Trong vòng 1.400 năm qua, Kongo Gumi đã từng là một doanh nghiệp thành công ở Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng các ngôi chùa Phật giáo. Cho tới khi suy thoái vào năm 2006, doanh nghiệp này là một trong những công ty gia đình hoạt động lâu dài nhất trên thế giới, tồn tại qua 14 thế kỷ sau khi trải qua đủ các cuộc biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế, và hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng công ty này cũng không thể sống sót qua tình trạng kinh tế suy thoái ở Nhật Bản gần một thập kỷ trước đây.

Sự khởi đầu—Lời mời từ một vị Thái tử

Một cuộn giấy dài 3 m từ thế kỷ 17 lần trở lại 40 thế hệ của gia đình Kondo cho đến thời điểm thành lập công ty vào năm 578 SCN, khi Shigemitsu Kongo, một thợ mộc lành nghề, cùng với hai thợ thủ công bậc thầy, được mời từ vương quốc Bách Tế trên bán đảo Triều Tiên đến xây dựng ngôi chùa Phât giáo đầu tiên ở Nhật Bản tại Shitenno-ji, Osaka.

Lời mời đến từ Thái tử Shotoku, một vị hoàng thân nhiếp chính vào thời kỳ Asuka ở Nhật Bản, phục vụ dưới trướng Thiên hoàng Suiko. Thái tử Shotoku được biết đến là một tín đồ Phật giáo thành tín, người đã góp phần truyền bá Phật giáo thời kỳ đầu ở Nhật Bản.

Wooden statue of Prince Shotoku (PHGCOM/CC BY-SA) Bức tượng Thái tử Shotoku bằng gỗ (PHGCOM/CC BY-SA)
Bức tượng Thái tử Shotoku bằng gỗ (PHGCOM/CC BY-SA)

Shitenno-ji: Tác phẩm đầu tiên của công ty Kongo Gumi

Tọa lạc ở thành phố Osaka, ngôi chùa Phật giáo Shitenno-ji đã được Thái tử Shotoku cho xây dựng nhằm thờ cúng Tứ Đại Thiên vương, hay còn được gọi là Shitenno. Để tưởng nhớ đến các vị vương này, bốn công trình đã được xây dựng, bao gồm một công trình tôn giáo và giáo dục, một công trình phúc lợi, một bệnh viện, và môt nhà thuốc.

Tứ Đại Thiên Vương được xem như là người canh giữ thế giới, thường được thờ trong các chùa. Có bốn vị Thiên Vương ở bốn hướng khác nhau.Tượng các vị Thiên Vương tại công viên Bắc Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ trái sang phải: Bắc Thiên vương Đa văn thiên, Nam Thiên vương Tăng trưởng thiên, Đông Thiên vương Trì quốc thiên, và Tây Thiên vương Quảng mục thiên. (Ảnh: Wikipedia)
Tứ Đại Thiên Vương được xem như là người canh giữ thế giới, thường được thờ trong các chùa. Có bốn vị Thiên Vương ở bốn hướng khác nhau. Tượng các vị Thiên Vương tại công viên Bắc Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ trái sang phải: Bắc Thiên vương Đa văn thiên, Nam Thiên vương Tăng trưởng thiên, Đông Thiên vương Trì quốc thiên, và Tây Thiên vương Quảng mục thiên. (Ảnh: Wikipedia)

Quần thể ngôi chùa bao gồm một tòa tháp 5 tầng, một kim các tự chính, một phòng thuyết Pháp, và ba cổng chùa.

Shitenno-ji, Osaka (David Meenagh / Flickr) Tòa tháp cao 5 tầng ở Shitenno-ji, Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: David Meenagh / Flickr)
Tòa tháp cao 5 tầng ở Shitenno-ji, Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: David Meenagh / Flickr)

Theo sau thành công và vinh dự của việc xây dựng ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Nhật Bản, thợ thủ công bậc thầy Shigemitsu Kongo đã sáng lập công ty Kongo Gumi, lấy tên họ của gia đình. Qua nhiều thế kỷ, các kỹ thuật nghề mộc đã được truyền thừa trong gia đình, cũng như quyền kiểm soát và vốn sở hữu công ty.

Nếu không có người thừa kế nam, hay những người thừa kế không đủ phẩm cách để vận hành doanh nghiệp gia đình này, quyền kiểm soát sẽ được truyền lại cho một người con rể, và người rể này sẽ lấy họ Kongo, hay cho một người con gái. Trong mỗi trường hợp, thành viên gia đình nắm quyền kiểm soát công ty sẽ được cẩn thận chọn lựa dựa trên các kỹ năng lãnh đạo.

Sự truyền bá của Phật giáo ở Nhật Bản là tác nhân thành công của Kongo Gumi

Một trong những yếu tố chủ chốt góp phần vào sự thành công của Kongo Gumi là công ty này đã chọn một lĩnh vực được ủng hộ bởi một hệ thống niềm tin đã tồn tại qua hàng nghìn năm với hàng triệu tín đồ. Nhìn chung, nhu cầu xây dựng chùa chiền không hề thiếu!

Qua nhiều thế kỷ, Kongo Gumi đã xây dựng được hàng trăm ngôi chùa, công trình Phật giáo, bao gồm Thành Osaka, một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 1583 SCN, Thành Osaka đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thống nhất Nhật Bản trong thời kỳ Azuchi-Momoyama vào thế kỷ 16.

Osaka Castle, a famous construction of the Kongo Gumi corporation, 1583 (Midori/Indonesian Wikipedia Project/Public Domain) Thành Osaka, được xây vào năm 1583, là một trong những công trình nổi tiếng của công ty Kongo Gumi. (Ảnh: Midori/Indonesian Wikipedia Project/Public Domain)
Thành Osaka, được xây vào năm 1583, là một trong những công trình nổi tiếng của công ty Kongo Gumi. (Ảnh: Midori/Indonesian Wikipedia Project/Public Domain)

Thế chiến II khiến Kongo Gumi trở nên linh động

Một nhân tố chủ chốt khác cho sự thành công của Kongo Gumi là tính linh động của nó trong các giai đoạn khủng hoảng.

Khi Thế chiến II bùng nổ, việc xây dựng chùa chiền không phải là ưu tiên của bất kỳ ai, nên công ty đã nhanh chóng thích ứng và sử dụng nguồn lực và kỹ năng nghề mộc của mình để đóng hàng ngàn cỗ quan tài, mà đáng buồn thay lại có nhu cầu rất cao vào thời điểm đó.

Sau khi chiến tranh kết thúc, một nỗ lực lớn lại được đổ vào việc tái xây dựng các đền đài, chùa chiền vốn đã bị phá hủy trong những năm tháng chiến tranh.Tuy nhiên, Kongo Gumi nhận thấy rằng các công trình bằng gỗ không có khả năng kháng cự mạnh mẽ nhất trước các cơn động đất, cháy nhà, hay sự tàn phá trong chiến tranh, nên họ đã tiến thêm một bước nữa và phát triển các phương pháp xây dựng công trình mới bằng bê tông, vốn sẽ giúp các công trình của họ có khả năng chống chọi lâu hơn mà vẫn giữ được những giá trị thẩm mỹ.

Sự sa sút của Kongo Gumi

Tuy Kongo Gumi có một lịch sử lâu dài trải dài hàng thế kỷ, một ngành công nghiệp bền vững, một đội ngũ lãnh đạo mạnh, và sự linh động trong các giai đoạn khủng hoảng, nhưng không gì có thể bảo vệ công ty này trước môi trường kinh doanh ảm đạm của Nhật Bản vào năm 2006. Doanh nghiệp gia đình hoạt động lâu đời nhất trên thế giới rốt cuộc đã đi đến hồi kết.

“Đầu tiên, trong giai đoạn bong bóng kinh tế vào những năm 1980 ở Nhật Bản, công ty này đã vay nợ khá nhiều để đầu tư vào bất động sản”, trang Bloomberg báo cáo. “Sau đợt vỡ bong bóng vào giai đoạn suy thoái 1992-1993, các tài sản đảm bảo cho các khoản nợ vay của Kongo Gumi đã sụt giảm giá trị. Thứ hai, các biến động xã hội ở Nhật Bản đã khiến người dân giảm thiểu việc đi chùa. Do đó, nhu cầu cho dịch vụ xây dựng chùa chiền của Kongo Gumi đã sụt giảm đột ngột bắt đầu từ năm 1998”.

Khi một cuộc khủng hoảng kinh tế tấn công Nhật Bản vào năm 2006, Kongo Gumi đã không còn có thể duy trì các khoản nợ xấu của nó nên rốt cuộc công ty 1.429 năm tuổi này đã bị vỡ nợ. Năm 2008, công ty này đã được công ty Takamatsu Ltd thu mua toàn bộ. Kanji Ogawa, tân chủ tịch của Takamatsu, đã chia sẻ với tờ Financial Times như sau: “Có một yếu tố cảm tính ở đây, và đó là sự thật. Nếu công ty không còn hoạt động, tất cả những kinh nghiệm và tất cả các trang lịch sử hào hùng của nó sẽ tan thành mây khói”.

Kongo Gumi hiện đang hoạt động dưới hình thức một chi nhánh được nắm vốn toàn bộ bởi Takamatsu, và để vinh danh quãng lịch sử hoạt động lâu dài của nó, tên của công ty này vẫn được giữ nguyên như thuở đầu.

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: