Nhiều cầu thủ luôn nỗ lực thi đấu để tìm kiếm sự công nhận cho bản thân nhưng với Michael Carrick thì không. Anh luôn thi đấu hết mình vì màu áo câu lạc bộ, vì niềm vui của riêng mình chứ không sống vì những phán xét của người khác.

Có những thứ trông thì rất bình thường nhưng càng nhìn kỹ lại càng thấy vẻ đẹp tiền ẩn trong đó. Trong thế giới bóng đá, có những cầu thủ thoạt nhìn không có kỹ năng gì đặc biệt nhưng khi kết thúc trận đấu người ta mới chợt nhận ra đóng góp của họ lớn đến nhường nào. Michael Carrick, người đội trưởng của Man United là 1 cầu thủ như thế: “Không hoa mỹ, mạnh mẽ hay quá nổi bật trên sân nhưng khi thiếu anh, Man United không còn là chính mình”. 

1. Cú huých đưa Carrick đến với sân Old Trafford

Đó là mùa hè 2006, Manchester United rơi vào một cơn khủng hoảng tồi tệ:

Họ trải qua mùa giải thứ 3 liên tiếp không có danh hiệu Premier League, quãng thời gian khô hạn dài nhất trong nhiệm kì của Sir Alex Ferguson, trong khi Chelsea vừa giành 2 chức vô địch Premier League liên tiếp. Bị loại tại vòng 5 FA Cup bởi kình địch Liverpool, tại Champion League Man United cũng thi đấu bết bát và bị loại ngay từ vòng bảng.

Cây săn bàn hàng đầu là Ruud Van Nistelrooy chuyển đến Real Madrid, hai cầu thủ được kì vọng sẽ khỏa hàng công là Wayne Rooney cùng Cristiano Ronaldo có một màn xô xát nghiêm trọng tại World Cup 2006.

Ở hàng tiền vệ, người đội trưởng Roy Keane bị gạch tên khỏi đội hình sau những bất đồng với huấn luyện viên trưởng, còn Paul Scholes bỏ lỡ nửa sau của mùa giải với vấn đề về tầm nhìn. Cặp đôi tiền vệ được sử dụng nhiều nhất của United ở mùa 2005 – 2006 là John hậu vệ O’Shea và tiền đạo Alan Smith khiến Quỷ Đỏ là một mớ hỗn độn.

Danh hiệu duy nhất League Cup là không đủ để vớt vát 1 mùa giải thất bại hoàn toàn.

Chính vì vậy vậy Sir Alex cần một nhân tố mới có khả năng xoay chuyển tình hình ngay lập tức. Và câu trả lời không ai khác chính là Michael Carrick với giá 18 triệu bảng từ Tottenham Hotsur sau những màn trình diễn xuất sắc của anh trong màu áo đội bóng thành London. 

Carrick gia nhập Man United từ Totteham Hotspur và thừa kế chiếc áo số 16 của Roy Keane. (Ảnh: Scoopnest.com)

Carrick bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp ở câu lạc bộ West Ham United nhưng sau đó chuyển đến câu lạc bộ kình địch cùng thành phố London là Tottenham Hotspur vào năm 2004 với mức phí được xác định vào khoảng 3.5 triệu bảng Anh. Trong màu áo của Tottenham Hotspur, anh ghi 2 bàn thắng trong hơn 75 lần được ra sân trước khi chuyển tới Manchester United vào năm 2006.

2. Thiên tài điềm đạm và khiêm nhường

Việc Carrick chuyển đến Manchester United khiến không ít người hoài nghi, thậm chí một nhà báo thân cận United từng viết:

“Sir Alex sẽ hủy hoại di sản của mình mất thôi! Michael Carrick ư? Mang về một Pirlo khi bạn đang cần Gattuso, một miếng băng gạc cho một vết thương nghiêm trọng, một miếng băng gạc đắt tiền và không cần thiết.”

Nhưng rồi sau đó thì sao, tính cho đến khi Alex Ferguson giải nghệ, Manchester United vô đối ở Ngoại hạng Anh cũng như tung hoành khắp châu Âu: 5 Premier League cùng hai lần có được vị trí thứ hai – nơi chức vô địch chỉ được định đoạt ở vòng đấu cuối cùng, 5 FA Community Shield,  một lần lên ngôi tại Champion League cùng hai lần có tên trong trận chung kết Champion League 2009 và 2011, Man United chỉ thua trước 1 Barcelona quá hùng mạnh với triết lý Tiki – Taka trứ danh của Pep Guardiola.

Carrick chính cầu nối mở ra thời kỳ thành công rực rỡ dưới triều đại Sir Alex Ferguson. (Ảnh: Picbear)

Có hàng tá lý do để lý giải thích thành công đó, trong đó có sự thăng hoa Cristiano Ronaldo, mà đỉnh cao là 42 bàn thắng mùa giải 2007-2008 (nếu trước mùa giải không cá cược với Sir Alex). Nhưng nếu phải tìm ra một điểm xoay chuyển mọi thứ, thì chữ kí của Michael Carrick là nhân tố quyết định.

Carrick không phải một tiền vệ trung tâm người Anh điển hình. Anh không có những pha tắc bóng quyết liệt như Roy Keane và Patrick Viera, những chuyên gia tắc bóng hàng đầu tải giải đấu hàng đầu xứ sương mù hay là một tiền vệ con thoi với xu hướng tấn công như Frank Lampard hay Steven Gerard. Khi phân tích Carrick chơi bóng, người ta thường thắc mắc rằng: “Thực chất thì anh ta làm gì vậy?” Ở giai đoạn trước khi người ta điên cuồng về Xavi Hernandez, Carrick phải thay đổi góc nhìn về vị trí của mình.

Vậy anh đã làm những gì?

Chắc chắn rồi, Carrick sở hữu một khả năng chuyền bóng thiên phú với nhãn quan chiến thuật tuyệt vời, đủ khả năng thực hiện những đường phất hơn 45m tới cầu thủ chạy cánh, điều duy trì truyền thống tấn công biên của United hay những đường xé toang hàng thủ đối phương, tạo cơ hội ghi bàn cho đồng đội phía trên.

Nhưng quan trọng hơn, Carrick không liên tục sử dụng những đường chuyền như thế mà đại đa số anh luôn cẩn trọng và rất nhiều toan tính trong những lựa chọn chuyền bóng, chậm rãi đưa những đường bóng đơn giản tới các cầu thủ tấn công, tự đặt mình vào vị trí thuận lợi để nhận đường trả ngược, kiểm soát thế trận cho United.

Không nổi trội ở khâu ghi bàn, nhưng Carrick lại sở hữu những đường chuyền tuyệt vời và chính xác. (Ảnh: The Independent)

Về mặt phòng ngự, không giống như Roy Keane hay Paul Scholes, Carrick hiếm khi có những pha xoài người tắc bóng vì anh ta không cần phải làm thế. Thay vào đó là khả năng chọn vị trí chính xác, Michael đọc trận đấu không sai một chút nào, hiếm khi nào người ta thấy anh chơi liều lĩnh như người đá cặp lâu năm là Scholes; nó nhẹ nhàng, đơn giản nhưng hiệu quả.

Gary Neville từng nhận xét về Carrick rằng:

“Khi xem Scholes và Carrick chơi bóng cùng nhau, bạn luôn có cảm giác yên bình. Nó chẳng khác nào bạn đi vào một quán bar nhưng lại được nghe âm thanh ríu rắt từ việc chơi piano. Luôn có những cảm giác thực sự thư giãn khi họ xuất hiện trên sân.”

Và hơn tất cả, Carrick là người duy trì được sự ổn định, một sự hiện diện quan trọng trên sân, một người hiếm khi chơi dưới phong độ. Những chỉ trích dường như không công bằng, nếu xem lại trận chung kết cúp châu Âu năm 2009, khi tất cả cho rằng Carrick hụt hơi trước hàng tiền vệ Barcelona, bạn sẽ thấy đó là người cố gắng hết mình để giúp United kiểm soát với khả năng chuyền bóng của mình trong khi tất cả đồng đội xung quanh gặp vấn đề.

Không mạnh mẽ hay dùng nhiều thể lực như Roy Keane, Paul Scholes; Carrick ở đẳng cấp không cần tắc bóng nhiều. (Ảnh: Getty Images)

Carrick cũng không có cá tính mạnh mẽ như Sir Alex, anh không thể là “Máy sấy tóc” thứ 2 hay người nóng tính hay quát tháo đồng đội như Roy Keane hoặc Peter Schmeichel trong quá khứ. Tuy nhiên, khả năng nhận định và xoay chuyển tình thế trận đấu của chàng tiền vệ này có nét gì đó giống ông thầy cũ.

Trong trận thắng 3-2 trước Man City trên sân Etihad hồi tháng 4 vừa qua, Carrick mặc dù không thi đấu nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng, anh dường như là người giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết từ “ông già gân”, nhắc nhở các đồng đội về niềm tự hào của bản thân khi khoác lên mình màu áo United.

Cũng chẳng cần bàn cãi nhiều Carrick luôn được đánh giá cao bên ngoài lãnh thổ Anh. Xavi cùng Xabi Alonso chọn Carrick là cầu thủ người Anh yêu thích nhất của mình, tiền vệ của Barca còn cho biết thêm:

“Anh ấy không bao giờ chuyền bóng theo kiểu băm bổ, những đường hết sức mềm mại và giàu sức sáng tạo, cho dù đó là ở cự ly ngắn hay những đường phất dài, Carrick luôn đặt trái bóng vào thế thuận lợi nhất cho đồng đội của mình. Với tôi, Carrick quá hoàn hảo!”. 

Sau trận chung kết Champion League 2011, HLV Pep Guardiola không ngần ngại cho rằng: “Carrick là cầu thủ duy nhất của M.U có thể lọt vào đội hình trong giai đoạn hoàng kim của Barca, cậu ấy ngang bằng đẳng cấp với Sergio Busquets.”

Cũng như Xabi Alonso hay Sergio Busquet, Pep Guardiola luôn muốn có một cầu thủ như Carrick trong đội hình. (Ảnh: Bóng đá Cuộc sống)

Khi một tiền vệ một tiền vệ hay nhất thế giới hay một trong những huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới dành lời ngợi khen thì bạn biết Carrick vĩ đại như thế nào rồi đấy!

3. Vô duyên với độ tuyển quốc gia

Nhìn về thế hệ vàng của đội tuyển Anh, chúng ta lại cảm thấy tiếc cho Carrick hơn bởi lẽ thay vì cứ mãi loay hoay với bài toán Lampard – Gerrard trong khi trong tay các huấn luyện viên lại có 1 viên ngọc quý giá có thể gải quyết vấn đề nơi hàng tiền vệ.

Tương tự như vòng loại Euro 2016, Carrickđã miệt mài đóng góp công sức của mình giúp tuyển Anh có 10 chiến thắng tuyệt đối. Nhưng khi vào đến vòng chung kết, Carrick bị loại ngay lập tức và thay vào đó là cái tên khó hiểu Jack Wilshere – người chấn thương phần lớn thời gian ở Arsenal.

Zinedine Zidane từng nói rằng:” Roy Hogdson đã loại tiền vệ hay nhất của họ (tuyển Anh) thời điểm hiện tại”. Quả không sai, Tam sư thi đấu chệch choạc và thiếu sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự, những người hâm mộ lại hỏi sao Carrick không được gọi?

Tuy được đánh giá cao nhưng các huấn luyện viên Tam Sư không nhìn ra tầm quan trọng của Carrick. (Ảnh: it.eurosport.com)

Cũng giống như Paul Scholes, Carrick cũng không hài lòng với đội tuyển quốc gia mỗi khi được gọi, có lần, Carrick từng thừa nhận anh cảm thấy chán nản khi lên tuyển và hay khi huấn luyện viên không triệu tập. Nhưng thay vì bao biện cho bản thân, anh hường hay nhận lỗi ở bản thân, có thể mình có cơ hội nhưng thể hiện rõ hết được bản thân.

Anh khép lại sự nghiệp quốc tế vào năm 2015 mà không có một dấu ấn đáng nhớ nào trong màu áo Tam sư. Nhưng dẫu sao, sự nghiệp của Carrick ở M.U có thể xem là thành công ngoài mong đợi.

4. Chương mới trong cuộc đời

Ngày 13/5 vừa qua, Carrick thi đấu trận đấu cuối cùng trong màu áo Man United, cái kết còn đẹp hơn nữa khi Quỷ Đỏ giành chiến thắng và Carrick là người mở màn cho chiến thắng ấy.

Sau khi giải nghệ, Carrick sẽ có mặt trong thành phần huấn luyện với tư cách là trợ lý cho Mourinho. Tuy nhiên từ trước đó, tiền vệ này đã mở ra Carrick’s Street Reds gần Old Trafford, nơi những đứa trẻ được huấn luyện đá bóng miễn phí.

Michael Carrick thành lập dự án bóng đá mang tên mình. (Ảnh: Football Tribe)

Bắt đầu ở CLB nhỏ bé Wallsend Boys’ Club, Carrick hạ quyết tâm tạo cơ hội cho trẻ em đến với bóng đá đỉnh cao từ những thứ đơn giản nhất. Anh chia sẻ:

“Trước đây, gia đình tôi không khá giả và có điều kiện nhưng tôi là đứa trẻ rất hạnh phúc. Bố mẹ luôn bảo vệ tôi nhưng Boys’ Club là nơi tạo ra ảnh hưởng lớn hơn cả.

Bây giờ, tôi có điều kiện và cần chi tiêu hợp lý. Tôi muốn tạo môi trường tốt cho những đứa trẻ, giúp chúng gạt đi các vấn đề của cuộc sống để tận hưởng bóng đá. Và quan trọng nhất là chúng có cơ hội kết nối với mọi người, học hỏi và phát triển.”

Đối với những đứa trẻ tại Wallsend Boys’ Club, Carrrick chính là tấm gương chúng học tập, chỉ cần bạn tận tâm, khiêm nhường thì thành công sẽ đến với mình. 

Video:

Sơn Tùng