Những con dấu cực nhỏ, được chạm khắc công phu của người Minos trên đảo Crete (Hy Lạp) từ hơn 3000 năm trước cho thấy họ sở hữu công cụ tinh vi như kính lúp hay máy khoan mài.

Minos là một nền văn minh thời đại đồ đồng ở Crete đã thống trị vùng biển Aegea, phát triển phồn thịnh vào khoảng từ năm 2700 – 1450 trước Công Nguyên. Những phát hiện khảo cổ cho thấy họ dường như đã sở hữu nhiều công nghệ đáng kinh ngạc; một trong số chúng là những con dấu cực nhỏ, được chạm khắc công phu từ đá mềm, ngà voi hoặc xương.

Rất nhiều con dấu như vậy đã được khai quật trên đảo Crete (hiện thuộc Hy Lạp) và hơn 6.500 trong số chúng, được chạm khắc với hơn 600 mẫu thiết kế tinh vi khác nhau, đã được phát hiện tại khu định cư Phaitos ở vùng đồng bằng màu mỡ Mesara, trung tâm đảo Crete.

Hãy quan sát những hình chạm khắc cực kỳ chi tiết và tinh vi trên những con dấu trên. Từ trái sang phải: Con dấu Minos trên đảo Crete; Nhẫn con dấu Minos bằng vàng được tìm thấy trên đảo Crete; Con dấu Minos từ Knossos, đảo Crete. (Ảnh: The Ashmolean)

Chắc chắn những tạo vật này đòi hỏi kỹ năng chế tác công phu, cùng với sự hỗ trợ của các công cụ đặc biệt.

Từ lâu giới nghiên cứu vẫn luôn băn khoăn không biết người cổ đại đã sử dụng những công nghệ gì. Đối với các con dấu này thì một câu hỏi ngay lập tức bật ra là, làm cách nào họ tạo được những hình chạm khắc nhỏ tí xíu và vô cùng chi tiết đến vậy?

Làm cách nào họ tạo được những hình chạm khắc nhỏ tí xíu và vô cùng chi tiết đến vậy?

Trong “Ca-ta-lốc về các loại đá quý chạm khắc”, tác giả Gisela Richter cho biết người Minos đã biết sử dụng kỹ thuật chạm khắc đá quý.

“Điều quan trọng cần phải biết là chỉ có loại đá và kim loại mềm mới có thể được thao tác bằng tay với dụng cụ cắt; còn các hòn đá cứng hơn đòi hỏi sử dụng kỹ thuật khoan và mài [nói cách khác là cần viện đến máy móc]”, bà viết trong cuốn sách.

“Điều quan trọng cần phải biết là chỉ có loại đá và kim loại mềm mới có thể được thao tác bằng tay với dụng cụ cắt; còn các hòn đá cứng hơn đòi hỏi sử dụng kỹ thuật khoan và mài [nói cách khác là cần viện đến máy móc]”.

– Tác giả Gisela Richter, Ca-ta-lốc về các loại đá quý chạm khắc

Người Monas có lẽ đã học được kỹ thuật này “từ người Babylon, và họ [người Babylon] đã thực hành nó ít nhất từ giai đoạn 1500 năm Trước Công nguyên (TCN).

Tạo vật Minos, mang tên “con dấu của chủ nhân”,  khắc họa một tổ hợp nhà nhiều tầng trên đồi Kasteli và hình tượng một người nam trẻ tuổi, có lẽ là một tín đồ. Niên đại 1600 năm TCN. (Ảnh: Internet)

Trong cuốn “Tuyển tập các bài viết và nguồn tham khảo”, tác giả A. Hyatt Mayor nhận định “người cổ đại đã biết vận dụng hiệu ứng phóng đại…”

Để chạm khắc lên những vật thể rất nhỏ như vậy đòi hỏi những công cụ đặc biệt hay ít nhất một công cụ để phóng đại bề mặt vật thể được thao tác, đặc biệt khi bề mặt này có kích thước hiển vi.

Tại lối vào hang Ideon chúng ta có thể trông thấy một bệ thờ tạc vào đá. (Ảnh: Internet)

“Khoảng năm 1600 TCN, người Minos đã phát minh ra các con dấu có hai mặt lồi, cái gọi là các viên ngọc hình thấu kính trông giống viên thuốc có chiều dài không quá 3 cm và chiều rộng không quá 1,5 cm. Trước khi chạm khắc mẫu thiết kế lên một mặt, có lẽ cả hai mặt đều đã được đánh bóng…”

“Khi một thợ thủ công Minos đánh bóng một khoảng trống dạng thấu kính …, anh chắc hẳn đã có trong tay một thứ tương tự như thấu kính tiêu cự ngắn (VD: kính lúp), mà theo vốn hiểu biết hiện nay thì chưa thể xuất hiện mãi cho đến thời Galileo [cách đây mới vỏn vẹn 300 năm lịch sử]…” (A. Hyatt Mayor).

“Khi một thợ thủ công Minos đánh bóng một khoảng trống dạng thấu kính …, anh chắc hẳn đã có trong tay một thứ tương tự như thấu kính tiêu cự ngắn (VD: kính lúp), mà theo vốn hiểu biết hiện nay thì chưa thể xuất hiện mãi cho đến thời Galileo [cách đây mới vỏn vẹn 300 năm lịch sử]…”

– (A. Hyatt Mayor).

Các thợ thủ công “hiển vi” người Minos nhiều khả năng đã biết sử dụng thấu kính phóng đại.

Lấy ví dụ, trên đảo Crete vào thời Minos, người ta đã tìm thấy các con dấu có gắn đá hình thấu kính, bên trên chạm khắc họa tiết phức tạp. Thấu kính là dạng hình học phổ biến nhất của các con dấu được khai quật tại di chỉ khảo cổ của người Minos từ thời kỳ Đồ Đồng trên đảo Crete.

Các hiện vật trong hang Ideon. Trái: Một mảnh trang sức bằng vàng – Phải: Con dấu bằng ngà voi. (Ảnh: Explore Crete)

Trong cuốn sách “Đế chế thất lạc Atlantis: Hé mở bí ẩn lớn nhất của lịch sử”, tác giả Gavin Mezies cho biết “một thấu kính được tìm thấy trên đảo Crete có thể phóng đại kích thước bề mặt lên đến 7 lần với mức độ rõ ràng hoàn hảo … và rất nhiều thấu kính đã được phát hiện giấu kín trong một hang động linh thiêng với cái tên ‘động Idaion (hay “Ideon Andron”), nằm trên ngọn Ida, ngọn núi cao nhất trên đảo Crete, nằm chếch về phía tây bắc làng Kamares, trên cao nguyên cằn cỗi Nida.

“Một thấu kính được tìm thấy trên đảo Crete có thể phóng đại kích thước bề mặt lên đến 7 lần với mức độ rõ ràng hoàn hảo”.

– tác giả Gavin Mezies, Đế chế thất lạc Atlantis: Hé mở bí ẩn lớn nhất của lịch sử

Đây là một trong những đền thờ hang động lớn nhất đảo Crete, có tầm quan trọng ngang bằng với các đền thờ Hy Lạp chủ chốt. Nơi đây từng phát triển rất phồn thịnh vào thời cổ đại (giai đoạn 4000 năm TCN cho đến thế kỷ 1 SCN).

Hang động Ideon nổi tiếng vì theo truyền thuyết đây là nơi sinh ra và lớn lên của thần Dớt, Chúa tể các vị Thần trong thần thoại Hy Lạp….

Hang động này có thể cất giấu bí mật về các con dấu bí ẩn trên đảo Crete và giống với tác giả Menzies, chúng ta có thể chiêm nghiệm câu hỏi:

“Người Minos đã viết gì lên chúng? Liệu chúng có phải là các thông tin định hướng hay chỉ đường? Hay chúng là bản đồ các vì sao hay chỉ đơn thuần chứa thông tin của người chủ sở hữu? Một số con dấu được cham khắc tinh vi dường như cho thấy các chòm sao trên bầu trời, ví như chòm sao Orion…”

Quý Khải

Xem thêm: