Vài năm trước, một nhiếp ảnh gia người Canada đã sinh ra cặp song sinh. Cô đã bị choáng khi lần đầu tiên nhìn thấy hai con của mình: một đứa da đen, một đứa da trắng.

Trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Daily Mail, Judith Nwokocha, 38 tuổi , ở thành phố Calgary- một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada, nói rằng cô đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy con trai mình (Kamsi) có làn da ngăm đen và con gái (Kachi) có làn da màu trắng.

Cô Nwokocha cho biết cô và chồng đã cố gắng thực hiện kế hoạch sinh con trong vòng 8 năm. Cuối cùng, sau rất nhiều cố gắng, cô đã mang thai và sinh nở thành công vào năm 2016.

“Hầu hết mọi người không tin rằng chúng là anh em sinh đôi”, cô nói. ” Chính màu tóc cũng nói lên sự khác biệt đó. Có người hỏi tôi: ‘Bố mẹ cô bé đâu?’

Cô nói thêm: “Tôi có thể thấy sự ngạc nhiên trên khuôn mặt họ khi tôi nói với họ rằng tôi chính là mẹ của con bé”. Người mẹ rạng rỡ nói rằng cô chưa bao giờ có những bình luận không hay về con mình.

“Tôi chưa có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào từ bất cứ ai, tôi luôn nói rằng con gái của tôi thật xinh đẹp”, cô nói.

Nói kỹ hơn về Kachi, cô nói rằng “Con bé rất nhỏ. Tôi nhớ rằng các bác sĩ nói với tôi rằng con bé khó có thể sống sót. Nhưng tôi rất hạnh phúc và biết ơn vì con bé đang sống vui vẻ”, Nwokocha nói.

Nwokocha chia sẻ thêm, ngay sau khi sinh, lúc nhận con, cô nói: “Tôi nghĩ họ đã giao nhầm cho tôi đứa con của người khác. Tôi không nghĩ đó là con tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sinh con bị bệnh bạch tạng. Trong gia đình của hai vợ chồng chúng tôi, không có ai bị bệnh bạch tạng cả.”

“Đó là một cú sốc thực sự đối với tôi. Tôi đã tự hỏi liệu đứa trẻ thực sự có thể là con của người khác. Sau đó cô nhận ra rằng, ngoại trừ việc cô bé có màu da khác, con gái trông giống hệt cô.

Báo Daily Mail rằng cô bé đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch tạng loại 2 (AOC) và đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến màu mắt, da và tóc.

“Phải mất một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng mình sẽ chăm một em bé bị bệnh bạch tạng. Tôi thực sự lo lắng về những gì mọi người sẽ nói. Việc sinh ra một đứa trẻ bạch tạng và một đứa trẻ da sẫm màu là điều không phổ biến”, Nwokocha nói. “Tôi rất buồn. Tôi đã lo lắng về việc xã hội sẽ cảm nhận như thế nào? Mọi người sẽ đối xử với nó như thế nào? Tất nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến tình cảm hay tình yêu của tôi dành cho con gái. “

Theo Daily Mirror, cô Judith nói: “Tôi không chắc rằng con gái nhận ra vẻ ngoài khác biệt của mình vào lúc này, nhưng con bé sau này sẽ nhận ra được sự khác biệt đó. Trách nhiệm của tôi là giáo dục và nhắc nhở con gái biết cách yêu chính bản thân mình.” 

Phòng khám Mayo nói rằng bệnh bạch tạng là một ” Sự bất thường di truyền từ đời này sang đời kia do cơ thể của người bệnh sản sinh ra rất ít hoặc không thể sản sinh ra sắc tố melanin. Vì có quá ít hoặc không có sắc tố này nên màu da, màu tóc và màu mắt của người bệnh đều có màu trắng. Những người mắc bệnh bạch tạng cũng rất nhạy cảm với tác động của ánh nắng mặt trời, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da”

Trang web này cho biết. “Mặc dù không có cách chữa bệnh bạch tạng, những người mắc chứng rối loạn này có thể thực hiện các bước để bảo vệ làn da, đôi mắt và tối đa hóa tầm nhìn của họ. “

Đối với một số người, màu da của họ sẽ không bao giờ thay đổi. Nhưng đối với những người khác, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất melanin trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi nhỏ về sắc tố.

Màu tóc có thể thay đổi từ rất trắng sang nâu. Những người gốc Phi hoặc gốc Á mắc bệnh bạch tạng có thể có màu tóc vàng, đỏ hoặc nâu. Màu tóc cũng có thể bị sẫm màu sớm ở tuổi trưởng thành hoặc tối hơn do tiếp xúc với các khoáng chất trong nước và môi trường, và khi càng nhiều tuổi thì màu tóc càng sậm hơn một chút cũng bị suy giảm thị lực.

Vợ chồng Judith Nwokocha tin rằng, sự biệt đó không làm ảnh hưởng đến con gái bởi dường như Kachi là một đứa trẻ thông minh và có tính cách mạnh mẽ. Cô cũng dạy cho con gái phải mạnh mẽ, tự tin trong cuộc sống và sống tích cực hơn ở bất cứ môi trường nào, dù ở trường lớp hay ra ngoài xã hội.