Thẩm Lệ Hà nói: “Sách Chuyển Pháp Luân đã giải thích rõ ràng những thiên cơ mà trước đây chúng tôi chưa được biết đến, chẳng hạn như Huyền Quan, Quán Đỉnh, Chu Thiên, v.v… và cũng giải thích thấu triệt mối quan hệ giữa tu tâm và tu luyện…

Vào đầu những năm 1970, trong một xưởng dệt ở Chương Hóa, có một nhóm chị em tầm tuổi mười tám đôi mươi, họ không chỉ làm việc cùng nhau, mà còn là một nhóm bạn “chí đồng đạo hợp” cùng tu hành trong một Phật đường. Lâm Hoàng Hoàn, người làm việc trong một xưởng đóng giày cũng quen biết với nhóm chị em này. Sau đó, họ mua một căn nhà ở Viên Lâm và cùng nhau lập một Phật đường làm nơi tu hành. Lâm Hoàng Hoàn nói: “Khi đó, chúng tôi có mười lăm nữ sinh, và mọi người đều gọi nhau là chị em”.

Nhóm bạn này đã cùng nhau tu hành hơn mười năm. Một ngày nọ Thẩm Lệ Hà thầm thì hỏi Lâm Hoàng Hoàn: “Chúng ta tu hành như thế này, chị cảm thấy sao?” Lâm Hoàng Hoàng có chút thất vọng, trả lời: “Chị cảm thấy bản thân dường như không thể thăng hoa được”. Sau khi nghe điều này, Thẩm Lệ Hà cao hứng nói rằng cô ấy gần đây có nghe đến một pháp môn cũng không tệ, vậy là mấy chị em đã hẹn nhau đến hỏi thăm. Ngay sau chuyến thăm, để có thể chân chính đề cao trong tu tập, năm, sáu người trong số họ đã quả quyết ly khai pháp môn mà họ đã tu theo trong hơn mười năm thực hành với sự tập trung cao độ.

Tuy nhiên, pháp môn mới được phát hiện cũng không giữ chân họ được lâu. Sau đó, họ bắt đầu hành trình tầm đạo hơn mười năm. Trong quá trình đó, họ cũng kết duyên với người tầm đạo Liệu Tuyết Hà.

Con đường tầm đạo ròng rã gần 20 năm

Phỏng sư cầu đạo, cả nhóm ai phát hiện được thứ gì thì liền thông báo cho nhau. Thẩm Lệ Hà cho biết: “Chúng tôi sau giờ làm việc liền đi tìm”. Họ gần như đã đi tìm kiếm khắp miền trung Đài Loan. Một ngày nọ, một vị tiền bối được kính trọng trong pháp môn ban đầu thông báo với họ: Có vị cao nhân đến từ Hoa Liên đang ở nhà ông ấy, vị cao nhân này có thể dạy mọi người tu như thế nào. Rất nhanh, nhóm người khao khát cầu đạo đã tập trung tại nhà của tiền bối nọ, lắng nghe giáo hóa.

Lâm Hoàng Hoàn hồi ức lại: vị tiên sinh này ăn mặc khác người, có khí chất siêu thoát, lời nói cũng bí ẩn huyền hoặc, mang cảm giác thần bí, cho người ta nhiều không gian tưởng tượng; hơn nữa, ông ta còn có thể bắt mạch trị bệnh. Dựa vào tín nhiệm của vị tiền bố, không lâu sau, nhóm người này lần lượt đến Hoa Liên để theo vị “cao nhân” này tu hành.

Ở Hoa Liên, hơn 20 người trong nhóm họ phân ra sống ở ba nơi, bao gồm cả Lâm Hoàng Hoàn và Thẩm Lệ Hà, rất nhiều người bỏ công tác, chuyên tâm tu hành. Cũng có một số người chưa định cư ở Hoa Liên, mà định kỳ lui tới.

Phương thức mà vị tiên sinh kia dạy họ tu hành chính là: Đi bộ hành.

Họ đi bộ từ Thiên Tường đến Thủy Liêm Động ở Thái Lỗ Các, nơi nước suối trên núi mạnh mẽ đổ từ đỉnh xuống đáy của nham bích trên đỉnh Thủy Liêm Động. Sau khi nước suối lạnh dội xuống khắp người, mọi người lại bắt đầu leo xuống núi. “Sau khi hoàn thành cuộc hành trình, tất cả quần áo ướt đều khô”. Trong sáu giờ bộ hành, họ có lúc có chút bối rối, không tránh khỏi xuất ra ý nghĩ hồ nghi: “Tu luyện thực ra là như thế này ư?”, nhưng tâm cầu đạo mạnh mẽ đã khiến mọi người đều nguyện ý tiếp tục thử xem sao.

Sau một thời gian, mọi người dần dần phát hiện ra vị tiên sinh này chỉ dùng “tu hành” làm mồi nhử để lấy lòng tin của mọi người, rồi dùng thủ đoạn bán “thuốc” giá cao để đạt được mục đích kiếm tiền. Hơn nữa, còn có những việc có tính chất lừa đảo đã truyền xuất ra. Nhiều năm sau, Lâm Hoàng Hoàn hồi ức lại quá trình “tu hành” này, và cười trong nước mắt, nói: “Thật là bị chơi như một con khỉ!”

Sau khi rời xa người này, Thẩm Lệ Hà quyết định trở về quê hương Vân Lâm của cô. Tuổi thanh xuân của cô đã qua đi, sau gần 20 năm tầm đạo oan uổng, cô đã bước sang tuổi trung niên, giờ chỉ muốn yên ổn đi làm kiếm tiền: “Tôi không nghĩ còn tìm kiếm gì nữa…”

Tuy nhiên, Lâm Hoàng Hoàn và hầu hết nhóm họ lưu lại Hoa Liên, theo một người tu hành khác mà họ đã gặp ở đó để tu tập.

Người tu hành này có thể viết thành thục kinh Phật bằng tay trái, và quan trọng hơn là ông ta có thể giảng giải những kinh Phật khó hiểu cho mọi người, nên tựa hồ như ai cũng biết tu hành thế nào. Sau một thời gian, mọi người lại phát hiện ra rằng người tu hành này luôn luôn thóa mạ người khác; Một số người bắt đầu thảo luận về hiện tượng này: “Điều này có bình thường không? Có phải lẽ không?” Một số người tự hỏi liệu đó có phải là để “khảo nghiệm” chúng ta?

Sau khoảng hai năm “tu hành” như vậy, một ngày nọ, vị sư phụ này gay gắt phê bình một người trước mặt Lâm Hoàng Hoàn. Lần này Lâm Hoàng Hoàn nhẫn không nổi, bèn nói: “Chúng tôi đã cùng ông tu hành lâu như vậy, nếu người này thực sự giống như ông nói, vậy ông chẳng phải chịu trách nhiệm ư?”

Lúc đó giữa cô và vị sư phụ này đã nổi lên tranh cãi.

Trong một thời gian dài, vị “sư phụ” này luôn yêu cầu mọi người quyên tiền cho mình với danh nghĩa cứu người, nhưng lúc đó, nhóm người họ hầu như không có việc làm, chỉ chuyên tâm theo vị sư phụ này tu hành!

Dần dần, mọi người cũng phát hiện đây chỉ là một “sư phụ” kiếm tiền khác. Mất hết hy vọng, hầu hết mọi người đều không còn muốn lưu lại Hoa Liên, lần lượt trở về miền tây. Riêng Lâm Hoàng Hoàn và một vài người đã tìm được việc làm ở Hoa Liên và định cư ở đó.

Tụ hội hàng năm để trao đổi thông tin tầm đạo

Dù đông tây mỗi người mỗi ngả, nhưng nhiều năm tháng ròng rã tầm đạo đã khiến tình chị em của họ bền chặt hơn theo thời gian. Vì vậy, mỗi cuối năm, khi Lâm Hoàng Hoàn trở về Chương Hóa thăm cha mẹ, các chị em họ lại nhất định tụ tập tương hội.

Lâm Hoàng Hoàn kể: “Mọi người đều có những chủ đề bất tận, nhưng chúng tôi không nói về chuyện gia đình hay tình cảm, chúng tôi hiếm khi nói về công việc, mà chúng tôi nói về tu luyện”.

Năm 1997, họ gặp nhau tại nhà họ Quách ở Lộc Cảng. Hai chị em nhà họ Quách, Cẩm Trị và Cẩm Nga, cũng ở trong nhóm tầm đạo trong nhiều năm. Trong các cuộc họp mặt hàng năm, Lâm Hoàng Hoàn vẫn luôn mong ngóng khắc khoải để nhận được tin tức về chân Đạo.

Như thường lệ, mọi người đều nói về những gì họ biết, khi đó Quách Cẩm Nga đột nhiên nói: “Tôi nhớ ra điều gì đó!” Nguyên lai là, Liệu Tuyết Hà từ Phong Nguyên đã gọi điện nhiều lần, nói rằng mình đã tìm ra pháp môn chân chính. “Liệu Tuyết Hà dự định sẽ xuất gia vào Tết Trung thu, nhưng hiện tại chị ấy sẽ không xuất gia nữa. Chị ấy muốn mọi người cùng nhau học Pháp Luân Công. Chị ấy còn nói rằng Pháp Luân Công còn có thể chữa bệnh khỏe người”. – Quách Cẩm Nga nói với mọi người.

Hóa ra, nhà họ Quách còn có một đại ca khác, Quách Minh An, cũng là một người cầu đạo. Khi còn trẻ, Quách Minh An bị tai nạn ô tô dẫn đến chấn thương cột sống; sau đó, ông bị viêm cột sống dính khớp và phát triển u xơ ở đốt sống thứ 4 và thứ 5. Vì bệnh tật và đau đớn, Quách Minh An gầy đến mức chỉ còn da bọc xương. Ông đã học khí công nhiều năm và đi khám Trung y, Tây y khắp nơi, thử các loại liệu pháp dân gian, nhưng đều không hiệu quả. Liệu Tuyết Hà đã nhiều lần gọi điện để mời ông học công.

“Mọi người đã đi tìm cô ấy học công chưa?” Lâm Hoàng Hoàn nóng lòng muốn biết kết quả.

“Hay lại là chiêu lừa tiền? Nếu đòi tiền thì không cần học”, Thẩm Lệ Hà nói.

“Liệu Tuyết Hà đặc biệt nhấn mạnh rằng: Pháp Luân Công là hoàn toàn miễn phí”, Quách Cẩm Nga trả lời.

“Vậy thì chúng ta đi thử đi, có lẽ lần này cô ấy thực sự tìm được”, Lâm Hoàng Hoàn nói.

Thế là, hôm sau, Thẩm Lệ Hà đã lái xe cùng mọi người đến Phong Nguyên để tìm hiểu.

Cuối cùng họ đã thực sự tìm thấy chân Đạo!

Vừa bước vào cửa, đã thấy Liệu Tuyết Hà khí sắc hồng nhuận, hoàn toàn khác với vẻ tiều tụy trước đây. Cô cao hứng kể về những biến hóa thân tâm của mình trong sáu tháng qua, đồng thời khuyên mọi người, bất luận việc gì, nhất định cần luyện Pháp Luân Công. Tiếp theo, cô ấy biểu diễn 5 bài công pháp cho mọi người xem, nhưng do thời gian gấp rút, nên những người có mặt còn rất mơ hồ về các bài công pháp. Liệu Tuyết Hà lấy ra một bản Chuyển Pháp Luân khác từ tủ sách, nói: “Tôi chỉ có một bản Chuyển Pháp Luân, một cuốn băng nhạc luyện công. Lâm Hoàng Hoàn sống ở Hoa Liên rất xa, vì vậy hãy đưa nó cho cô ấy trước”.

“Mọi người nhất định phải tiếp tục luyện công!” Tiễn Lâm Hoàng Hoàn cùng cả nhóm rời đi, Liệu Tuyết Hà liên tục thúc giục.

Nhưng chỉ có Lâm Hoàng Hoàn tiếp tục luyện. “Tôi cầm cuốn Chuyển Pháp Luân trở về, tôi đọc sách, tôi biết đây là thứ tôi đang tìm kiếm, sách giải thích rõ ràng về tu luyện”. Lâm Hoàng Hoàn luyện công ở nhà. Sáu tháng sau, cô đến gặp Trương Chấn Vũ để thành lập điểm luyện công, và tổ chức hoàn chỉnh một “Lớp học chín ngày”.

“Lệ Hà, em không tiếp tục luyện công sao?” Trên điện thoại, Lâm Hoàng Hoàn không quên khuyên nhủ cô.

“Em đã quên tất cả các động tác, sách cũng chưa được xem, và cũng chưa thực sự nhận thức được Pháp Luân Công là gì”, Thẩm Lệ Hà thành thật trả lời người bạn cũ của mình. Cô nói rằng Liệu Tuyết Hà thỉnh thoảng cũng gọi điện để thúc giục cô luyện công, đọc sách. Tuy nhiên, cô ấy chỉ có một mình ở Vân Lâm, và không biết làm thế nào để bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Lâm Hoàng Hoàn thầm nghĩ, những người khác đều chưa học xong ‘Lớp 9 ngày’, không biết động tác, không biết pháp lý, cho nên họ không biết trân quý. “Trong tâm tôi rất lo lắng, chỉ lo họ bỏ lỡ cơ duyên này.”

Lâm Hoàng Hoàn cố gắng thuyết phục mọi người đến Hoa Liên. Trong kỳ nghỉ bốn ngày vào mùa hè năm 1998, Lâm Hoàng Hoàn và vợ chồng Trương Chấn Vũ đã cùng Thẩm Lệ Hà và ba người khác xem các video bài giảng của Sư phụ Lý, rồi cùng nhau đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và luyện công.

Vào mùa hè năm 1998, Lâm Hoàng Hoàn (hàng trước) đã cố gắng thuyết phục nhóm chị em đến Hoa Liên và học Pháp tại nhà Trương Chấn Vũ. (Ảnh do NXB Bác Đại cung cấp)

“Xem xong Chín bài giảng của Lý Sư phụ, tôi cảm thấy rằng những gì trong sách ‘Chuyển Pháp Luân’ nói chính là những gì chúng tôi cần”, Thẩm Lệ Hà nói. Sách “Chuyển Pháp Luân” đã giải thích rõ ràng những thiên cơ mà trước đây chúng tôi chưa được biết đến, chẳng hạn như Huyền Quan, Quán Đỉnh, Chu Thiên, v.v., và cũng giải thích thấu triệt mối quan hệ giữa tu tâm và tu luyện, và còn tế nhị hướng dẫn mọi người tu tâm tính.

Trước khi rời đi, Trương Chấn Vũ đã động viên mọi người: “Chú của tôi hơn bảy mươi tuổi, trải qua ba lần phẫu thuật não. Sau khi luyện Pháp Luân Công, ông đã có thể đi khắp các đại dương, và đặc biệt giới thiệu Pháp Luân Công cho chúng tôi ở Hoa Liên. Sau khi các bạn trở về, hãy đi ra ngoài mà luyện công, cho mọi người biết công pháp này tốt thế nào, cũng nên giới thiệu công pháp cho nhiều người”. Nghe Trương Chấn Vũ nói xong, Thẩm Lệ Hà trong tâm vô cùng cảm kích, “Vân Lâm chưa có điểm luyện công, tôi chẳng phải nên đi thành lập một điểm luyện công sao?” Trương Chấn Vũ hài lòng gật đầu, rồi lấy ra những thứ đã chuẩn bị từ trước, “Rất tốt rồi, đây là biểu ngữ và băng ghi âm, cô mang theo về nhé!”

Kiến lập các điểm luyện công ở Vân Lâm và Chương Hóa 

Sáng hôm sau khi trở về Vân Lâm, Thẩm Lệ Hà lái xe đi khắp nơi để tìm một địa điểm thích hợp; sau đó, cô thấy trường Cao đẳng Kỹ thuật Vân Lâm (tiền thân của Đại học Khoa học và Công nghệ Vân Lâm) ở Hồ Vĩ, khuôn viên yên tĩnh và sạch sẽ, nên cô đã kiến lập điểm luyện công đầu tiên của Vân Lâm tại đây.

Quách Cẩm Trị cũng tham gia chuyến đi Hoa Liên. Sau khi trở về Lộc Cảng, cô ấy nóng lòng muốn kể với anh trai Quách Minh An về thể hội của cô về cuộc hành trình này.

Nghe xong, Quách Minh An tự nghĩ: “Mình chẳng phải đã bỏ lỡ một công pháp tốt ư?”

Trước đó, do cột sống bị cong nên khi bắt đầu luyện công, Quách Minh An khó có thể ngồi xổm, trở dậy và đứng thẳng, vì vậy Quách Minh An, người đã học công từ Liệu Tuyết Hà, rồi sau đó dần dần từ bỏ việc luyện công.

Quách Minh An cũng chợt nhớ rằng một người hàng xóm đã từng tập luyện kiếm thuật Nhật Bản nhiều năm đã nói với ông rằng: “Tôi luyện kiếm thuật nhiều năm như vậy, thân thể đều không có cảm giác gì, chỉ có luyện Pháp Luân Công mới có cảm giác, có một luồng nhiệt từ sống lưng bốc lên”. Quách Minh An sau đó cũng hạ quyết tâm chuyên tu Pháp Luân Công, anh cùng với em gái thiết lập một điểm luyện công ở trường tiểu học Lộc Cảng – Lộc Đông, đây cũng là điểm luyện công đầu tiên ở Chương Hóa.

Khi đang tĩnh tâm luyện công, một ngày, Quách Minh An rõ ràng cảm thấy một luồng nhiệt bốc lên từ sống lưng, và nó tiếp tục như vậy cả ngày; không lâu sau, khối u xơ trong cột sống của anh chuyển từ cứng sang mềm, từ đen sang đỏ, và cuối cùng biến mất một cách thần kỳ. Thân thể anh trước đó vốn bị dồn về phía trước, nay đã dần dần thẳng ra.

Nhìn thấy những biến hóa cự đại trên thân thể của Quách Minh An, vợ, con, chú và em họ của ông cũng lần lượt bước vào luyện công.

Một người bạn khác trong nhóm, sau khi trở về Đài Bắc, đã tham gia điểm luyện công của Hồng Cát Hoằng. Thông qua nhóm bạn tầm đạo trong quá khứ này, “hơn 20 người đã đến tu Đại Pháp”.

(Còn tiếp…)

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); và: www.falundafa.org (tiếng Anh)

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo Epoch Times
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch