Diễn đàn Quốc phòng Hương Sơn Bắc Kinh (Beijing) lần thứ 10 đã khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào sáng ngày 30/10. Đại diện của Trung Quốc và Nga cáo buộc một số quốc gia tại diễn đàn cố tình tấn công châu Á và “gây bất ổn” ở các khu vực khác. 

Sĩ quan quân đội Trung Quốc thậm chí còn cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thành thật khi không tham gia. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng ca ngợi quan hệ Trung-Nga là mẫu mực. 

Vấn đề Đài Loan đã trở thành một điểm nóng trong cuộc họp này, nơi chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình và tuyên bố rằng, việc xâm lược Đài Loan là một cuộc chiến pháp lý dựa trên nền tảng đạo đức cao cả. 

Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc thầm chỉ trích Hoa Kỳ, vấn đề Đài Loan trở thành tâm điểm

Trong lúc vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc bị bỏ trống, Diễn đàn quốc phòng Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 đã được khai mạc vào sáng này 30/10, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) đã có bài phát biểu quan trọng.

Ông Trương bày tỏ “sự hợp tác cùng có lợi” trong bài phát biểu của mình nhưng ông đã ngầm chỉ trích Hoa Kỳ.

Ông Trương Hựu Hiệp cho biết, tâm lý bá chủ và Chiến tranh Lạnh không được ưa chuộng. Một số quốc gia luôn tuân thủ tâm lý tổng bằng không “bạn thua và tôi thắng”. Họ tin vào luật rừng, nơi kẻ yếu có thể săn mồi kẻ mạnh, tham gia vào hoạt động chính trị nhóm dựa trên bè phái và thúc đẩy chủ nghĩa đơn phương, khiến thế giới chìm trong khói mù chiến tranh và thảm họa nhân đạo.

Ông Trương cũng cho rằng: Tình trạng hỗn loạn hiện nay trên thế giới là do “một số quốc gia đang cố tình kích động, gây nên tình trạng hỗn loạn, can thiệp vào các vấn đề khu vực, xen vào công việc nội bộ của nước khác và xúi giục các cuộc cách mạng màu”.

Về vấn đề Đài Loan, ông Trương Hựu Hiệp cho rằng, Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và “nguyên tắc một Trung Quốc” là sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế. Bất kể ai muốn tách Đài Loan khỏi Trung Quốc dưới mọi hình thức, quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ khoan nhượng.

Ông Tô Tử Vân (Su Ziyun), Giám đốc Sở Nghiên cứu Chiến lược và Tài nguyên Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan nói rằng, mặc dù ông Trương Hựu Hiệp không nêu tên nhưng mọi người đều có thể hiểu rằng ông đang thách thức Hoa Kỳ.

Còn phát biểu tại một hội thảo hôm 29/10, trung tướng Hà Lôi (He Lei), viện phó Viện Hàn Lâm Khoa Học Quân Sự Trung Quốc, nói rằng nếu Trung Quốc phải sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan thì “đó sẽ là một cuộc chiến thống nhất, một cuộc chiến công bằng và chính đáng”.

Thống nhất Đài Loan bằng vũ lực luôn là một phần trong “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Ông Tập đã nhiều lần tuyên bố rằng thống nhất là rất quan trọng để đạt được sự trẻ hóa quốc gia và ông cũng đã chỉ đạo quân đội chuẩn bị cho chiến tranh.

Bà Bonnie Glaser, giám đốc nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall của Đức (GMF) và là chuyên gia về Trung Quốc, tin rằng Đài Loan sẽ không bị tấn công ngay lập tức. 

Vào ngày 30 tháng 10, bà Glaser đã đăng một bài báo có chữ ký trên tờ “New York Times” phân tích rằng, ĐCSTQ chỉ đang cố gắng che đậy những nghi ngờ trong nội bộ của mình về cái giá phải trả khi tấn công Đài Loan, và thất bại trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga đã làm tăng thêm những nghi ngờ này. 

Bà Glaser tin rằng từ góc độ này, việc Bắc Kinh tiếp quản Đài Loan là không hiện thực, thậm chí có thể không xảy ra trong vài năm tới. Điều này giúp Hoa Kỳ và Đài Loan có thời gian để nâng cao năng lực quân sự và tránh xung đột.

Gần đây, quân đội Trung Quốc một lần nữa lại hứng chịu một cuộc thanh trừng lớn, trong đó có vụ thanh trừng nhiều tướng lĩnh cấp cao của Lực lượng Tên lửa, thậm chí Diễn đàn Hương Sơn cấp quốc tế cũng không có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bà Glaser cho rằng ở một góc độ khác, điều này có thể khiến ông Tập Cận Bình nghi ngờ về khả năng chiến đấu của quân đội họ Tập.

Trung tướng Hà Lôi cũng cáo buộc Hoa Kỳ đạo đức giả khi tìm kiếm đối thoại cấp cao giữa quân đội nước này và Trung Quốc. Ông nói: “Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã nhiều lần đề xuất đối thoại với các quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc, nhưng lần này ông lại không tham dự diễn đàn, đánh mất cơ hội mà ông đã nhiều lần yêu cầu, điều này cho thấy ông đủ chân thành đến mức nào”.

Theo thông tin công bố, phái đoàn Hoa Kỳ do bà Cynthia Xanthi Carras, quan chức phụ trách các vấn đề liên quan Trung Quốc tại Văn phòng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu. 

Diễn đàn Hương Sơn trở thành nền tảng tiếng nói của Nga

Nga cử Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tới dự diễn đàn. Ông Shoigu nhận được sự tiếp đón trang trọng tương tự như ông Putin nhận được tại hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và Con đường”. Ông không chỉ bước vào hội trường cùng ông Trương Hựu Hiệp, ngồi cạnh ông Trương, mà ông còn là người đầu tiên lên tiếng sau ông Trương.

Trong bài phát biểu của mình, ông Shoigu cáo buộc các nước phương Tây muốn mở rộng xung đột ở Ukraina sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông nói: “Xung đột leo thang giữa phương Tây và Nga làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân, sẽ gây ra hậu quả thảm khốc”.

Nga không được mời tham dự Diễn đàn Shangri-La năm nay và năm ngoái. Diễn đàn Hương Sơn lần này bị nghi ngờ đã trở thành nơi công khai để Nga lên tiếng kể từ khi phát động chiến tranh.

Ông Tô Tử Vân nói với rằng, chính phủ Nga giống như ĐCSTQ, cáo buộc phương Tây và không xem xét lại hành vi của mình, điều này sẽ không có lợi cho hòa bình khu vực. Trên thực tế, Diễn đàn Hương Sơn chỉ tạo cơ sở cho Nga đưa ra tuyên bố, bởi Nga không trực tiếp tham gia Diễn đàn Shangri-La tổ chức tại Singapore.

Nhà nghiên cứu Thư Hiếu Hoàng (Shu Xiaohuang/舒孝煌), tại Viện Khái niệm Chính trị, Quân sự và Hoạt động của Trung Quốc thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Đài Loan cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hoàn toàn phớt lờ hành động gây hấn của Matxcova đối với Ukraina, đây là một sự thay đổi trọng tâm.

Ông Shoigu cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh đang ngăn cản Trung Quốc và Nga. Đây không phải là do nhân quả mà thực chất là do Nga và ĐCSTQ vẫn tiếp tục đe dọa các nước láng giềng bằng tên lửa. Quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận tên lửa chống Đài Loan, Triều Tiên phóng tên lửa ra biển Nhật Bản, và Nga trực tiếp dùng tên lửa tấn công Ukraina.