Charles Darwin, nhà sinh vật học người Anh là tác giả cuốn “Nguồn gốc các loài”, người đã lật đổ hữu thần luận và đề xuất học thuyết chọn lọc tự nhiên, hay “kẻ mạnh sinh tồn”. Tuy nhiên, ngay cả bản thân ông ta cũng suýt mất cơ hội được sinh ra.

Cha của Charles Darwin, Robert Darwin, là một bác sĩ nổi tiếng ở địa phương. Khi Darwin sinh ra, trong nhà đã có bốn người con, Robert không muốn sinh thêm con nữa nên đã định tiến hành thủ thuật để loại bỏ đứa trẻ, nhưng vì vợ ông không chịu nổi mới bỏ cuộc. Darwin nhờ đó mà sống sót.

Kế hoạch cuộc đời đầu tiên mà cha ông đặt ra cho ông là làm bác sĩ, theo học tại Đại học Edinburgh. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của Trường Y Edinburgh vượt trội so với Cambridge và Oxford, khiến nó trở thành ngôi trường tốt nhất ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, Charles Darwin không yên tâm học tập, mà lại tham gia Học hội Plinius, hiến thân cho chủ nghĩa khoa học và chủ nghĩa phản giáo quyền, cho rằng không có sự khác biệt về bản chất giữa bộ não của động vật bậc thấp và của con người.

Người cha thực sự lo lắng cho đứa con trai nhàn nhã du thủ du thực của mình, đã quyết định gửi cậu đến trường Học viện Cơ đốc Cambridge để trở thành nhân viên thần chức tương lai, hy vọng rằng môi trường giáo hội có thể quản thúc cậu ta. Kết quả là, Darwin đã tham gia vào hoạt động tôn giáo cấp tiến để thảo luận về công và họa của Cơ đốc giáo, bị nhà trường đưa vào danh sách giám sát. Tuy nhiên, năng lực thu thập và phân loại mẫu động thực vật của Darwin được giáo sư Henslow đánh giá cao. Sự đánh giá cao này đã trực tiếp mang lại chuyển biến cho vận mệnh của Darwin.

Khoang thuyền mờ ảo âm u của tàu chiến Beagle

Vào tháng 8 năm 1831, Darwin nhận được một lá thư từ giáo sư Henslow. Nguyên lai, hải quân đang tìm kiếm đồng hành cho thuyền trưởng Fitzroy của tàu chiến Beagle để thực hiện chuyến khảo sát đến bờ biển Nam Mỹ. Henslow tin rằng Darwin chính là người mà họ đang tìm kiếm, anh ta không chỉ là một chàng trai trẻ, mà còn có tố dưỡng căn bản về lịch sử tự nhiên.

Chuyến đi hơn một trăm bảy mươi năm trước này không phải là một trải nghiệm thú vị. Say sóng và bệnh tật như bóng theo hình. Năm 1832, Darwin gần như chết ngạt trong căn nhà gỗ ẩm ướt dưới thời tiết xấu, đọc kỹ cuốn sách “Nguyên lý học địa chất”. Tác giả Charles Lyell đã thảo luận rất nhiều về nguồn gốc của các loài trong tác phẩm của mình. Ông cho rằng loài vật có thể phát sinh biến hóa dưới ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, nhưng không cách nào vượt khỏi những ranh giới nhất định để sinh ra những chủng loài trường tồn. Bên ngoài con tàu, mưa càng lúc càng nặng hạt, sóng gió khiến thuyền trưởng và thủy thủ dạt về vị trí trên boong, Darwin một mình trong khoang tàu, nhìn ngọn đèn dầu đung đưa trái phải, suy tư về khởi nguyên của các loài, về đột biến, giới hạn biến dị của vật chủng, đấu tranh sinh tồn, tính di truyền của biến hóa, toàn bộ khuôn khổ tư duy đã bắt đầu xuất hiện.

Trong cuốn sách đó, Charles Lyell quy khởi nguyên các loài về quan điểm thần bí, cho rằng Thượng đế dùng những phương pháp bất tri bất cảm để sáng tạo ra từng chủng loài. Darwin từ những kinh nghiệm và cảm xúc của chính mình về chủ nghĩa khoa học và chống Cơ đốc giáo, cảm nhận sâu sắc rằng người ta đang mong chờ một cuộc cách mạng trong tư tưởng, và mọi người đã sẵn sàng hơn trong việc lựa chọn tín ngưỡng mà có thể cho phép họ nhìn thấy.

Vào tháng 9 năm 1835, con tàu Beagle rời lục địa Nam Mỹ và hướng tới Thái Bình Dương. Ngày 14/9, nó tiến vào vùng biển quần đảo Galapagos. Vào ngày 16, Darwin đổ bộ lên đảo Chatham.

Quần đảo Galapagos được hình thành bởi các núi lửa dưới biển dần dần nổi lên cách đây từ 5 triệu đến 10 triệu năm. Hình ảnh ghi lại cảnh núi lửa Wolf phun trào trên đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos vào ngày 7/1/2022. (Công viên Quốc gia Galapagos/AFP)

Trong tháng tiếp theo, Darwin đã có những thu hoạch đáng kinh ngạc trên một số hòn đảo. Quần đảo Galapagos được hình thành bởi các núi lửa dưới biển dần dần nổi lên cách đây 5 triệu đến 10 triệu năm. Những ngọn núi lửa này hoàn toàn không có dấu hiệu sinh mệnh nào của thực vật hoặc động vật. Tất cả thực vật hoặc động vật từ lục địa Nam Mỹ thỉnh thoảng được chim hoặc tàu biển mang đến đảo.

Darwin cho rằng, hệ động thực vật nơi đây đã phát sinh biến hóa để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên. Ví dụ, cùng một chủng loài chim và rùa biển sống trên nhiều hòn đảo khác nhau có hình dạng và tập tính rất khác nhau. Phát hiện này khiến ông tin rằng những cá thể mang dạng đột biến có năng lực sinh tồn cao hơn trong môi trường sẽ có nhiều cơ hội tồn tại và sinh sản hơn, điều này cho phép các biến dị có lợi, thông qua di truyền mà dần dần tích lũy trong quần thể, theo thời gian tạo động lực phát sinh cải biến, hình thành nên loài mới. Ông bắt đầu hình thành một ý tưởng cơ bản hoàn chỉnh về cái mà ngày nay chúng ta gọi là thuyết Darwin hay thuyết Tiến hóa kinh điển. Darwin sau này gọi lý luận này là chọn lọc tự nhiên. Năm 1859, cuốn sách “Nguồn gốc các loài” được xuất bản.

Kỳ thực, thuyết tiến hóa ngay từ đầu đã là một giả thuyết đầy thiếu sót, ngay cả chính bản thân Darwin cũng biết rất rõ điều này. Trong Chương 6 của cuốn sách “Về nguồn gốc các loài”, ông đã viết một cách thẳng thừng: “Mắt có một thiết kế không gì sánh được để điều tiết tiêu cự, cho phép quang lượng khác nhau và điều chỉnh chính xác hình sai và sắc sai hình cầu. Tôi thành thật thừa nhận, rằng giả thuyết cho rằng đôi mắt được hình thành thông qua chọn lọc tự nhiên, dường như là hoang đường đáng cười nhất”.

Khoa học trở thành thể hệ tín ngưỡng mới

Thuyết tiến hóa cho rằng loài vượn đã biến thành người. Nhưng chủng loài chuyển tiếp nửa vượn nửa người thì chưa bao giờ được phát hiện. Bức ảnh cho thấy một chiếc cốc có sơ đồ về giả thuyết tiến hóa “khỉ tiến hóa thành người” được trưng bày trong ngôi nhà là nơi ở cũ của Darwin. (Carl De Souza/AFP)

So với Thượng đế vô hình trong mắt người, khoa học thực chứng hiện tại dễ được con người chấp nhận hơn. Thuyết tiến hóa từ đó bắt đầu xâm thực tư tưởng của nhân loại.

Vào thế kỷ 19, chủ nghĩa khoa học đã trở thành trào lưu. Sau khi thuyết tiến hóa ra đời, nó nhanh chóng được quảng bá, và khoa học trở thành một thể hệ tín ngưỡng mới. Trong ấn bản thứ hai, Darwin bổ sung thêm nội dung như thế này: Thuyết tiến hóa sáng tạo ra những hình thức nguyên thủy có khả năng tự phát triển, đồng dạng là một loại quan niệm thần tính cao, tự xưng rằng, loạt sách tiến hóa luận của mình là “Kinh thánh của quỷ vương” – ông ấy đã tìm đến một tri kỷ.

Hai năm sau khi cuốn “Nguồn gốc các loài” được xuất bản, Marx, người tin tưởng Sa-tăng giáo, đã nói: “Cuốn sách của Darwin phi thường trọng yếu. Đối với tôi mà nói, ‘chọn lọc tự nhiên’ có thể dùng làm cơ sở cho đấu tranh giai cấp trong lịch sử”.

Nhà di truyền học người New Zealand Michael Denton, người được đào tạo về thuyết tiến hóa, đã thẳng thắn phát biểu trong cuốn sách “Xuất hiện lý luận nguy cơ: Thuyết tiến hóa”, rằng: “Thuyết tiến hóa của Darwin là hoang ngôn tối đại của thế kỷ XX”.

Thuyết tiến hóa cho rằng loài vượn đã biến thành người. Hôm qua nó còn đang ngồi trên cây hái quả, hôm nay nó lại ngồi xổm đọc sách, nhất định phải có loài chuyển tiếp, chính là loài nửa người nửa vượn, có tìm thấy không? Hóa thạch của loài chuyển tiếp chưa bao giờ được tìm thấy!

Thuyết tiến hóa không cách nào giải thích sự tồn tại của nền văn minh tiền sử

Không biết năm đó nếu Darwin nhìn thấy Đảo Phục Sinh, thì ông ấy sẽ giải thích thế nào về những tàn tích văn minh siêu việt nền văn minh nhân loại của chúng ta lần này? (Pablo Cozzaglio/AFP)

Mặc dù những bằng chứng mới từ khảo cổ học và sinh học không ngừng bác bỏ thuyết tiến hóa, thế nhưng quyền uy và dư luận của giới quyền uy cộng thêm việc chính quyền quốc gia do những người vô thần kiểm soát, làm cho dân chúng phổ thông tiếp tục viễn ly chân tướng. Mọi người vẫn lầm tưởng rằng nền văn minh nhân loại dựa trên cá lớn nuốt cá bé và kẻ mạnh sinh tồn.

Thuyết tiến hóa không cách nào giải thích lượng lớn chứng cứ hiển thị sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử. Tuy nhiên, sự xâm thực nền văn minh và linh hồn nhân loại bởi thuyết tiến hóa cuối cùng sẽ tạo thành nguyên nhân tương tự dẫn đến sự biến mất của các nền văn minh cổ đại. Đó chính là sự xa rời thần tính, sa đọa đạo đức, đòi hỏi vô độ của con người.

Con tàu Beagle của Darwin để đến được Quần đảo Galapagos, nó phải đi qua Đảo Phục Sinh ngoài khơi Chile. Không biết nếu Darwin năm đó nhìn thấy Đảo Phục Sinh, thì ông ấy sẽ giải thích thế nào về những tàn tích văn minh siêu việt nền văn minh nhân loại lần này?

Những bức tượng đá hình người khổng lồ trên Đảo Phục Sinh, quay lưng ra biển, lặng lẽ ngưỡng vọng phương Đông. (Ảnh: Internet)

Những bức tượng đá hình người khổng lồ trên Đảo Phục Sinh, quay lưng ra biển, lặng lẽ ngưỡng vọng phương Đông. Con người thời đó không quên khắc những giọt nước mắt lên những bức tượng, đó chính là khải thị cho nhân loại ngày nay.

Khi chúng ta tin rằng bản thân mình đang tiến hóa, thì thực ra chúng ta đang thoái lùi. Khi chúng ta tin rằng, chỉ những gì chúng ta nhìn thấy mới là sự thật, thì đôi mắt của chúng ta đã chìm trong bóng tối.

Theo Giang Phong, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch