Trong lịch sử có rất nhiều tỷ phú làm giàu từ con số không, họ đi lên từ đôi bàn tay trắng, làm nên sự nghiệp.

Cách bắt đầu của họ đều là những huyền thoại, từ đó người ta có thể nhìn thấy được trí tuệ và sự thông minh tài ba của họ. Câu chuyện về nhà tỷ phú cuối triều nhà Thanh bắt đầu sự nghiệp từ việc đi vay tiền nhưng cất vào tủ, không tiêu dưới đây sẽ làm bạn ngạc nhiên lắm đấy.

Ông tên là Hoàng Sở Cửu, thuộc cuối triều nhà Thanh, Trung Quốc, xuất thân trong một gia đình y học, từ nhỏ đã theo cha mẹ đi hái thuốc.

Năm 16 tuổi, Hoàng Sở Cửu đến Thượng Hải một mình, lang bạt kiếm sống. Năm đó, Hoàng Sở Cửu dựa theo phương thuốc gia truyền tổ tiên để lại tạo ra một số viên thuốc bổ và bắt đầu bán thuốc kiếm tiền. Sau đó, công việc làm ăn của ông càng ngày càng tốt, ông quyết định mở một hiệu thuốc cho riêng mình. Nhưng khi đó, số tiền mà ông có chỉ là một phần nhỏ trong khoản tiền lớn cần để mở hiệu thuốc, trong lúc tuyệt vọng, ông đã nghĩ đến chuyện đi vay tiền.

(Ảnh: Look543.)

Khi đó, Hoàng Sở Cửu mới đến Thượng Hải chưa được bao lâu, ông không có nhiều bạn bè, nhưng từ việc kinh doanh quầy thuốc, ông quen với một số con cháu của những gia đình giàu có, ông liền nghĩ đến chuyện vay tiền họ. Ông cũng không dám vay số tiền lớn, chỉ vay mỗi người ít, vì vậy những người này rất sẵn lòng cho ông vay.

Nhưng khi ông vay được tiền lại không tiêu, mà cất trong tủ của mình. Đến thời gian thỏa thuận, ông vẫn trả lãi cho họ đầy đủ. Theo thời gian lâu dần, ông tạo được uy tín trong giới quý tộc, vì thế ngày càng có nhiều người sẵn sàng cho ông vay tiền.

Cuối cùng, Hoàng Sở Cửu đã vay đủ vài nghìn đồng Đại Dương để mở một hiệu thuốc. Công việc làm ăn kinh doanh ngày càng phát đạt, ông mở nhiều chi nhánh hơn. 20 năm sau, ông trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất nhì Thượng Hải.

Khổng Tử nói: “Con người mà không có chữ tín thì không biết lấy gì tạo lập chỗ đứng trong xã hội được. Như xe lớn không có đòn ngang, như xe nhỏ không có ách, làm sao có thể đi được?”

Người xưa cho rằng, trong đối nhân xử thế thì “cẩn thận và giữ chữ tín” là tối căn bản, là quy phạm đạo đức cơ bản nhất trong giao tiếp xã hội giữa người với người.

Kinh tế thị trường là một loại kinh tế theo khế ước, hợp đồng. Coi trọng chữ tín, coi trọng cam kết là phép tắc của kinh tế thị trường, là nguồn vốn vô hình của doanh nghiệp. Con người sống trong xã hội, bất kể là làm người hay làm việc đều phải giữ thành tín, tuân thủ cam kết, đã ký kết ắt tuân theo, đã hứa ắt thực hiện.

“Có chữ tín thì sẽ đắc được. Người giữ chữ tín mới trường tồn”, cho nên trong kinh doanh, ngoài có đầu óc, chiến lược thông minh thì giữ chữ tín là điều rất quan trọng để làm nên thành công bền vững.

Theo Look543

Video xem thêm: Nhượng bộ không có nghĩa là dễ bị bắt nạt

videoinfo__video3.dkn.tv||8578c45e5__