương Sơn tràn đầy “nghĩa khí giang hồ” này.

Nghĩa khí nhân gian trong “Tam Quốc diễn nghĩa”

“Tam Quốc diễn nghĩa” đã thoát khỏi tính cuộc hạn trong nghĩa khí giang hồ, thăng lên đến tầng diện vì nước vì dân, thông qua đọ sức về lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế… của ba nước Ngụy, Thục, Ngô đã triển hiện biểu hiện và nội hàm khác nhau của chữ “Nghĩa”.

Trong thời của Tào Tháo, quan niệm văn hóa truyền thống rất cường thịnh. Con người ta nếu chỉ xem trọng mánh khóe thủ đoạn chiêu trò nhất định không đi được xa. Tào Tháo có thể thành tựu được sự nghiệp to lớn như vậy, trên người ông cũng có nghĩa khí mạnh mẽ như vậy. Dưới trướng của Tào Tháo có rất nhiều mưu sĩ mãnh tướng. Ngoài tài năng quân sự của bản thân Tào Tháo ra, điều khiến mọi người tín phục hơn cả là “nghĩa khí” của ông.

Với những đại tướng dưới trướng Lưu Bị như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, chỉ bao vây chứ không giết, mong rằng có thể dùng nghĩa thu phục tâm của họ. Trong bao vây ở Thổ Sơn, ba điều giao ước quy hàng nhà Hán không hàng Tào của Quan Vũ, Tào Tháo cũng tiếp nhận. Cuối cùng Quan Vũ nghe được tin tức của Lưu Bị, vượt qua năm ải chém sáu tướng, nếu như không có ngầm cho phép của Tào Tháo, làm sao có được một Quan Vũ tiếng thơm nghĩa khí thấu tận trời xanh đây?

Lưu, Quan, Trương ba người họ kết nghĩa ở vườn đào là vì để giết giặc, cống hiến sức mình cho đất nước. Lưu Bị hay tin Quan Vũ bị Đông Ngô giết hại, không màng đến lời khuyên cũng muốn đích thân dẫn quân đánh Đông Ngô, kết quả bại trận ở Di Lăng, chết ở thành Bạch Đế, cũng là vì một chữ “Nghĩa”.

Gia Cát Lượng bảy lần bắt bảy lần thả Mạnh Hoạch, là muốn dùng “Nghĩa” thu phục tâm của ông ta. Biết rõ là không diệt được Bắc Ngụy, cũng muốn sáu lần ra Kỳ Sơn, vẫn là vì để báo đáp ân tình ba lần viếng thăm lều cỏ của Lưu Bị. Ông tận tâm trung thành phò tá Lưu Thiện, vì để báo đáp xem trọng gửi gắm con trai của Lưu Bị. Biết rõ Nhai Đình mất là thiên ý, vẫn còn muốn cho Mã Tốc một lần cơ hội lập công.

Sau khi gạt lệ chém Mã Tốc, ông khóc mãi không thôi, hối hận lúc đầu đã không nghe theo di ngôn “con người Mã Tốc nói khoác quá sự thật, không thể trọng dụng” của Lưu Bị, vẫn là không tách khỏi chữ “Nghĩa” này. Biết rõ thiên ý không thể làm trái, vẫn còn bày kế hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý, thậm chí muốn trái ý trời thay đổi cục diện, đây là muốn để lại cho người sau bài học: dẫu là vì “Nghĩa” cũng không thể làm trái đạo trời. Vậy nên, Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy cũng là vì để lưu lại văn hóa chữ “Nghĩa” này.

Cái “Nghĩa” tu luyện trong “Phong Thần diễn nghĩa”

Điều mà “Phong Thần diễn nghĩa” triển hiện là cái nghĩa nửa thần nửa nhân của người tu luyện, thuận theo thiên ý mà hành là đại nghĩa, hành xử trái với thiên ý là bất nghĩa.

Thương Trụ Vương đại nghịch vô đạo, bị hồ ly tinh Đát Kỷ mê hoặc, làm loạn hậu cung, giết hại trung thần, bóc lột người dân, hao tài tốn của, theo thiên ý ắt phải diệt vong. Chu Võ Vương dưới sự phò tá của Khương Tử Nha dấy binh phạt Trụ, là đại nghĩa thuận theo thiên ý mà hành. Không chỉ văn thần võ tướng, kỳ nhân dị sĩ đứng ra phò trợ, mà ngay đến cả thần tiên cũng đều lần lượt hạ thế trợ Chu phạt Trụ.

Những người đứng về phía đại nghĩa, dù chết vinh quang vẫn còn, sau khi chết được phong Thần; còn những ai nghe theo những lời xàm ngôn của Thân Công Báo, trợ giúp Trụ Vương làm điều xằng bậy, kết cục đều rất bi thảm. Khương Tử Nha vâng mệnh thầy xuống núi phong thần, sư đệ đồng môn là Thân Công Báo bởi vì lòng đố kỵ, đâu đâu cũng tìm đủ mọi cách gây khó dễ cho Khương Tử Nha, làm rất nhiều điều bất nghĩa, kết cục sau khi chết bị ném vào biển Bắc Hải. Sử xanh đã lưu lại bài học sâu sắc cho người đời sau. 

Theo Secret China
Vũ Dương biên dịch

Video: Chúng tôi cất tiếng nói cho những người không thể nói

videoinfo__video3.dkn.tv||60c162dc7__