Đúng như tên gọi, “Kiếp xuân muộn” – ca khúc chính của “Mộng phù hoa” đã phần nào phản ánh được cuộc đời nổi trôi, đa truân của Ba Trang – đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn một thời.

Mộng phù hoa lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sử Trần Ngọc Trà, đệ nhất kỹ nữ tuyệt sắc nức tiếng Sài Thành thế kỉ XX.

'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
Chân dung cô Ba Trà.
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
Kim Tuyến là người được hai đạo diễn Quế Ngọc và Nam Yên “chọn mặt gửi vàng”.

Sở hữu nhan sắc tuyệt trần khiến trăm người ngẩn ngơ, nhưng Ba Trang (tên nhân vật trong phim) lại chịu kiếp hồng nhan bạc phận.

'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
‘Mộng phù hoa’ – day dứt từ ca khúc chủ đề ‘Kiếp xuân muộn’
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
‘Mộng phù hoa’ – day dứt từ ca khúc chủ đề ‘Kiếp xuân muộn’
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
Từ một thôn nữ chân quê, mộc mạc, cô trở thành kỹ nữ nổi tiếng lục tỉnh Nam kỳ, trong xã hội đầy rẫy thăng trầm và cạm bẫy thời đó.

Xem phim, khán giả sẽ thấy Ba Trang vừa giận vừa đáng thương, mà thương nhiều hơn giận. Bởi hết lần này đến lần khác, cô ngu muội, yếu đuối và cả tin vào số phận nên vô tình đã biến bản thân mình thành “món hàng” được trao đi đổi lại của nhiều công tử giàu có, ăn chơi xa hoa.

'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
‘Mộng phù hoa’ – day dứt từ ca khúc chủ đề ‘Kiếp xuân muộn’
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
Dù gián tiếp hay trực tiếp, mỗi người đàn ông đi qua cuộc đời Ba Trang đều như “góp gió thành bão”, khiến cuộc đời mỹ nhân Sài Gòn thêm bội phần tủi hờn, đắng cay.

Ca khúc chính mở đầu phim “Kiếp xuân muộn” được nhạc sĩ Bùi Quốc Bảo sáng tác, thể hiện qua giọng ca mượt mà, truyền cảm của Nguyên Hà, đã phần nào khiến người xem cảm nhận được sự buồn bã, đau thương và u uất của nhân vật nữ chính này.

“Này hoa ơi em đã một kiếp xuân muộn

Này trăng ơi em đã tàn giấc mơ buồn

Phải hóa ra tro ai mới yên lòng

Và mới thảnh thơi…”

Giai điệu chầm chậm, đều đều cùng lời ca buồn, đậm chất liêu trai… khiến người nghe cảm nhận được phần nào sự đau đáu, xót xa trước kiếp hồng nhan đa truân của Ba Trang.

“Luống trông hoài nghe tiếng nhạn kêu, cánh thư xanh đã mở,

Này hỡi chim nhạn mang đi giùm những lời than chốn phòng khuê.

Khói hương bay em mờ đôi mắt thức đêm trông chờ,

Cánh hoa gục lên chiếc đôn thở, xiêm áo tan hoang”.

'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
“Vẫn mơ khăn ra chào ra nói chút vui thiên hạ, Sớm mai còn đây xác không hồn như khói hương thôi” – lời hát như nói lên phần nào cuộc sống của Ba Trang nơi Lữ quán – “Lầu xanh cao cấp”, vỏ bề ngoài thì phong lưu, chỉ ở bên trong mới thấu được bao tủi hờn, ấm ức và nuốt nước mắt vào trong.

“Mộng phù hoa” đã lên sóng được 20 tập. Dù phim cũng gặp phải không ít ý kiến khen chê của cộng đồng mạng, từ phục trang cho đến khâu lồng tiếng và biểu cảm của nhân vật chính, hay nặng về “cảnh nóng”, phim vẫn đủ tạo nên sự trông ngóng của nhiều khán giả truyền hình trước mỗi tập.

'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
‘Mộng phù hoa’ – day dứt từ ca khúc chủ đề ‘Kiếp xuân muộn’
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
‘Mộng phù hoa’ – day dứt từ ca khúc chủ đề ‘Kiếp xuân muộn’
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
‘Mộng phù hoa’ – day dứt từ ca khúc chủ đề ‘Kiếp xuân muộn’
'Mộng phù hoa' - day dứt từ ca khúc chủ đề 'Kiếp xuân muộn'
Bên cạnh Kim Tuyến, “Mộng phù hoa” còn quy tụ nhiều diễn viên trẻ đang được yêu thích như Tường Vy, Hoàng Anh, Nhan Phúc Vinh, Hà Việt Dũng…

Những diễn biến tiếp theo của “Mộng phù hoa” như thế nào? Cùng đón xem vào lúc 21h40 các ngày thứ Ba, Tư hàng tuần trên VTV3.

MinhHuệ