Tấn công nhiều nhưng không ghi được bàn thắng, Đức đã phải trả giá bằng 2 bàn thua – đó là quy luật khắc nghiệt của bóng đá. Đội bóng hùng mạnh được danh thủ Gary Lineker định nghĩa rằng “Bóng đá là môn có 22 cầu thủ chạy theo trái bóng và Đức là đội thắng trận” bị loại ngay từ vòng bảng. 

“Unbelievable”, “What’s happenning?” hay “What the Hell?” có lẽ những từ được nhiều người thốt lên sau trận đấu cuối cùng bảng F giữa đội tuyển Đức và Hàn Quốc. Vượt trội hơn hẳn đối thủ về đẳng cấp cũng như kinh nghiệm nhưng “cỗ xe tăng” Đức đã gục ngã một cách bất ngờ và nhục nhã trước đội bóng được đánh giá yếu nhất bảng đấu. 

Nhà đương kim vô địch được đánh giá sẽ bảo vệ được cúp vàng năm nay trên đất Nga nhưng những gì đoàn quân ở huấn luyện viên Joachim Loew đã thể hiện khiến người hâm mộ thất vọng: “Bị loại ngay từ vòng bảng và đứng chót bảng!”. 

Đây là lần đầu tiên sau 80 năm kể từ World Cup 1938 trên đất Pháp, Đức phải chia tay World Cup ngay sau vòng đầu tiên. Còn lại, trong 19 lần dự World Cup, Đức 8 lần lọt vào chung kết, trong đó 4 lần vô địch. Còn nếu tính lọt vào bán kết thì Đức có đến 13 lần vào đến vòng này và 17 lần vào đến tứ kết.

Thành tích của Đức qua các kỳ World Cup từ 1938 đến 2018. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Bước vào trận đấu với tâm lý phải thắng đậm để giành vé đi tiếp, Đức đã dồn lên tấn công ngay trong tiếng còi khai cuộc. Nhưng các chân sút của đội tuyển Đức vấp phải hệ thống phòng ngự cực kỳ vững chắc của Hàn Quốc. Ở chiều ngược lại, đội bóng châu Á không ít lần đe dọa cầu môn Đức không ít lần từ đầu trận từ những pha phản công khiến các cổ động viên Đức nhiều phen thót tim.

Dù “Die Mannschaft” càng lúc càng gia tăng sức ép về cuối trận đấu nhưng họ bỏ lỡ vô số cơ hội ghi bàn trước khi bị thủng lưới 2 lần ở phút bù giờ, qua đó đứng bét bảng F và lần đầu tiên dừng bước ở vòng bảng tại các kỳ World Cup.

Ngay sau khi trận đấu kết thúc, ấn bản trực tuyến của tờ Bild tại Đức đã đăng tải một tiêu đề lớn không thể đơn giản và ngắn gọn hơn: “AUS! (Out! – bị loại!”), cơn ác mộng World Cup đã thành sự thật”. Tờ này tỏ ra cực kỳ thẳng thắn với câu “Chúng ta không xứng đáng đi tiếp. Đây là nỗi nhục lớn nhất trong lịch sử ĐTQG Đức”.

Vì đâu, vì ai và vì sao đội tuyển Đức lại nhận kết quả này?

Ngày 15/5, đúng 1 tháng trước khi World Cup 2018 diễn ra, Liên đoàn bóng đá Đức gia hạn hợp đồng với huấn luyện viên Joachim Loew đến năm 2022, một động thái thể hiện sự tin tưởng đối với kiến trúc sư đã đưa Đức lên ngôi tại World Cup 2014. Ba tuần sau, scandal đầu tiên xảy ra khi ông Loew loại Leroy Sane khỏi đội hình chính để đặt niềm tin vào Julian Draxler, Julian Brand và Marco Reus, nguyên nhân không đưa ra cụ thể nhưng giới chuyên môn đều cho rằng Sane không phù hợp với sơ đồ chiến thuật của huấn luện viên Loew. 

Và rồi, Đức thất bại vì thiếu 1 cầu thủ chơi sáng tạo, tốc độ và biết cách gây đột biến như Sane. Huấn luyện viên Joachim Loew dường như đã no nê sau chức vô địch năm 2014 trên đất Brazil và tặng luôn cho đội chủ nhà 1 trận thua không thể nào quên ở trận bán kết. Đức đến Nga với tràn đầy sự tin nhưng không cần cái giá lạnh của mùa đông trong Thế chiến II, “cỗ xe tăng” Đức vẫn sa lầy ở xứ Bạch Dương. 

Leroy Sane vẫn bị loại khỏi đội hình tham dự World Cup 2018 dù anh vừa có 1 mùa giải thành công tại Man City. (Ảnh: The Straits Times)

Trước đó, nhà vô địch World Cup 1998 Pháp bị loại ngay từ vòng bảng World Cup 2002 dù nằm chung bảng với các đội bóng yếu hơn; nhà vô địch World Cuop 2006 Italia thì loại ngay từ vòng bảng 2010 vì lỗi hệ thống: “Seri A bị phá nát bởi những bê bối dàn xếp tỷ số, hệ thống sân bãi xuống dốc, tài năng khan hiếm…

Còn nhà vô địch World Cup 2010 Tây Ban Nha cũng chung số phận như Italia khi bị loại từ vòng bảng World Cup 2010 từ lỗi con người khi Vicente Del Bosque vẫn tin tưởng vào 1 hệ thống đã cũ, những con người đã giúp ông lên đỉnh thế giới 4 năm trước và chủ quan khi gặp những đội bóng yếu hơn. 

Chính sự không tin tưởng vào những nhân tố mới như Leroy Sane, Julian Brand mà thay vào đó là những Mesut Oezil, Julian Draxler hay Thomas Mulller, Sami Khedira đã khiến Đức thất bại. Hai kỳ World Cup đã trôi qua và những công thần đó đã phản ánh vào chính ông thầy: “Mệt mỏi, dập khuân và sau cùng là thất bại. Bên ngoài đường Pitch của đội tuyển Đức tại san Kazan Arena chỉ còn là một Joachim Loew sai lầm, bảo thủ và lạc hậu. 

Pháp, Italia hay Tây Ban Nha từng bị loại ở vòng bảng sau khi vô địch World Cup. (Ảnh: NetNews)

Người ta bắt đầu đi chỉ trích những con người đã làm nên thất bại này, trong đó có Mesut Oezil. Oezil đã thi đấu đầy thất vọng trong cả trận đấu với Mexico và Thụy Điển, dù ở trận đấu cuối anh là người thi đấu nổi bật nhất với số lần qua người, số đường chuyền và kiến tạo cho đồng đội nhiều nhất nhưng tuyển Đức vẫn thất bại. Trong lúc tiến về đường hầm, anh đã bị 1 CĐV quá khích xúc phạm và suýt nữa “”ăn thua” đủ với CĐV này nếu không có 1 thành viên ban lãnh đạo ngăn cản. 

Còn đối Hàn Quốc, sau gần 100 phút thi đấu, họ đã làm nên chiến công vang dội cho đội tuyển nước nhà. Nếu nhìn những cái bóng áo đỏ đổ gục sau trận đấu, chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng đội bóng xứ kim chi vừa trải qua 1 thất bại nặng nề nhưng sự thật không phải vậy. Hàn Quốc vừa làm nên 1 chiến công lịch sử khi đánh bại đương kim vô địch thế giới 2 bàn không gỡ, đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực không biết mệt mỏi của Son Heung Min cùng đồng đội. 

Hàn Quốc đã có màn trả thù ngọt ngào bằng chính tinh thần chiến đấu ngoan cường của người Đức 12 năm về trước. (Ảnh: İnternet Spor)

Thất bại của tuyển Đức tại World Cup 2018 không phải là thất bại của bóng đá Đức nói chung mà còn là thất bại của riêng và một mình Joachim Loew, người đã tin tưởng vào các học trò và tin tưởng thái quá chính bản thân mình. Quá nhiều vinh quang và sự ảo tưởng đã làm mất đi niềm hứng thú, khát khao, sáng tạo cho những con người đi chinh phục. 

Sau giải đấu này, người Đức cần nhìn lại mình và làm mới lại “những cỗ xe tăng” như cái cách mà họ đã làm với chính huấn luyện viên Joachim Loew 12 năm về trước. 

Sơn Tùng