Nhiều cầu thủ của U23 Việt Nam có dịp gặp lại đối thủ từng chạm trán ở giải U19 châu Á năm 2016.

Người quen cũ

Trận đấu ngày 27/10/2016 trên sân vận động quốc gia Bahrain, ở Riffa là kỷ niệm buồn với nhiều cầu thủ U23 Việt Nam hiện tại. Khi đó, U19 Việt Nam đã thua U19 Nhật Bản 0-3 trong trận đấu mà chênh lệch đẳng cấp quá rõ ràng. 2/3 bàn thua của Việt Nam diễn ra chỉ trong 10 phút đầu. Họ là những Bùi Tiến Dũng, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải, Hà Đức Chinh.

Tối mai, Dũng, Hậu, Hải, và Chinh sẽ gặp lại U23 Nhật Bản.

Bộ khung mà HLV Hajime Moriyasu hài lòng nhất được xây dựng với các nhà vô địch U19 châu Á 2016. Đây đều là những người rất giỏi về tổ chức thế trận, dù đá tiền vệ hay phòng ngự.

Có thể kể đến Ko Itakura, Teruki Hara, Yoichi Naganuma, Ryo Hatsuse, Keita Endo, Yuto Iwasaki, và nhất là nhạc trưởng Koji Miyoshi (được trao áo số 10).

U23 Nhật Bản cải thiện rõ về nhiều mặt qua từng trận đấu, từ khả năng dứt điểm đến kinh nghiệm và kiểm soát cuộc chơi để tránh sức – nhất là những trận đấu diễn ra ở điều kiện 35 độ C.

U23 Nhật Bản năm nay đang trong giai đoạn thử nghiệm và không quá mạnh. U23 Việt Nam hoàn toàn có thể giành chiến thắng nếu chơi đúng sức.

Có thể phải đá luân lưu

Xét theo cách xếp hạng, luật chọn đội đi tiếp tại vòng bảng ở ASIAD 2018 cho thấy U23 Việt Nam và U23 Nhật Bản có khả năng phải đá luân lưu để xác định đội nhất bảng D. Theo Thể thao Văn hóa, việc này sẽ xảy ra U23 Việt Nam và U23 Nhật Bản cầm hoà nhau trong trận đấu diễn ra vào ngày 19/8 tới đây.

Thứ tự xếp hạng của các đội trong một bảng được quyết định lần lượt dựa trên các tiêu chí:

1 – Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan.

2 – Hiệu số bàn thắng bại của các trận đấu giữa các đội liên quan.

3 – Tổng số bàn thắng trong các trận đấu giữa các đội liên quan.

4 – Hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu vòng bảng.

5 – Tổng số bàn thắng của tất cả các trận đấu vòng bảng.

6 – Thi đấu luân lưu nếu hai đội còn gặp nhau ở lượt trận cuối.

7 – Xét chỉ số thẻ phạt: Thẻ vàng 1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp 4 điểm, thẻ vàng sau khi đã phải nhận thẻ đỏ trực tiếp 5 điểm; đội nào có chỉ số thẻ thấp hơn sẽ xếp trên.

8 – Bốc thăm.

Đội hình dự kiến

Ngôi dẫn đầu bảng E không thuộc về Hàn Quốc thì không có lý do gì Việt Nam và Nhật Bản phải bung sức để tranh ngôi đầu (để tránh Hàn Quốc). Như vậy, các cầu thủ dự bị nhiều khả năng sẽ được tung vào sân nhằm làm quen với điều kiện thi đấu đồng thời cũng tạo cơ hội cho các cầu thủ trong đội chính được nghỉ ngơi.

Đối thủ của U23 Việt Nam: U23 Nhật Bản mạnh cỡ nào?
HLV Park Hang Seo nhiều khả năng sẽ để các trụ cột nghỉ ngơi khi gặp U23 Nhật Bản. (Ảnh: Thethaovanhoa)

Về phía U23 Nhật Bản, do không đặt mục tiêu quá cao ở giải đấu năm nay khi mang tới ASIAD 2018 đội hình với lực lượng chủ chốt là các cầu thủ U21. Theo Bongdanet, với việc đã chắc suất có vé đi tiếp, khả năng U23 Nhật Bản cũng tung đội hình dự bị trong trận đấu với U23 Việt Nam là rất lớn.

Đội hình dự kiến U23 Việt Nam vs U23 Nhật Bản

Thủ môn: Bùi Tiến Dũng;

Hậu vệ: Đình Trọng, Duy Mạnh, Tiến Dũng

Tiền vệ: Văn Thanh, Xuân Trường, Đỗ Hùng Dũng, Văn Hậu.

Tiền đạo: Anh Đức, Quang Hải, Phan Văn Đức.

Lịch thi đấu ngày 19/8:

16h00: U23 Nhật Bản vs U23 Việt Nam (Bảng D)

16h00: U23 Pakistan vs U23 Nepal (Bảng D)

19h00: U23 Bangladesh vs U23 Qatar (Bảng B)

19h00: U23 Thái Lan vs U23 Uzbekistan (Bảng B)

19h00: U23 Timor-Leste vs U23 Syria (Bảng C)

19h00: U23 U.A.E vs U23 Trung Quốc (Bảng C)

Bình An