Lấy vợ, lấy chồng, sinh con dường như không còn được “tự nhiên” như xưa nữa, khi mà có đến 8-10% cặp vợ chồng ở Việt Nam có thể bị vô sinh. Các lý do có thể là: Môi trường sinh sống ô nhiễm, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, stress kinh niên, lạm dụng thuốc tránh thai, phá thai, quan hệ tình dục quá sớm, và còn rất nhiều yếu tố khác nữa…

Hiếm muộn, vô sinh là một chứng bệnh có mức ám ảnh, gây thương tổn về mặt tâm lý bậc nhất đối với không chỉ bệnh nhân mà với cả gia đình, những người thân quen gần gũi nhất trong gia đình. Đây bị coi là nỗi bất hạnh nhất của đời người. Khi một cặp vợ chồng cưới nhau 2-3 năm chưa có con thì các lo lắng bắt đầu đè nặng và ngày càng lớn dần theo thời gian.

Babay-born

Thông tin về việc có một số thầy thuốc Nam chữa được vô sinh, hiếm muộn thực hư ra sao? Cơ sở đánh giá và mức độ tin cậy trong việc chữa trị căn bệnh này thế nào?

Nguyên nhân thực trạng khả năng chữa trị căn bệnh này thế nào?

Ngày nay, y học hiện đại (YHHĐ) đã cố gắng rất nhiều, có nhiều phương pháp mới đễ điều trị chứng vô sinh như: Thụ tinh trong ống nghiệm, cấy trứng… Nhưng kể cả các giải pháp tiên tiến như vậy, với chi phí rất đắt đỏ không phải ai cũng thực hiện được thì xác xuất thành công cũng chỉ đạt trên dưới 50%. Để tìm hiểu, đi sâu vào mục tiêu chữa trị căn bệnh “khó nhằn” này cần phải bắt đầu lại từ đầu. Từ các lý giải theo phương pháp biện chứng luận trị mà Đông y đã đề cập hàng ngàn năm nay.

Điều cần biết đầu tiên là độ tuổi sinh sản tốt nhất của phụ nữ là từ 22-33 tuổi. Qua 33 tuổi thì các chức năng liên quan sức khỏe sinh sản giảm dần. Qua tuổi 37 trở đi thì vấn đề sinh sản trở thành yếu tố có khả năng nguy hiểm cho người mẹ và cả thai nhi tùy theo thể trạng của người mẹ. Tuy trên thực tế vẫn có một số trường hợp phụ nữ qua tuổi 50 vẫn sinh con. Nhưng nên nhớ rằng đó là trường hợp có độ an toàn là rất hiếm gặp.

images (1)

Khi một cặp vợ chồng cưới nhau, người phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, nếu người bạn đời của họ có chức năng sinh sản bình thường, cùng muốn có con nhưng sau 2 năm chung sống và không dùng bất cứ một biện pháp tránh thai nào vẫn chưa mang thai thì đã có dấu hiệu hiếm muộn (vô sinh nguyên phát). Sau 3-5 năm thì được xem là vô sinh thứ phát (bệnh). Nhìn chung, nguyên nhân vô sinh chiếm đa số là ở nữ giới với khoảng 85% ca hiếm muộn, vô sinh.

Các nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, vô sinh

1 – Nguyên nhân do cấu tạo các bộ phận sinh sản của phụ nữ bị dị tật, dị dạng

Ở một số phụ nữ, bộ phận sinh dục bị dị tật, dị dạng bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng bởi các khối u, viêm loét lâu ngày khiến trong quá trình giao hợp tinh trùng không tiến vào tử cung để gặp trứng được. Với nguyên nhân này, nếu nhẹ thì giải pháp độn gối dưới mông hay các tư thế giao hợp mà âm hộ ở vị trí cao hơn phần thân là một cải thiện hữu ích. Trường hợp nặng thì buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.

2 – Môi trường tử cung không phù hợp

Ở một số phụ nữ có cơ chế dị ứng đặc biệt, hệ thống tự vệ tự nhiên xem tinh trùng như một tác nhân lạ nên tự cô lập hoặc chống lại sự xâm nhập của tinh trùng, không cho tinh trùng tiếp cận với trứng để thụ thai. Ở một số trường hợp thuộc nhóm này thì trong tử cung của phụ nữ lại có một lượng hỗn hợp các enzyme làm gia tăng độ pH khiến tinh trùng bị chết khi đi vào tử cung cũng khiến việc thụ thai không thể thực hiện được.

images

3 – Tâm lý và tính khắc kỵ giữa vợ và chồng

Các nghiên cứu của YHHĐ đã chứng minh rằng: Khi người phụ nữ trong trạng thái bị stress nặng, không có cảm giác về tình dục (lãnh cảm) thì khả năng thụ thai bị ảnh hưởng rất lớn.

Các nghiên cứu, phát hiện qua kinh nghiệm chữa trị và thống kê của y học cổ truyền (YHCT) chỉ ra rằng: Do đặc tính cơ địa, ở một số trường hợp các cặp vợ chồng có cơ địa khắc kỵ lẫn nhau, sinh ra chứng bệnh lãnh tinh cũng là một nguyên nhân lớn gây ra hiếm muộn vô sinh. Các cặp vợ chồng này khi chia tay, quan hệ với người khác thì hoàn toàn bình thường, thậm chí sức khỏe sinh sản rất tốt.

4 – Nguyên nhân do các bệnh khác

Các bệnh u xơ tử cung, viêm tử cung, gan, thận… có thể gây ra những biến chứng làm phát sinh ra căn bệnh hiếm muộn, vô sinh.

Trong môi trường đời sống công nghiệp hóa ngày càng cao hiện nay. Một bộ phận lớn các cặp vợ chồng trẻ đặt mục tiêu sự nghiệp lên trước. Thường có kế hoạch sinh con muộn hơn, nhều chị em xây dựng gia đình muộn và có kế hoạch sinh con sau tuổi 30. Trước đó, lại có một thời gian dài có quan hệ tình dục và áp dụng các biện pháp tránh thai bằng thuốc điều chỉnh hoocmon. Đa số trong đó lại dùng thuốc không đúng cách hoặc hoàn toàn không tuân thủ các nguyên tắc sử dụng của thuốc, dẫn đến hiện tượng “quen” hoặc bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ do thuốc gây ra. Làm mất đi sự cân bằng khí huyết, âm dương trong cơ thể… Cũng là nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.

Biến chứng do nạo phá thai nhiều lần ở nhóm nguyên nhân này là yếu tố có tỷ lệ vô sinh cao nhất thường gặp.

5 – Nguyên nhân từ người đàn ông

Hiếm muộn, vô sinh xuất phát từ người nam tuy chiếm chỉ khoảng 15% các ca hiếm muộn, vô sinh nhưng hầu hết do nguyên nhân khả năng sinh lý yêu và tỷ lệ tinh trùng quá thấp (dân gian thường gọi là có nước không có cái). Đây là nhóm nguyên nhân bệnh khó chữa nhất đối với căn bệnh này. Sử dụng thuốc YHCT cổ tác dụng tốt nhưng đòi hỏi sự kiên trì và điều trị trong thời gian dài mới có kết quả.

Điều trị vô sinh, hiếm muộn như thế nào?