Đứt tay chảy máu là chuyện vẫn thường xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt với người làm nội trợ và các lao động chân tay. Một số người khi nhìn thấy máu là hoảng, bối rối không biết phải làm gì, song cũng có người chủ quan không sơ cứu dẫn đến vết thương bị nhiễm khuẩn, hoại tử, có khi còn phải cắt bỏ một phần chi. Bởi vậy, hãy sơ cứu vết thương nhanh nhất dù là vết thương nhỏ hay nghiêm trọng.
 

Đừng chủ quan, hãy sơ cứu ngay khi bị đứt tay

Đứt tay là tổn thương khá phổ biến và thường không cần cấp cứu; tuy nhiên, nếu vết cắt có vẻ sâu, máu chảy không cầm được, hoặc có dị vật trong vết cắt cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

Rửa sạch vết thương

Đầu tiên bạn phải rửa tay trước khi chạm vào vết thương, nhằm giảm rủi ro nhiễm khuẩn ở vết cắt trên tay. Nếu có găng tay y tế dùng một lần, bạn hãy đeo găng tay vào bên tay không bị thương để ngăn ngừa vết thương nhiễm vi khuẩn trên tay.

Để tay dưới vòi nước sạch để rửa vết thương. Làm ẩm một mảnh vải sạch, nhúng vào xà phòng và rửa xung quanh vết thương. Nhớ đừng để xà phòng lọt vào vết cắt, vì vết thương có thể bị kích ứng. Thấm khô vết thương bằng khăn sạch khi đã rửa xong.

Nếu có bụi bẩn hoặc các mảnh vụn trong vết cắt sau khi đã rửa, bạn có thể dùng nhíp để lấy các mảnh vụn. Nhúng nhíp vào cồn tẩy rửa để khử trùng trước khi dùng.

Bạn không cần dùng nước ô-xy già, i-ốt hoặc chất tẩy rửa gốc i-ốt để rửa vết thương, vì những chất này có thể gây kích ứng trên các mô bị tổn thương.

Nếu những mảnh vụn vẫn còn trong vết cắt hoặc khó lấy ra, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

Nếu máu phụt thành tia hoặc rỉ ra. Nếu máu phụt ra từ vết cắt, có lẽ bạn đã bị cắt trúng động mạch và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Nhều khả năng là bạn không thể tự cầm máu. Dùng khăn sạch hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương và đến phòng cấp cứu. Không cố gắng dùng ga-rô cầm máu.

Nếu máu rỉ ra khỏi vết cắt thì nghĩa là bạn cắt phải tĩnh mạch. Những vết cắt trúng tĩnh mạch sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút nếu được chăm sóc đúng cách và thường có thể điều trị tại nhà.Cũng như mọi trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bạn hãy dùng băng hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương.

Kiểm tra độ sâu của vết cắt. Vết thương sâu đi qua lớp da và hở miệng để lộ mỡ hoặc cơ sẽ cần phải khâu. Bạn cần đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt nếu vết cắt sâu đến mức phải khâu. Nếu vết cắt chỉ ở dưới bề mặt da và chỉ chảy ít máu, bạn có thể điều trị tại nhà.

Nếu được khâu đúng cách trong vòng vài tiếng, vết thương sâu sẽ ít có rủi ro để lại sẹo và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nhìn chung, nếu vết cắt dài chưa đến 3 cm, sâu chưa đến ½ cm và không phạm đến các cấu trúc khác (cơ, gân, v.v…) thì được xem là nhẹ và có thể điều trị mà không cần khâu.

Cầm máu

Các vết cắt nhẹ sẽ tự ngừng chảy máu sau vài phút. Nếu vết cắt trên ngón tay rỉ máu, bạn hãy dùng mảnh vải sạch hoặc gạc vô trùng để ép nhẹ lên vết thương.

Nâng cao vết thương bằng cách giơ tay lên đầu, cao hơn mức tim. Băng ngón tay trong khi giơ tay lên đầu để thấm máu.

Đừng chủ quan, hãy sơ cứu ngay khi bị đứt tay

Có thể tận dụng những nguyên liệu trong nhà để cầm máu. Củ nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nghệ còn có tác dụng khác là làm liền vết thương, có khả năng ngăn ngừa sẹo đồng thời có tác dụng cầm máu khá tốt. Sau khi đã rửa vết thương và làm khô vết thương, sử dụng một chút bột nghệ đắp lên vết thương sẽ thấy hiệu quả lập tức. Máu chảy sẽ được cầm lại nhanh chóng, đồng thời khả năng nhiễm trùng cũng bị giảm đi lập tức

Dân gian vẫn truyền nhau bài thuốc cầm máu hiệu quả là lá thuốc lào. Trong lá cây thuốc lào có chất nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 – 10% và có thể lên tới 16%. Chất Nicotin và Carbon Oxyt có tác động đến thành mạch máu ,giống như cặn vôi trong ấm đun nước thường ngày làm cho động mạch hẹp lại, không cung cấp được máu nữa. Về mặt khoa học, sử dụng thuốc lào đắp trực tiếp lên vết thương hở như tay chân sẽ cầm được máu ngay lập tức.

Chườm đá lạnh xung quanh vết thương đứt tay sẽ làm máu ở khu vực đứt tay đông lại và ngừng chảy ngay lúc đó vì đá lạnh có tác dụng làm mao mạch co lại.

Đừng chủ quan, hãy sơ cứu ngay khi bị đứt tay

Muối cũng có sẵn trong nhà bếp mỗi gia đình, nó còn có tác dụng sát khuẩn. Tuy có hơi xót một chút, nhưng bạn hãy chịu khó vì đây là cách cầm máu khá tốt.

Bạn cũng có thể dùng kem đánh răng rất dễ tìm thấy trong nhà bạn vì chúng có hoạt chất làm se da, dịu mát. Bôi kem đánh răng lên các vết thương do đứt tay, trầy xước nhẹ sẽ giúp cầm máu và giảm đau xót vết thương. Kem đánh răng mau khô còn làm cho vết thương kín lại, tránh nhiễm trùng rất tốt

Dùng một nắm lá nhọ nồi vò nhẹ và đắp lên vết thương. Nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn loại cây này phòng trường hợp bị đứt tay thì có thể làm theo cách sau: Hái một nắm lá cây nhọ nồi, kèm tàu lá chuối hột sau đó rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi để khô nước, tiến hành xắt nhỏ là được. Cho hỗn hợp trên lên bếp, có thể rang hoặc nướng qua rồi trộn đều, tán mịn. Hỗn hợp này có thể bảo quản bằng lọ kín ở nơi khô ráo thoáng mát. Mỗi khi có người nhà bị đứt tay chảy máu thì có thể rắt thuốc lên vết thương để cầm máu. Lá cây nhọ nồi ngoài việc cầm máu đứt tay còn có thể giảm sưng và chống nhiễm trùng các bạn nhé.

Lá trầu không có chứa nhiều loại tinh dầu khác nhau, điều đó giúp cho lá trầu không có hoạt tính kháng sinh và đồng thời có tác dụng kháng khuẩn mạnh và mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Tác dụng cầm máu là một trong những ưu điểm của lá trầu không. Khi bị đứt tay, bạn có thể rửa vết thương bằng nước lá trầu không, sau đó dùng lá trầu không đã rửa sạch đắp lên vết thương và băng lại

Băng bó vết thương

Đừng chủ quan, hãy sơ cứu ngay khi bị đứt tay

Khi đã cầm được máu, bạn hãy thoa một lớp mỏng thuốc mỡ Neosporin hoặc Polysporin lên vết cắt để giữ ẩm. Các loại thuốc này không giúp cho vết thương lành nhanh hơn, nhưng chúng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích cơ thể bắt đầu quá trình chữa lành tự nhiên.

Một số người có thể bị phát ban do các thành phần trong các loại thuốc mỡ này. Ngừng sử dụng nếu bạn có biểu hiện phát ban.

Dùng băng che phủ vết thương để giữ sạch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Dùng băng cá nhân chống thấm nước hoặc băng dính để giữ băng khỏi ướt khi đi đi tắm. Nếu băng bị ướt, bạn hãy tháo băng, để cho vết thương khô, thoa lại thuốc mỡ đang dùng và băng lại.

Uống thuốc giảm đau không kê toa. Nếu vết thương gây đau, bạn có thể uống một viên ibuprofen để giảm đau. Chỉ uống đúng liều khuyến nghị trên hộp thuốc. Vết cắt nhẹ sẽ lành trong vài ngày. Không uống aspirin vì đây là chất có khả năng làm loãng máu và khiến máu từ vết thương sẽ chảy ra nhiều hơn.

Giữ sạch vết thương

Thay băng mỗi ngày một lần hoặc thay băng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn.

Sau khi vết cắt đã tương đối lành và hình thành lớp vảy bên trên, bạn có thể để vết thương hở. Việc tiếp xúc với không khí sẽ giúp đầy nhanh quá trình chữa lành.

Đến cơ sở y tế nếu vết cắt sưng, đỏ nhiều, có mủ hoặc gây sốt. Tất cả đều là các triệu chứng cho thấy khả năng bị nhiễm trùng. Bạn cần đi khám nếu có bất cứ triệu chứng nào.

Bàn tay mất khả năng cử động hoặc ngón tay bị tê có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Trường hợp này bạn cần đến bác sĩ ngay.

Các vệt đỏ tỏa ra từ vết thương là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu vết thương là do vết cắn của động vật hoặc người gây ra, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra. Vết cắn của động vật, nhất là động vật hoang dã như gấu trúc hoặc sóc có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dại. Người và vật nuôi trong nhà có thể có vi khuẩn trong miệng và làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng một khi vi khuẩn xâm nhập vào da.

Tiêm phòng uốn ván nếu vết cắt sâu hoặc nhiễm bẩn. Khi bác sĩ đã làm sạch và khâu vết thương sâu, bạn nên hỏi về việc tiêm phòng uốn ván để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu không tiêm phòng uốn ván trong năm năm qua và có vết thương nghiêm trọng, bạn nên tiêm một mũi tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.

Vũ Vũ