Cổ nhân có câu: “Dao sắc cắt thịt mau liền vết, lời ác hại người hận không tiêu”. Một người xa lạ chửi ta một câu vẫn khiến trong lòng ta khó chịu thật lâu, huống chi là người thân yêu nhất của chúng ta? Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên, ấm áp nhất để nghỉ ngơi, chứ không phải là nơi nổi sóng giật gió, bắt đầu những khổ đau.

Gần đây, ở Đài Loan có một chương trình với tên gọi là “Tiếng nói thiếu niên”, thu hút rất nhiều các bạn thanh thiếu niên và các bậc phụ huynh tham gia. Phần mở đầu là để các bạn ở lứa tuổi thiếu niên lên sân khấu nói ra những lời chất chứa sâu kín trong lòng. Trong đó có một cô bé đứng tại sân khấu khóc nức nở nói với mẹ mình rằng: “Mẹ có thể đừng so sánh con với con của người khác được không? Con của mẹ cũng đã rất cố gắng, vì sao mẹ không nhìn nhận điều đó?”

Kết quả mẹ cô bé nói: “Tính cách của con cần phải nói như vậy, nếu không con sẽ chây lười chẳng chịu cố gắng”.

Cô bé vừa lau nước mắt vừa nói cho mẹ biết mình không muốn nghe những lời nói mang tính đả kích như vậy, nhưng người mẹ vẫn cứ khăng khăng theo ý mình, nói: “Mỗi khi con ương bướng, mẹ chỉ muốn đánh cho con một cái; khi con yếu ớt mẹ chỉ muốn đẩy cho một phen”.

Ngụ ý của người mẹ này là: Con không thể khen, khen một tí lập tức trở nên kiêu ngạo. Đả kích chính là quất roi, là để tăng thêm động lực cho con tiến về phía trước.

Cuối cùng, cô bé ấy vừa đi xuống sân khấu vừa khóc. Đoạn đối thoại trên cũng đã rất nhanh được lan truyền rộng rãi ở trên mạng xã hội. Có nhiều cư dân mạng cũng nói rằng: Nhìn đoạn hội thoại, nhìn cô bé ấy lại khiến bản thân như thấy được hình ảnh của chính mình năm xưa.

Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên, ấm áp nhất để nghỉ ngơi, chứ không phải là nơi nổi sóng giật gió, bắt đầu những khổ đau.
Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên, ấm áp nhất để nghỉ ngơi, chứ không phải là nơi nổi sóng giật gió, bắt đầu những khổ đau. (Ảnh: herstyle.com)

Từ nhỏ lớn lên trong sự đả kích của cha mẹ, khiến cho con trẻ đánh mất tự tin bản thân

Sau khi chương trình đối thoại kết thúc, những người phụ trách chương trình đã nhận được một lá thư của một vị khán giả nữ, cô cho biết bản thân cô chính là từ nhỏ lớn lên trong sự đả kích của cha mẹ. Cô kể: ngày còn nhỏ cô thích làm đẹp nên hay trang điểm, cũng rất thích thú mua các kiểu kẹp tóc này nọ. Cha mẹ cô thấy vậy lo sợ cô vì quá chú ý vẻ bề ngoài mà lơ là học tập, ảnh hưởng thành tích, cho nên mỗi ngày thường mắng nhiếc cô: “Nhìn bộ dạng xấu xí, có ăn mặc chải chuốt thế nào cũng không xinh đẹp lên được”. Cô vốn có tính hướng nội, cha mẹ đã không động viên cổ vũ thì thôi, lại còn suốt ngày so sánh cô với những đứa trẻ khác: “Nhìn xem con cái nhà người ta, ăn nói thật khéo. Nhìn lại bản thân mà xem, một câu nói thôi cũng nói không xong, thật là mất mặt”. Cứ như thế, bất cứ lúc nào và bất cứ làm việc gì cũng chỉ nhận được sự đả kích đã khiến cho cô mất tự tin vào bản thân, cảm thấy bản thân mình không xứng với bất kỳ điều gì tốt đẹp cả.

Sau khi trưởng thành, cô được một người bạn trai rất tốt theo đuổi, cô cảm thấy chính mình không xứng với anh ta; được người khác khen ngợi đánh giá cao, cô lại thấy mình cũng không xứng được như thế. Cuối cùng cô tìm một công việc phù hợp, song trong công việc cô lại không dám thể hiện mình, sau đó kết hôn với một người cô cho là phù hợp với mình, nhưng chưa đến hai năm đành ly hôn.

Sau khi ly hôn, cha mẹ cô lại tiếp tục mắng nhiếc cô: “Hiện tại cô chính là phụ nữ đã ly hôn, công việc lại không tốt, cho nên hạ bớt tiêu chuẩn đi, nếu có người để ý thì nên đồng ý ngay đi”.

Cô tâm sự rằng, cô cảm thấy cuộc đời này chẳng còn có ý nghĩa gì cả, và cũng chẳng còn hứng thú trong cuộc sống nữa.

Cô tâm sự rằng, cô cảm thấy cuộc đời này chẳng còn có ý nghĩa gì cả, và cũng chẳng còn hứng thú trong cuộc sống nữa
Cô tâm sự rằng, cô cảm thấy cuộc đời này chẳng còn có ý nghĩa gì cả, và cũng chẳng còn hứng thú trong cuộc sống nữa. (Ảnh: tes.com)

Vừa đả kích, vừa tức giận vì con mình không như kỳ vọng

Có người cho rằng đây chính là bi ai của người làm cha làm mẹ. Họ vừa dùng lời nói để mắng nhiếc con mình, vừa bực bội vì con mình không chịu cố gắng như kỳ vọng. Trong mắt của họ, con cái sở dĩ không chịu cố gắng đều là bởi vì bản thân chúng vô dụng, chứ không phải là lỗi của cha mẹ.

Nhưng họ lại không biết rằng, gia đình chính là trường học quan trọng nhất của con cái, cha mẹ lại chính là những người thầy đầu tiên của con. Khi con trẻ xuất hiện vấn đề, thì trong đó luôn có lỗi lầm của cha mẹ. Họ mắng nhiếc con chỉ vì muốn con mình cố gắng hơn, nhưng lại không biết rằng chính mỗi một câu nói đả kích đó lại đẩy con mình hướng về con đường không tốt.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Phần lớn các thanh thiếu niên phạm tội đều trải qua tuổi thơ chịu nhiều lời đả kích từ cha mẹ

Viện nghiên cứu tâm lý học ở Thẩm Dương (Trung Quốc) đã làm một cuộc nghiên cứu và so sánh về các thanh thiếu niên phạm tội. Và đã phát hiện rằng, một trong những nhân tố quan trọng để đẩy những thanh thiếu niên này vào con đường phạm tội chính là bị ngược đãi tinh thần từ bé.

Nhóm đối tượng được nghiên cứu gồm có 6 thiếu niên, đều trải qua thời thơ ấu trong sự đả kích của cha mẹ. Các bậc cha mẹ không hề ý thức được rằng, những câu như “ngu như heo”, “đồ vô dụng”, “sống thật uổng”, “sao không chết đi”, “chỉ biết ăn là giỏi”, “con người ta sao mà giỏi vậy”, …. là những câu mắng chửi thuận miệng sẽ biến thành những mũi dao sắc nhọn, đâm thật sâu vào trong lòng con cái, làm tổn thương sâu sắc tâm hồn của con.

Một người trong số đó đã nói: “Chưa từng được mẹ khen một câu”. Còn có một người khác nói: “Đến năm 12 tuổi, cha mẹ ly hôn, mỗi ngày tôi đều nghe mẹ mắng chửi”.

Chính sự phủ nhận của cha mẹ đã khiến những thiếu niên này trở nên tự ti, cảm thấy chán ghét bản thân, phủ nhận bản thân. Khi những cảm xúc tiêu cực được tích lũy ngày càng nhiều mà không có cách nào giải tỏa, chúng biến những lời nói tổn thương kia trở thành các dạng vũ khí.

Có một tổ chức nghiên cứu đối với hơn 1.000 trẻ vị thành niên đã phân tích rằng: Những đứa trẻ ở nhà luôn bị mắng chửi có đặc điểm tính cách tiêu cực chiếm đa số:

– Khoảng 25,7% trẻ có tính cách tự ti

– Khoảng 22,1% trẻ có tính cách lạnh nhạt

– Khoảng 56,5% trẻ có tính cách nóng nảy hung dữ

Những đặc điểm tính cách này một khi hình thành sẽ ảnh hưởng đến cả đời của đứa trẻ: những đứa trẻ tự ti luôn sợ hãi không dám thể hiện bản thân; những đứa trẻ lạnh nhạt, thường hay co mình, đơn độc; những đứa trẻ nóng nảy hung dữ sẽ dễ dàng bước vào con đường phạm tội.

Chính sự phủ nhận của cha mẹ đã khiến những thiếu niên này trở nên tự ti, cảm thấy chán ghét bản thân, phủ nhận bản thân.
Chính sự phủ nhận của cha mẹ đã khiến những thiếu niên này trở nên tự ti, cảm thấy chán ghét bản thân, phủ nhận bản thân. (Ảnh: grecoatlaw.com)

Những câu nói mà tưởng chừng như thuận miệng lại từng chút, từng chút phá hủy đi cuộc sống từng ngày của con trẻ

Nhưng điều đáng sợ hơn chính là các bậc cha mẹ lại không ý thức được tác hại của nó đối với con cái, hoặc là cố chấp không chịu đối diện với vấn đề.

Cha mẹ cứ nghĩ một cách mặc nhiên rằng, đả kích con trẻ là đồng nghĩa với kích đẩy con ngày càng tiến bộ

Họ luôn cho rằng, khi họ đả kích con trẻ, sẽ làm cho đứa trẻ từ trong tâm sinh ra một loại đè nén mạnh mẽ, sẽ làm cho đứa trẻ càng cố sức mà tiến về phía trước.

Nhưng có một điều mà các bậc cha mẹ không nghĩ tới, đó chính là tâm hồn con trẻ rất yếu ớt, nhất là khi ở cùng cha mẹ. Nhà tâm lý học Susan Forward đưa ra kết luận của mình trong một cuốn sách rằng:

Không có một đứa trẻ nào nguyện ý thừa nhận bản thân mình kém hơn so với người khác, bọn chúng luôn hy vọng được người lớn công nhận chúng. Những nhận thức về bản thân của chúng thường xuất phát từ những đánh giá của người lớn về chúng.

Cho nên khi bị cha mẹ đả kích, những đứa trẻ sẽ dễ dàng sinh ra mặc cảm, tự ti, hơn nữa sẽ rơi vào trạng thái hoài nghi, chối bỏ bản thân, và mất kiểm soát các cảm xúc. Hoặc nghiêm trọng hơn là rối loạn tâm lý, có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống, dễ dẫn đến những hành vi cực đoan.

Khi bị cha mẹ đả kích, những đứa trẻ sẽ dễ dàng sinh ra mặc cảm, tự ti, hơn nữa sẽ rơi vào trạng thái hoài nghi, chối bỏ bản thân, và mất kiểm soát các cảm xúc.
Khi bị cha mẹ đả kích, những đứa trẻ sẽ dễ dàng sinh ra mặc cảm, tự ti, hơn nữa sẽ rơi vào trạng thái hoài nghi, chối bỏ bản thân, và mất kiểm soát các cảm xúc. (Ảnh: rainbow-green.com)

Có rất nhiều thanh thiếu niên, chỉ vì cha mẹ thường xuyên mắng chửi mà đi vào đường cùng, tự hủy hoại bản thân

Năm 2016, ở Thâm Quyến, một thiếu nữ 16 tuổi không chịu đựng được sự trách mắng của cha mẹ, đã uống thuốc độc tự tử. Được biết trước đó, cô gái này đã có nhiều lần nảy sinh ý nghĩ tự sát, đã tìm tòi những bản nhạc chết ở trên mạng và còn mua sẵn dao.

Cũng năm 2016, có một nam thiếu niên lưu lại thư tuyệt mệnh ở trên mạng xã hội rồi tự sát. Trong lá thư để lại, cậu ta đau đớn lên án cha mẹ: “kỳ thi cuối năm được 73 điểm, mẹ sẽ nói: ‘chỉ được 73 điểm’. Toàn bài thi có 100 điểm, nếu thi được 98 điểm cũng sẽ bị cha mắng chửi”. Sau khi nghe tin con trai tự tử, cha mẹ cậu bé đã rất đau khổ, khóc lóc thảm thiết, nhưng đã vô ích vì cậu bé ấy vĩnh viễn không thể sống lại được nữa.

Những đứa trẻ này, vốn là nên được sống thời kỳ đẹp nhất, vô tư nhất trong cuộc đời, nhưng chỉ vì cha mẹ mắng chửi, mà cảm thấy thất vọng và chán nản, rơi vào tối tăm không thể nào thoát ra được. Cha mẹ của chúng không thể nào ngờ được, một câu nói của mình cũng sẽ trở thành nguyên nhân đẩy con mình đến cái chết. Giờ cho dù cha mẹ của chúng muốn thay đổi, muốn nói với con một câu khen ngợi, cũng vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.

Gia đình không phải là nơi để nhận những sóng gió, đau khổ

Cổ nhân có câu: “Dao sắc cắt thịt mau liền vết, lời ác hại người hận không tiêu”. Một người xa lạ chửi ta một câu vẫn khiến trong lòng ta khó chịu thật lâu, huống chi là người thân yêu nhất của chúng ta? Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên, ấm áp nhất để nghỉ ngơi, chứ không phải là nơi nổi sóng giật gió, bắt đầu những khổ đau.

Trên thế giới này không có cái gì gọi là giáo dục đả kích. Đả kích chính là đả kích, cho dù phủ thêm cái áo giáo dục thì cũng không thể nào che giấu được bản chất giết người của nó.

Giáo dục chân chính là dùng những phương pháp tích cực để giúp con trẻ trưởng thành, nhận thức và ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn.

Giáo dục chân chính là dùng những phương pháp tích cực để giúp con trẻ trưởng thành, nhận thức và ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn
Giáo dục chân chính là dùng những phương pháp tích cực để giúp con trẻ trưởng thành, nhận thức và ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn. (Ảnh: kidsmile.com)

Biết cổ vũ, khuyến khích con trẻ, thì chúng sẽ ngày càng tốt hơn

Trong tâm lý giáo dục có một thuật ngữ là “Hiệu ứng Unger Marie”. Unger Marie là tên một cô gái, cô gái này vốn có ngoại hình không được đẹp. Nhưng người thân trong gia đình và bạn bè của cô luôn luôn động viên cổ vũ, cùng tạo cho cô niềm tin vào bản thân, họ luôn nói với cô rằng “con thật xinh đẹp”, “bạn thật tuyệt”. Chính nhờ vậy, cô gái luôn tự tin, mỗi lần soi gương cô cảm thấy mình đúng là xinh đẹp, cũng tự đáy lòng nói với chính mình rằng “kỳ thực, bạn rất đẹp”. Dần dần cô gái thực sự trở nên ngày càng xinh đẹp.

Mặc dù ngôn ngữ có thể gây tổn thương người, song nó lại có tác dụng rất mạnh mẽ để biểu đạt tình yêu thương

Nhà văn Nhật Ichiro Kotaro từng nói: “Nghĩ đến việc con người không cần trải qua kỳ thi nào cũng có thể tự nhiên trở thành cha mẹ, đây thực sự là một điều rất khủng khiếp”.

Đúng như vậy, con người không cần phải đạt “chứng chỉ” mới có thể được làm cha làm mẹ, xác thực khiến người ta có chút lo lắng. Nhưng những người cha mẹ tốt, sẽ vĩnh viễn không bao giờ ngừng học hỏi để làm tốt vai trò là người sinh thành nuôi dưỡng, cũng là người thầy giáo, người bạn đáng tin cậy của con cái.

Theo cmoney.tw
Minh Phúc biên dịch