Đây là 5 lối chơi đã trở thành thương hiệu của nhiều đội bóng vĩ đại và được đông đảo những người hâm mộ môn thể thao Vua trên toàn thế giới đều biết đến.

1. Bóng đá tổng lực

Có thể hiểu đơn giản từ “tổng lực” ở đây là tấn công tổng lực và phòng ngự tổng lực. Mọi cầu thủ trên sân (trừ thủ môn) đều tham gia công việc tấn công lẫn phòng ngự một cách chủ động và triệt để, chứ không cứng nhắc ai chơi ở vị trí nào thì chỉ chơi duy nhất vị trí ấy.

“Cha đẻ” của bóng đá tổng lực là Rinus Michels, huấn luyện viên huyền thoại người Hà Lan, ông chính người đã tạo nên biệt danh “cơn lốc màu da cam” với lối chơi tấn công đầy tốc độ và nhiệt huyết trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20. Chính nhờ lối đá tổng lực này, ông đã giúp Ajax Amsterdam thống trị châu Âu vào năm 1971 cũng như giúp đội tuyển Hà Lan vô địch Euro 1988 và Á quân World Cup 1974.

Rinus Michel- Cha đẻ của bóng đá tổng lực. (Ảnh: FIFA.com)

Về sau, lối đá tổng lực được Johan Cruyff sử dụng một cách thuần thục hay xa hơn nữa là Pep Guardiola với lối chơi Tiki – Taka, một biến thể hoàn hảo của bóng đá tổng lực. Điểm nổi bật trong bóng đá tổng lực là các huấn luyện trưởng muốn cầu thủ của mình có thể chơi nhiều vị trí trên sân một cách tối đa nhất có thể. Hà Lan trong giai đoạn 1974 – 1988 và Barcelona giai đoạn 2008 – 2012 có rất nhiều cầu thủ đa năng, chính điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích và thành công.

Ví dụ:

  • Marco Van Basten của Hà Lan xuất thân là một tiền đạo cắm nhưng khi cần anh có thể trở thành một cầu thủ chạy cánh hay thậm chí lùi về tranh chấp bóng như một tiền vệ trụ.
  • Daniel Alves khi còn thi đấu cho Barca xuất thân là một tiền vệ cánh nhưng anh còn chơi cả vị trí tiền đạo cánh trái cũng như chơi lùi như một hậu vệ ở hàng thủ.
Daniel Alves từng rất thành công khi ở Barca với tư cách là một cầu thủ đa năng. (Ảnh: Wikipedia)

Tuy vậy bóng đá tổng lực cũng có hạn chế là tiêu tốn rất nhiều thể lực của các cầu thủ vì họ phải di chuyển liên tục suốt 90 phút trên mọi điểm nóng trên sân mỗi khi tấn công cũng như phòng ngự. Vì vậy, muốn vận hành trơn tru lối đá này thì mỗi đội bóng phải có sự chuẩn bị chu đáo về thể lực cũng như nhân lực nếu không muốn bị hụt hơi trong về cuối trận cũng như hứng chịu hệ quả “hồi mã thương”.

Hiện nay, rất ít đội bóng dám sử dụng lối đá này khiến nó mất đi tính thuần khiết trong quá khứ. Chỉ duy nhất Bayern Munich sở dụng lối đá tổng lực dưới thời huấn luyện viên Jupp Heynckes trong mùa giải 2012/2013 đã giành cú ăn 3 vĩ đại trong lịch sử câu lạc bộ này. Đáng tiếc là nó cũng chỉ tồn tại sau 1 năm ngắn ngủi cùng Bayern.

2. Tiki – Taka

Là một biến thể hoàn hảo của bóng đá tổng lực (Tiki: chạy, Taka: chuyền); nó được phát triển bởi Johan Cruyff tại Barcelona trong giai đoạn hoàng kim 1988 – 1996 của đội bóng này, thời điểm mà Barca thâu tóm gần như mọi danh hiệu cấp câu lạc bộ với những tên tuổi lớn như Ronal Koeman, Micheal Laurup, Stoikhov… trong đội hình.

Về sau, Pep Guardiola là người thừa kế và phát triển lối đá Tiki – Taka một cách toàn diện nhất (Pep vốn là học trò của Johan Cruyff tại Barcelona). Chính lối đá này đã giúp Barcelona thống trị Laliga cũng như trời Âu suốt 4 mùa giải liên tiếp từ 2008 – 2012. Tuy rằng hiện nay Tiki – Taka không còn chiếm vị trí độc tôn như trước nhưng nó vẫn là nỗi ám ảnh với rất nhiều đội bóng khi đối đầu với Barca trong quá khứ, kể cả nhiều ông lớn như Real Madrid hay Manchester United.

Tiki-taka- hướng mũi tên biểu thị sự di chuyển và chuyền bóng liên tục. (Ảnh: Fm-vn.com)

Triết lý cơ bản trong Tiki – Taka là chuyền và chạy để thực hiện mục tiêu hàng đầu là kiểm soát bóng và áp đặt thế trận. Điểm khác biệt với lối đá tổng lực là chỗ các đội bóng thi đấu một cách ung dung, chậm rãi, thong thả, không tốn nhiều thể lực, đá như ru ngủ đối phương nhằm chờ thời cơ ra đòn kết liễu. Tuy nhiên, Tiki – Taka đòi hỏi những cầu thủ có khả năng tư duy nhạy bén, kiểm soát bóng cực tốt cùng kỹ thuật cá nhân điêu luyện thì mới có thể vận hành hoàn hảo lối đá này. Hiện nay, Barca là đội bóng duy nhất sở hữu những cá nhân như vậy và là đội bóng sử dụng lỗi đá này hoàn hảo nhất như Inesta, Xavi, Busquet…

Hiện nay, Tiki – Taka không còn thiên nhiều về kiểm soát bóng nữa mà chuyển hướng nhiều sang tấn công nhanh trực diện, kiểm soát phản công nhanh,…

Tiki – Taka là lối đá quyến rũ nhất nếu bạn nắm bắt được cách vận hành và phô diễn nó. (Ảnh: endgame.vn)

videoinfo__video3.dkn.tv||__

3. Gengenpressing

Đây là lối chơi được huấn luyện viên Jurgen Klopp sử dụng nhiều ở Borussia Dortmund giai đoạn 2010 – 2014 và tại Liverpool hiện nay. Về cơ bản, lối chơi này cũng là một biến thể từ lối đá tổng lực với tấn công nhanh, phản công nhanh, phòng ngự theo khu vực và tấn công theo khu vực. Gengenpressing đòi hỏi các cầu thủ phải triển khai bóng nhanh, thể lực dẻo dai, đặc biệt còn phải thực sự hiểu nhau khi thi đấu để tạo nên một “mạng lưới” ở các điểm nóng trên sân. Mạng lưới này có thể dành lại bóng khi mất, tổ chức phản công cũng như phòng ngự chủ động.

“Mạng lưới” đội hình của các cầu thủ Dortmund. Các điểm va fhình mũi tên cho thấy khoảng cách của các cầu thủ rất hợp lý để Gengenpressing. (Ảnh: Perarnau Magazine)

Yêu cầu ở lối đá này là các cầu thủ không được đứng quá gần mà cũng không quá xa để không tạo ra lỗ hổng trong đội hình và cho đối phương có cơ hội phản công nhanh. Tuy nhiên, lối chơi này hiện nay rất khó thực hiện vì rất ngốn thể lực, chỉ có duy nhất Dortmund là từng thành công với lối đá này cùng 2 chức vô địch Bundesliga và vào tới chung kết Champion League 2012/2013.

4. Cantelnacio

Nếu như lối đá tổng lực hay Tiki – Taka là đại diện cho thứ bóng đá tấn công rực lửa thì Cantelnacio là đại diện cho nghệ thuật phòng ngự – phản công đỉnh cao trong bóng đá. Đây là “đặc sản” của bóng đá Ý và nó giúp quốc gia này giành 1 chức vô địch Euro cùng 4 lần vô địch World Cup.

Người đã khai sinh ra thứ bóng đá tuyệt vời này là huấn luyện viên Helenio Herrera tại Inter Milan trong thập niên 1960. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về lối chơi này là việc sử dụng 1 một lớn cầu thủ chơi thấp nơi hàng tiền vệ hoặc hàng thủ (có thể 4, 5 người) hay nói cách khác là “đổ bê tông” hoặc “dựng xe buýt 2 tầng” nhằm ngăn chặn đối phương tấn công. Các đội bóng sử dụng lối chơi này thường rất khó bị đánh bại và thường thắng đối phương với tỷ số tố thiểu.

Helenio Herrera từng rất thành công với Inter Milan khi sử dụng Cantelnacio. (Ảnh: FM Scout)

Đến thập niên 70, 80 thì Cantelnacio bị lối đá tổng lực của người Hà Lan đánh bại hoàn toàn. Đến thời kỳ hiện đại, hiếm có huấn luyện viên nào còn sử dụng Cantelnacio trong thi đấu, trường hợp ngoại lệ duy nhất là Roberto Dimateo dẫn dắt Chelsea năm 2012 vô địch Champions League với lối đá này.

Ngoài ra, Cantelnacio cổ điển còn có một biến thể khá nổi tiếng là Zona Mista. Đây là hệ thống phòng ngự của Cantelnacio hiện đại với hiện thân là sơ đồ 3-5-2: “Với 3 hậu vệ cùng 5 tiền vệ giữa sân, hệ thống này cho phép các hậu vệ chơi như 1 libero thực thụ, số lượng nhiều và sự cơ động của hàng tiền vệ bọc lót cho các hậu vệ đem lại sự chắc chắn trong cách vận hành đội hình cũng như tổ chức những pha phản công sắc sảo”.

Một sơ đồ 3-5-2 của Cantelnacio hiện đại. (Ảnh: Listas 20 minutos)
5 Libero vây lấy một cầu thủ trong chiến thuật Cantelnaco. (Ảnh: atbreak.com)

Juventus của Massimiliano Allegri hay Antonio Conte trước đây từng rất thành công với sơ đồ 3-5-2 trứ danh khi thống trị SeriA và lọt vào tận chung kết Champion League. Cantelnacio hiện nay còn có những biến thể khác như 4-2-3-1 hay 4-3-1-2 mà những huấn luyện viên như Jose Mourinho, Juken Klopp, Carlo Ancelotti rất ưa thích sử dụng.

5. Taca – dada (tạt cánh đánh đầu)

Đây là lối chơi gắn liền với bóng đá Anh trong quá khứ và nó trở thành một lối chơi rất thuần Anh. Tôn chỉ duy nhất của nó là các cầu thủ chạy cánh (tiền vệ cánh và hậu vệ biên) tạo ra những quả tạt bóng chất lượng vào trong khu vực vòng cấm đối phương nhằm tận dụng khả năng không chiến của những cầu thủ có chiều cao vượt trội.

Lối đá này rất dễ bị bắt bài, nhất là các đội bóng sử dụng nhiều cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt, thường sử dụng lối đá ban bật, đập nhả trung lộ nhưng có thể hình nhỏ bé. Hiện nay chỉ có duy nhất Real Madrid sử dụng hiệu quả lối chơi này, họ đã biến hóa Taca dada thành một vũ khí lợi hại nhờ sở hữu những hậu vệ có khả năng tạt bóng tốt Marcelo, Cavajal cùng những Ronaldo, Ramos với khả năng không chiến tuyệt vời. Hoặc sử dụng lối đá ban bật ngắn, đưa bóng ra hai bên cánh và điểm dừng sẽ là những cú đánh đầu chí mạng của các tiền đạo hay tiền vệ, trung vệ hay hậu vệ.

Hình ảnh cho thấy có tới 4 cầu thủ Real trong vòng cấm để sẵn sàng đánh đầu. Trường hợp này bóng đi tới vị trí của Ronaldo. (Ảnh: La Sueur)

Chú thích:

Libero là một vị trí cơ động phần sân nhà, cầu thủ không đóng đinh tại 1 vị trí nhất định mà sẽ di chuyển lên xuống như một coi thoi, tùy theo hoàn cảnh của trận đấu. Một cầu thủ chơi ở hàng hậu vệ nhưng rất kỳ lạ, anh ta linh hoạt di chuyển xuống phía dưới hàng thủ để bọc lót mỗi khi mất bóng bên sân nhà. Anh ta là nút chặn đầu tiên khi đối thủ tấn công từ vòng tròn giữa sân, cũng là người nhô cao lên ở giữa hàng tiền vệ để tổ chức tấn công cho đội nhà mỗi khi có bóng, và khi cần thiết anh cũng sẵn sàng xâm nhập vòng cấm, ập vào dứt điểm như một tiền đạo.

Vị trí Libero trong đội hình. (Ảnh: bbs.hupu.com)

Sơn Tùng