Lá Đắng (Lá mật gấu) dùng nấu canh hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá

Cây lá đắng sống lâu năm, là dạng cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 2-3m, đường kính thân rất nhỏ khoảng 2-4 m, cây thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết; cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa. Cây này có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay cây có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ mọc, dễ trồng.

Các polyphenol trong lá đắng có tính kháng viêm, chống oxy hóa, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. (Ảnh: youtube.com)

Những hợp chất trong lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoa) và vi khuẩn. Các polyphenol có tính kháng viêm, chống oxy hóa, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá đắng được sử dụng rộng rãi tại một số nước

  •  Ấn Độ: Dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
  • Congo: Dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
  • Nam Phi: Dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
  • Ở khu vực Tây Phi: Dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Cây lá đắng đắng có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. (Ảnh: laodong.vn)

Ứng dụng của cây lá đắng

  • Sử dụng cây lá đắng giúp tăng tốc độ trao đổi chất cơ thể, đồng thời cũng rất tốt cho việc giảm cân.
  • Nước lá đắng có khả năng giảm sốt bằng cách sắc cây lá đắng lấy nước, uống nước sắc mỗi ngày ba lần cho đến khi các triệu chứng sốt thuyên giảm và biến mất.
  • Cây lá đắng cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời là loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Bóp các lá đắng còn tươi trên lòng bàn tay và dùng nước ép này bôi lên vùng da bị phát ban, chàm hay bất kỳ bệnh nào trên da, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi và lành lặn dần trong vài ngày. Tuy nhiên, biện pháp này không áp dụng cho những vết thương hở.
  • Cây lá đắng có khả năng làm dịu và làm giảm nhẹ vết thương.
  • Uống một cốc nước ép lá đắng mỗi ngày là một cách tuyệt vời để giải độc tố ra khỏi cơ thể. Nước lá đắng cũng giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
  • Cây lá đắng còn được sử dụng để chữa bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ.
  • Nước ép lá đắng giúp làm tăng lượng sữa ở bà mẹ cho con bú.
  • Lấy rễ và thân cây lá đắng đã rửa sạch đun sôi và pha thành trà thảo dược; sử dụng vào lúc buổi sáng trước bữa ăn rất tốt cho cơ thể.
  • Uống một ly nước ép lá đắng mỗi ngày để có thêm năng lượng cho hoạt động.
  • Việc uống nước lá đắng thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư vú và tiểu đường loại 2.
  • Theo ấn bản tháng 2 năm 2008 của “Tạp chí Y tế mạch và Quản lý Rủi ro”, cây lá đắng đắng có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
  • Các chất phytochemicals từ lá cây đắng, như saponin và alkaloids, terpenes, steroid, coumarins, flavonoid, axit phenolic, lignans, xanthones, anthraquinones, edotides và sesquiterpenes giúp điều trị ung thư và hóa trị liệu.
  • Nước ép lá đắng cũng có thể được sử dụng như là phương thuốc chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn.

Những lưu ý khi sử dụng

  • Phản ứng phụ: chưa ghi nhận những phản ứng phụ đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) có thể xuất hiện táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
  • Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy lá đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.
  • Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…), theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể.
  • Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Chi Mai

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.