Để trẻ tự bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh, ngoài những thiết bị cảnh báo hỗ trợ, trẻ cũng cần được dạy cách nhận biết tình huống nguy hiểm và xử lý khôn khéo chúng.

Không tiết lộ tên con

Tuyệt đối không ghi tên của con lên những vật dụng cá nhân như cặp đi học, hộp cơm, chai nước… Rất nhiều cha mẹ có thói quen viết thông tin của con trên các đồ dùng cá nhân vì nghĩ nếu con có đi lạc sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, chính các thông tin cá nhân được tiết lộ có thể khiến người lạ tiếp cận trẻ dễ dàng ngay từ lần đầu gặp mặt.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Thay vào đó, cha mẹ có thể viết số điện thoại của mình, địa chỉ gia đình và tên trẻ trên các vật dụng nhỏ như vòng cổ, vòng đeo tay. Nếu trẻ đã có khả năng nhận thức, hãy dạy trẻ học thuộc các thông tin về gia đình để trẻ tự chủ động khi có bất trắc xảy ra.

Chạy ngược lại xe đang tới gần

Cha mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không được phép đến gần xe của người lạ. Nếu một chiếc xe tới gần và người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý, trẻ nên nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại. Điều này sẽ giúp người lạ khó xoay sở, đồng thời trẻ sẽ có thời gian gọi người giúp đỡ.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Nghĩ ra mật khẩu gia đình

Giữa cha mẹ và trẻ nên có mật khẩu riêng. Ví dụ một ngày khi bé ở trường, có người lạ tới gặp và nói muốn đưa bé về, điều bé cần làm là hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên là gì? Mật khẩu nhà cháu là gì?”.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Hãy cùng con cái tạo ra một “cụm mật mã” riêng cho những người trong gia đình dùng trong những tình huống khẩn cấp (chẳng hạn như trong trường hợp bạn nhờ ai đó đi đón dùm con bạn khi nó tan trường hoặc sau khi một buổi đi chơi…). Nên sử dụng những cụm từ, câu ngắn lạ và khó đoán để làm “mật khẩu”.

Cài đặt định vị

Ngày nay, đã có nhiều phụ huynh cho phép trẻ được mang điện thoại tới trường. Cha mẹ có thể qua đó kiểm soát bé dễ dàng hơn. Nhờ chức năng GPS, các ứng dụng như Life360 Locator hay GPS Phone Tracker có thể giúp cha mẹ giám sát vị trí chính xác của con và mức pin của điện thoại.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Dùng thiết bị có nút khẩn cấp

Các thiết bị có nút khẩn cấp có thể là đồng hồ, dây chìa khóa, vòng tay hoặc huy chương. Với ứng dụng di động đặc biệt, cha mẹ có thể liên tục theo dõi vị trí của con mình. Khi trẻ bấm nút, cha mẹ hoặc cảnh sát có thể nhận được tín hiệu của trẻ.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách

Cha mẹ nên dạy con tuyệt đối không nói chuyện với người lạ. Nếu cuộc trò chuyện kéo dài hơn 5–7 giây, trẻ cần di chuyển ra chỗ khác ngay lập tức. Khi người lạ tiến lại gần, trẻ hãy lùi ra sau, duy trì khoảng cách 2 mét.

Hãy dạy trẻ khoảng cách 2 mét là thế nào, nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù chuyện gì đi nữa.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Không vào thang máy với người lạ

Trẻ nên đứng dựa lưng vào tường khi chờ thang máy để có thể thấy những người ra vào. Nếu thấy có người lạ muốn rủ trẻ vào cùng thì nhất định không được vào thang máy chung với người này. Tốt nhất là giả bộ để quên đồ và chạy đi lấy, để tránh bước vào trong thang máy.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Khi có lời mời đi vào thang máy cùng, trẻ có thể trả lời lịch sự: “Cha mẹ con đã dặn là con nên đi thang máy một mình hoặc đi với người nhà ạ!”. Cha mẹ cần nói cho con biết, nếu người lạ cố kéo chúng vào thang máy hoặc dùng tay bịt miệng chúng, thì chúng phải chiến đấu, la hét, cắn, cào cấu cho đến khi có người lớn đến ứng cứu.

La thật to

Hãy dạy bé rằng khi bị người lạ túm lấy, trẻ có thể hét lên: “Cháu không quen ông ấy, ông ấy đang bắt cóc cháu” để được những người khác trợ giúp.

Không viết tên con lên cặp – một trong những cách bảo vệ con khỏi bị bắt cóc

Ảnh: Brightside

Minh Lan