Một lời tiên tri đã khiến Hitler tức giận, đưa ra phần thưởng 20 vạn DM cho người bắt được Messing. Làm thế nào Messing thoát khỏi nanh quỷ?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!.

Vào trước Thế chiến II, Messing đã có thanh danh rất cao ở Đức, và Đức Quốc Xã cũng muốn lôi kéo ông vào dưới quyền chỉ huy của mình. Tuy nhiên, lời tiên tri của Messing đã khiến Hitler tức giận lôi đình, thậm chí còn treo thưởng 20 vạn Mác Đức cho cái đầu của ông. Làm thế nào Messing đào thoát khỏi hiểm nguy khi tính mạng của ông đang bị nguy hiểm?

Năng lực tương tự, vận mệnh bất đồng

Trước Thế chiến II, nước Đức có một nhà ngoại cảm Erik Jan Hanussen, người có công năng đặc dị giống Messing. Ngay từ năm 1928, ông ta tự nhận mình là “Phù thủy của các thời đại”. Ở Berlin, ông ta là một người có công năng giao thị, chiêm tinh gia, bậc thầy thôi miên hành nghề tại gia, cũng là nhân vật công chúng sôi nổi với các diễn đàn chính trị. Hanussen từng dự trắc Đảng Quốc Xã sẽ thành công lớn trong cuộc bầu cử, kết quả là Đảng Quốc Xã trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội. Năm 1933, Hanussen lại tiên đoán rằng Hitler sẽ trở thành thủ tướng, và kết quả vẫn đúng. Tài hùng biện ủng hộ Đức Quốc Xã và những tiên đoán chính xác của Hanussen đã mang lại cho ông ta những cái tên như “nhà tiên tri của Đệ tam Đế quốc” và “Rasputin của Đức Quốc Xã”.

Theo Otto Strasser, nhà bất đồng chính kiến ​​của Đức Quốc Xã tiết lộ: “Vào đầu những năm 1920, Hitler thường xuyên học tập diễn giảng và tâm lý đại chúng học từ một người tên là Hanussen, đồng thời ông ta cũng là một nhà chiêm tinh hành nghề tại gia, một thầy bói toán.” Câu nói này cũng được nhà báo người Mỹ Quincy Howe chứng thực, người đã đề cập trong “Nhật ký Thế giới” (World Diary) rằng vào năm 1930 Hitler thường xuyên tuân vấn ý kiến ​​của  Hanussen, người được ông ta gọi là “thiên lý nhãn”.

Tuy nhiên, thủ đoạn tích tài phú của Hanussen cũng bị ngoại giới chỉ trích. Ông ta từng bí mật chủ trì một giáng thần hội tư nhân, thu hút không ít nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị và doanh nhân, quý tộc và minh tinh điện ảnh tham gia và ghi lại quá trình này. Vì lo sợ rằng những vụ bê bối được phơi bày tại hội kín sẽ lan rộng, nhiều người trong số những người nổi tiếng đã đồng ý cung ứng kim tiền cho Hanussen. Hanussen mưu mô xảo quyệt, vì đạt mục đích mà bất từ thủ đoạn. Ông ta thông qua thủ đoạn tống tiền và gây ảnh hưởng, mà đã tích lũy được khối tài phú khổng lồ. Ông ta cũng là một con bạc phóng đãng, đọa lạc, chìm trong vu thuật đen tối. Sự ti tiện hèn mọn về đạo đức đã khiến thanh danh của ông ta ô uế trầm trọng.

Cuối cùng, vì hành vi đê hèn và nhiều người thù địch, ông ta đã bị ám sát vào ngày 7/4/1933. Công năng đặc dị của ông ta đã không cứu ông ta tránh khỏi kết cục bi thảm là bị sát hại.

Trên thực tế, Messing đã tương thức Hanussen và sớm đã nhìn thấy kết cục của ông ta. Messing tin rằng những người có công năng đặc dị nếu không lấy đạo đức tinh thần làm cơ sở, muốn có thể đạt được tài phú và danh vọng nhất thời, thì cuối cùng đều có thể tự chiêu mời thảm họa. Ông nói, “Bất cứ năng lực nào của tôi đều không thể là một loại thủ đoạn siêu thường để đoạt lợi ích vật chất. Đương nhiên, những người có được năng lực ấy, cần là người thành thực, không thể lợi dụng năng lực đặc biệt của bản thân để đại phát hoạch tài, tiến hành lừa đảo hoặc phạm tội. Nếu như làm như vậy, anh ta sẽ không thể thành công. Vì kết cục của việc làm như vậy, cuối cùng, cũng như người ta thường nói, sẽ gặp phải báo ứng trừng phạt, nhất định là như vậy! Do đó mọi người cũng không cần ngưỡng mộ!”  Kết cục của Hanussen có vẻ như đã ấn chứng điểm này.

Dự đoán sự sụp đổ của Đức Quốc Xã

Năm 1934, Nguyên soái Ba Lan Piłsudski tự biết rằng mệnh của mình không còn bao lâu, trước khi chết, ông ấy lo lắng về một điều – tương lai của Ba Lan. Khi đó, Messing đã biết rằng xe tăng Đức sẽ vượt qua biên giới Ba Lan; máy bay chiến đấu “Junkers” sẽ ném bom Warsawa, thủ đô của Ba Lan; tên cố hương của vị nguyên soái sẽ biến mất; Hitler sẽ chiếm lĩnh Ba Lan và biến nó thành Phủ Tổng đốc Ba Lan. Vị nguyên soái già đã lao khổ phục quốc, kiến thiết lại Ba Lan, nếu Messing nói với ông ấy chân tướng tương lai của cuộc chiến tranh, sẽ là quá tàn nhẫn với một người sắp chết. Vì vậy, Messing chỉ nói: “Tôi không biết”. Ông thấy mình không thể hủy diệt hy vọng về quốc gia của vị lão nguyên soái. Trong một cuốn nhật ký riêng tư, Messing đã ghi lại những suy nghĩ chân thực của mình về vấn đề này, ông cho rằng, khi đối diện với một lão nhân, “dự đoán tương lai quốc gia sẽ sụp đổ liệu có ý nghĩa gì?”

Sau khi Hitler thượng đài, Messing thấy đường phố Berlin tràn ngập đám đông cổ vũ. Hàng nghìn người đã chào đón Hitler khi ông ta lái xe ngang qua trên chiếc xe mui trần của mình. Messing tự nghĩ: “Tôi là người duy nhất biết điều gì sẽ xảy ra trong sáu năm nữa. Nhưng ngay cả khi tôi nói với mọi người chân tướng về các cuộc chiến trong tương lai, liệu ai sẽ nghe tôi? Họ đang chìm trong đám đông u mê bị lừa gạt.” Đương thời, có nhiều ‘tinh anh’ trong xã hội đã hoan hô Hitler; đối với việc này, Messing viết: “Đôi khi, tôi đối với các ‘tinh anh’ cảm thấy phi thường nhục nhã.”

Trong nhật ký của mình vào ngày 5/4/1936, Messing ghi lại bầu không khí của ngày hôm đó, “Trong không khí, sự lo lắng và sợ hãi đã bao trùm”, “Những bức tranh mờ ảo mà tôi nhìn thấy 16 năm trước càng ngày càng rõ ràng hơn vào thời điểm này.” Lúc đó, do nguy cơ khủng hoảng kinh tế ở Đức, Hitler chỉ thị cho quân Đức tiến vào khu phi quân sự trên sông Rhine.

Khi đang biểu diễn ở Pháp, Messing nhận được điện thoại thỉnh cầu từ tướng Wolf-Heinrich Graf von Helldorff của Đức Quốc xã, tuyên bố “có một việc phi thường quan trọng”. Khi Messing đến Berlin, ông được chào đón bởi một thiếu tá SS, người đã đưa ông lên xe hơi, chuẩn bị đến một nơi có tên là “Sable”.

Trong một ngôi “biệt thự” được canh gác kiên cố, Messing gặp Wilhelm Franz Canaris và Tướng von Helldorff, chỉ huy tình báo quân sự của Đệ tam đế quốc Đức Quốc Xã. Canaris muốn lợi dụng năng lực của Messing, và hy vọng Messing có thể hợp tác với Đức Quốc Xã, ông ta nói rằng Đức sẽ cải danh hoán tính cho Messing, biến ông thành “Aryan”, một thành viên của dân tộc thượng đẳng trong mắt Đức Quốc Xã. Canaris nói: “Ngài tương lai sẽ được sở hữu đặc quyền của một Aryan thực sự. Tôi muốn sắp xếp ngài làm chủ quản Bộ tâm lý. Ngài sẽ có được mọi thứ mình muốn để đổi lấy sự phục vụ trung thành, siêng năng của ngài”, Canaris nói.

Messing đã phi thường căng thẳng, thậm chí cảm thấy chóng mặt một lúc, và thần trí của ông xuất hiện trạng thái li khai khỏi thân thể trong một khắc. Cuối cùng ông cũng thu hết can đảm để từ chối, đồng thời dự ngôn ngay tại chỗ: “Không đầy 10 năm nữa, Đệ Tam Đế quốc sẽ sụp đổ triệt để, và những kẻ hủy diệt nó sẽ đến từ phương Đông. Các quý ngài, tới lúc đó, hai người các ngài sẽ trở thành địch nhân của nguyên thủ. Nhưng ngài không thể làm gì để chống lại hắn. Hai ngài sẽ bị Adolf Hitler treo cổ đến chết!”

Nghe lời tiên tri của Messing, cả hai vị quan viên đều đứng dậy, lắc đầu cười lớn. Ở Châu Âu, Đức là một quốc gia hùng mạnh. Đương thời họ đã xây dựng được đường cao tốc, có thể trực tiếp thăng giáng phi cơ. Lúc đó Đảng Quốc Xã đang như mặt trời lên đến đỉnh. Nhưng Messing nói rằng Đệ tam Đế quốc sẽ sụp đổ triệt để, nên những quan chức Đức Quốc Xã này hoàn toàn không tin vào điều đó.

Nghe thấy tiếng cười hoang dại và u ám của hai người, Messing cảm thấy rất vô cùng kinh hãi. Vào thời khắc đó, ông ý thức ra rằng sinh mạng của chính mình đang bị đe dọa. Để thoát khỏi móng vuốt của ma quỷ, Messing tập trung tinh lực, phát ra một ý niệm cường đại, khiến cả hai người kia tin rằng ông tuyệt đối không có uy hiếp. Messing đã thành công khi đào thoát khỏi chúng, toàn thân run rẩy, ông bắt tàu và trở về Warsaw, Ba Lan.

Phần thưởng 20 vạn Mác Đức

Năm 1937, tại một nhà hát ở Warsaw, Messing đã công khai dự trắc trước mặt mọi người, “Nếu Hitler chuyển hướng về phương Đông, hắn sẽ chết.” Tất cả các tờ báo ở Ba Lan đều đưa nó lên trang nhất. Hitler vô cùng tức giận, và đã treo thưởng 20 vạn Mác Đức cho cái đầu của Messing.

Sau khi Đức tấn công Ba Lan, Messing biết mình không thể chờ đợi được nữa, ông mang theo cha già nhanh chóng chạy trốn, nếu không cái chết đang rình rập. Cha ông đã già yếu, không muốn rời quê hương, bảo Messing phải nhanh chóng rời đi, “Nếu con muốn sống, hãy rời bỏ cha và tự cứu lấy mình”.

Messing chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để tránh Đức quốc xã, nhưng không ý thức được sự cám dỗ của 20 vạn Mác Đức đối với bách tính. Khi Đức Quốc Xã chiếm đóng Gula-Kalvaria (Гуре-Кальварии), quê hương của Messing, ông đã bị bán đứng vào ngày hôm sau. Sau khi sĩ quan Đức Quốc Xã đánh ông bất tỉnh, hắn lôi ông thẳng vào một gian hầm. Ông đã bị tách khỏi cha mình như thế này, và từ đó ông không còn được nghe tin từ cha nữa.

Khi tỉnh dậy, Messing phát hiện trên người có nhiều vết thương, ông run rẩy đứng dậy. Để thoát khỏi nguy hiểm, trước tiên ông phải điều chỉnh cảm xúc và tập trung ý niệm. Chỉ khi tập trung ý niệm thì công năng đặc dị mới có thể thi triển được tốt hơn.

Khi binh sĩ Đức mở cửa phòng giam, Messing phát xuất ý niệm, khiến đối phương tiến vào phòng giam và giao chìa khóa cho ông. Mọi người đoán xem? Binh sĩ Đức thực sự đã phục tùng ông. Ông dùng thuật thôi miên để khống chế những binh sĩ khác, khiến họ tất cả đều ngồi im trên mặt đất.

Messing khập khiễng ra khỏi phòng giam và khóa trái cửa. Ông đã thành công vượt qua ba tầng tiền đồn của Đức Quốc Xã và ra khỏi trụ sở của Gestapo. Không một binh sĩ Đức nào phát hiện ra ông. Sau đó Messing trốn khỏi Ba Lan trong bóng tối và thoát sang Liên Xô.

Năm 1944, hai tướng lĩnh Đức Quốc Xã từng thẩm vấn Messing, Canaris và von Helldorff, đã bị hành quyết sau một cuộc đảo chính thất bại chống lại Hitler. Năm 1945, với sự thất bại của Đức, Đức Quốc Xã sụp đổ trong vòng chưa đầy 10 năm, đúng như tiên tri của Messing.

Phá vỡ phòng tuyến của đội vệ binh Liên Xô

Theo bản tự thuật của Messing, ông không chỉ thoát khỏi nanh vuốt của Đức Quốc Xã bằng cách thôi miên, mà còn tẩu thoát khỏi con mắt của các vệ binh Liên Xô theo cách tương tự.

Đó là một ngày ở Moscow khi Pavlovich Beria, người đứng đầu cảnh sát mật Liên Xô, kêu Messing đi “ăn đêm” lúc 2 giờ sáng. Beria là thân tín của Stalin, người đứng đầu Liên Xô, và là một trong những người chấp chính trọng yếu của kế hoạch đại thanh trừng của Stalin. Vì ông ta đã làm tổn thương nhiều người nên lúc đó nhiều người rất ghét và sợ ông ta. Vào thời điểm đó, Beria là người đứng thứ hai, chỉ sau Stalin.

Các sĩ quan của đội quân cảnh vệ do Beria khống chế có ý chí kiên định và được huấn luyện bài bản. Để kiểm tra Messing, Beria yêu cầu ông dùng thuật thôi miên các sĩ quan có kỷ luật nghiêm minh nhảy múa. Tình huống thông thường, đối diện với các nhà lãnh đạo trọng yếu của quốc gia, các sĩ quan không dám phạm thượng khi không được phép. Messing đã sử dụng thuật thôi miên để dễ dàng “công phá” ý chí của các chiến sĩ. Họ đã rời hàng phòng ngự, và trước mặt Beria, họ nhảy valtz mà không do dự.

Trong cuốn sách của mình, Messing đã viết trong cuốn sách của mình rằng khi bị thôi miên, các sĩ quan đã “nhảy múa một cách rất vụng về, với phong độ của một con gấu lớn”. Đột nhiên, Beria hét lên, “Đủ rồi!”

Messing ngay lập tức ngừng thôi miên, dùng ngôn ngữ của ông thì là lập tức “bỏ chú ngữ”. Các sĩ quan cũng ngừng khiêu vũ ngay lập tức, biểu cảm bối rối trên khuôn mặt của họ: Chuyện gì vậy? Tại sao họ lại đứng với nhau rất xấu, không phải là tư thế chính xác của một quân nhân?

Là nhà lãnh đạo quốc gia bên cạnh Stalin, việc bảo an đối với Beria đương nhiên vô cùng nghiêm mật. Đương thời, các nhà thống trị của thế giới tin rằng, chỉ cần phái đủ vệ binh đến canh giữ, nếu không có giấy thông hành, thì không ai có thể tiến nhập vào “pháo đài” tường đồng bích sắt.

Beria bảo Messing hãy đi ra tay không, không có giấy thông hành, và sau đó quay trở lại. Tất cả các thành viên đội vệ binh đều đủ tỉnh táo và mạnh mẽ để chống lại địch thủ. Nhưng Messing đã đứng dậy và đi thẳng ra ngoài, qua hành lang, qua sân và ra đường. Những vệ binh được huấn luyện bài bản đó dường như không dám xúc phạm ông, thậm chí còn mang theo một chút kính sợ. Không một cảnh vệ nào yêu cầu Messing dừng lại và kiểm tra giấy thông hành của ông.

Các quan chức của ĐCS Liên Xô từ lâu đã tự hào về sức mạnh của các thành viên đội cảnh vệ. Tuy nhiên, Messing không có vũ khí và cũng không cần đến bất cứ đạn dược hay vũ khí gì, dễ dàng “xuyên thủng” phòng tuyến. Sau đó, Beria hỏi ông, “Cậu làm điều đó như thế nào?”

Hóa ra khi Messing đi ra ngoài, ông đã ra chỉ lệnh thôi miên cho mọi cảnh vệ mà ông nhìn thấy: “Tôi là Beria”. Tất nhiên, không ai dám kiểm tra giấy thông hành của thủ lĩnh.

Sau khi vượt qua Beria, Messing đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của Stalin, người đứng đầu Liên bang Xô viết, và ông ta đã chiêu mời Messing đến gặp mình. Vậy trong cuộc gặp gỡ này, Messing đã tiết lộ bí mật gì, và tác động của nó đến tình hình chiến sự như thế nào? Chúng ta sẽ nói chuyện lần sau.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch