Đối với người phương Đông, hầu hết các loại cây cỏ đều có tác dụng chữa bệnh, nhưng công dụng chính xác không phải ai ai cũng biết. “Trời sinh voi ắt trời sinh cỏ” nên con người có Sinh-Lão-Bệnh-Tử thì ông Trời cũng ban cho các loài cây quý có thể chữa lành bệnh, kéo dài sự trẻ trung và thọ mệnh.

Đến từ Đại học Trung y dược Bắc Kinh, giáo sư Trương Hồ Đức khi chia sẻ về các loại rau quý mà người Trung Quốc coi trọng ví như “rau trường sinh” nhưng thật bất ngờ chúng lại mọc nhiều và phổ biến ở Việt Nam mà chưa biết nhiều về tác dụng làm thuốc của chúng.

Kỳ thực Việt Nam có địa thế trải dài theo bờ biển, hệ động-thực vật vô cùng phong phú nhưng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc vẫn chưa hoàn thiện. Trong đó phải kể đến công lao của Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh, ông tổ ngành Y, đã lấy phương châm “nam dược trị nam nhân” và đưa vào ứng dụng rất nhiều bài thuốc cổ truyền hữu ích cho dân chúng. Nếu không chúng ta có thể chết trên rừng thuốc mà không hay.

1. Dương xỉ: rau tóc quăn

Dương xỉ là một loại rau rừng phổ biến nơi sơn dã. Nói về công dụng của loại rau này, giáo sư Trương cho biết: “Mấy năm trước, tôi bắt đầu ăn nhiều dương xỉ. Loại rau này đặc biệt giàu protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng rất cao”.

Dương xỉ thường được trồng nhiều trong các bồn, chậu nhỏ để trang trí trên bàn làm việc, lối đi hoặc trong các quán cà phê…(Ảnh: kenlauher.com)

Bên cạnh những công dụng làm cảnh, rau ăn và làm thuốc thì dương xỉ còn có khả năng hấp thụ độc tố rất tốt, trong đó có hấp thụ asen, aldehyde formic, ức chế xylen và toluene từ máy vi tính và máy in, các chất khí gây ô nhiễm khiến không khí trong lành hơn, tinh thần thoải mái hơn.

Dân gian dùng lá dương xỉ tươi giã đắp để cầm máu, làm lành vết thương, chữa sưng tấy.

Một số loại vi khuẩn có lợi trong dương xỉ còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chống viêm. Vì vậy, loại rau này rất tốt đối với những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu…

Dương xỉ dùng ăn có tên gọi là rau đọt choại hay rau chạy, người miền núi gọi là rau dớt (Ảnh: 24h.com)

“Khi ăn dương xỉ, nên dùng nước sôi chần qua một chút để bớt đi vị chát. Loại rau này có tính lạnh, người bị tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều” – Giáo sư Trương Hồ Đức chia sẻ. (nấu chín sẽ làm bất hoại các vi khuẩn có lợi).

2. Rau sam: một kháng sinh thực vật

Đây là loại rau trường thọ được thế giới săn lùng và sử dụng nhiều trong các bài thuốc vì những giá trị cực tốt (Ảnh: ecolandscape.vn)

Theo Đông y, rau sam được đặt nhiều mỹ danh như “loại rau ngũ hành”, “rau trường thọ”…

Rau sam vừa có thể ăn sống, vừa có thể chế biến chín. Những thư tịch cổ đại từ xa xưa đã ghi lại nhiều tác dụng của loại rau này.

Giáo sư Trương đánh giá: “Bên cạnh hàm lượng protein, chất béo, carbonhydrate, chất xơ thô…rất phong phú, rau sam còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh”.

Rau sam còn chứa hàm lượng kali và axit omega-3 rất cao và bền vững. Hai chất này giúp điều hòa cholesterol trong máu, tăng sức bền và sự dẻo dai của thành mạch, ổn định huyết áp, bảo vệ cơ bắp của quả tim và từ đó hạn chế tình trạng đột tử cho bạn.

Bên cạnh đó, loại rau này cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhờ công dụng sát trùng, được sử dụng để trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột…

Vị chua nhẹ, ngọt mát tự nhiên của rau sam giúp điều hòa khí huyết, tiêu diệt các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể bạn. (Ảnh: ecolandscape.vn)

Không chỉ có vậy, trong rau sam còn rất giàu axit silic một hoạt chất có tác dụng nuôi dưỡng tế bào mới, tiêu diệt mầm mống ung thư và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Ở nước ta, rau sam mọc hoang rất nhiều và vẫn được người dân nông thôn dùng làm rau ăn hàng ngày nhưng không hề biết đến công dụng tuyệt vời của nó.

3. Nấm hương: vua của các loài nấm

Nấm hương là một trong những loại “rau trường thọ” nổi tiếng và phổ biến tại nước ta (Ảnh qua: Zing.vn)

Trung Quốc là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng nấm hương làm dược liệu và nấu ăn. Món ăn này cũng được cổ nhân Trung Hoa ca tụng là “vua của các loại nấm”.

Tương truyền rằng, Hoàng đế khai quốc triều Minh là Chu Nguyên Chương thường xuyên dùng nấm hương trong mỗi bữa ăn và coi loại nấm này là một trong những loại “rau trường thọ”.

Giáo sư Trương Hồ Đức cho hay, nấm hương là loại thực phẩm “ích khí, ích dạ dày, trợ thực”, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, loại nấm trên còn có mặt trong các bài thuốc dân gian chủ trị chứng bệnh đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

Những nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, nấm hương có khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch và phòng chống ung thư hữu hiệu.

Hoàng Kỳ tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.